Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Khi trẻ mọc răng nanh nên chăm sóc như thế nào?

Cập nhật: 13/12/2019 13:50 | Người đăng: Lường Toán

Răng nanh cũng như những răng khác là một phần không thể thiếu đối với trẻ. Tùy vào cơ địa khác nhau mà trình tự mọc răng nanh của trẻ cũng có sự khác nhau. Khi nào trẻ mọc răng nanh và nên chăm sóc như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về  những vấn đề này nhé!


Tùy vào cơ địa khác nhau mà trình tự mọc răng nanh của trẻ cũng có sự khác nhau

Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng nanh?

Theo đúng trình tự thì sau khi trẻ mọc hết răng cửa sẽ bắt đầu mọc răng nanh. Trong khoảng từ 16 đến 22 tháng tuổi trẻ sẽ bắt đầu mọc răng nanh cùng với răng hàm trên sau đó mới bắt đầu mọc răng hàm dưới. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ mọc răng nanh và răng hàm trên hàm dưới cùng lúc.

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp mọc răng nanh trước răng cửa. Một số trường hợp bắt đầu mọc răng nanh từ tháng thứ 2,3 hoặc 4.  Theo chia sẻ của các chuyên gia thì hiện tượng này là do cơ địa của từng trẻ chứ không hẳn là một dấu hiệu bất thường.

Thời điểm mọc răng cũng sẽ không gây ra quá nhiều ảnh hưởng đối với sự phát triển của trẻ mà chỉ gây ra ảnh hưởng khi trẻ bú sữa mẹ mà thôi. Do đó, các mẹ cũng không cần phải lo lắng quá nhiều.

Những biểu hiện thường gặp khi trẻ bắt đầu mọc răng nanh

Dù trẻ có mọc răng nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng rất dễ dàng nhận biết được điều này khi chú ý tới sự thay đổi của trẻ. Những biểu hiện cụ thể khi trẻ mọc răng là:

Có nhiều nốt mẩn đỏ xung quanh miệng và chảy nhiều dãi

Cũng giống như khi trẻ mọc răng cửa, khi bắt đầu mọc răng nanh trẻ thường chảy rất nhiều dãi. Do đó, những vùng da xung quanh miệng và cằm của trẻ có thể xuất hiện những vết mẩn đỏ.

Lợi bị sưng tấy

Thông thường, chân răng sẽ nhú lên trước khi trẻ bắt đầu mọc răng nanh. Khi đó chúng ta sẽ thấy lợi trắng, tấy đỏ, bé sẽ cảm thấy đau, chúng ta sẽ cảm thấy cứng mỗi khi sờ vào và trẻ cũng cảm thấy rất khó chịu.

Quấy khóc nhiều

Khi trẻ mọc răng nanh sẽ khiến cho lợi bị sưng đau nên trẻ thường xuyên quấy khóc và cảm thấy khó chịu cả vào ban ngày và ban đêm, thậm chí là trẻ rất khó có thể đi vào giấc ngủ.

Sốt

Không phải tất cả các trẻ đều bị sốt khi mọc răng. Tuy nhiên, có thể trẻ sẽ bị sốt nhẹ khi mọc răng và thậm chí có những trường hợp còn bị sốt cao.

Đi tướt

Cũng giống như triệu chứng bị sốt, đi tướt có thể xảy ra ở một số trẻ khi mọc răng nanh sữa nhưng cũng có thể sẽ không xảy ra. Đối với những trường hợp bị đi tướt khi mọc răng sẽ thường đi ngoài phân lỏng khoảng 3 đến 5 lần mỗi ngày.


Khi trẻ mọc răng nanh, nếu như không được chăm sóc đúng cách sẽ có thể khiến cho tình trạng của trẻ nghiêm trọng hơ

Nên chăm sóc như thế nào khi trẻ mọc răng nanh?

Khi trẻ mọc răng nanh, nếu như không được chăm sóc đúng cách sẽ có thể khiến cho tình trạng của trẻ nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, đối với những trẻ mọc răng nanh cần phải lưu ý đến những vấn đề sau đây khi chăm sóc cho trẻ:

  • Đối với những trẻ bị viêm lợi và biếng ăn các mẹ nên sử dụng khăn lạnh chườm lên để giảm bớt tình trạng sưng đau. Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng vòng gặm nướu để giúp cho trẻ giảm bớt sự khó chịu.
  • Khi thấy trẻ chảy nhiều dãi cần phải sử dụng khăn để sạch cho trẻ. Hạn chế để trẻ tiếp xúc cùng với đồ chơi trong thời điểm đó vì dớt dãi của trẻ sẽ dính vào đồ chơi và tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các loại vi khuẩn có thể phát triển và gây ra ảnh hưởng đối với sức khỏe của trẻ.
  • Nêm cho trẻ ăn những món ăn nuốt, dễ tiêu nhưng vẫn cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ như cháo hoặc rau củ nghiền. Các mẹ cũng có thể luộc một số loại rau củ và để nguội cho trẻ gặm, vừa có thể giảm được tình trạng khó chịu vừa có thể giảm được triệu chứng sưng đau.
  • Nếu như thấy trẻ bị sốt sẽ cần phải thay quần áo và cho trẻ mặc đồ thoải mái và để trẻ ở nơi thoáng mát. Trong trường hợp trẻ bị sốt cao khi mọc răng có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ cũng nên thường xuyên chú ý đo thân nhiệt cho trẻ để tránh biến chứng có thể xảy ra.
  • Đối với những trường hợp trẻ bị đi tướt thì cần phải chú ý cho trẻ uống nhiều nước để có thể bù lại được lượng nước đã bị mất đi. Mẹ cũng có thể bổ sung thêm nước hoa quả để cung cấp vitamin, khoáng chất.

Vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ

Trong khoang miệng cùng với bề mặt lưỡi của trẻ có rất nhiều vi sinh vật gây ra mùi hôi nếu như chúng ta không vệ sinh sạch sẽ. Khi trẻ bị tưa lưỡi sẽ không cảm nhận được hương vị một cách tốt nhất nên sẽ xảy ra hiện tượng bị chán ăn.

Chính vì thế, chúng ta cần phải vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ để trẻ cảm nhận hương vị một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, việc massage lợi cũng có tác dụng rất tốt đối với quá trình mọc răng của trẻ.

Không chỉ nên cho trẻ uống nhiều nước sau mỗi bữa ăn thì các mẹ cũng cần phải thường xuyên rơ lưỡi và vệ sinh khoang miệng cho trẻ.

Rơ lưỡi và vệ sinh khoang miệng cho trẻ cũng giống như việc chúng ta đánh răng mỗi ngày để những vi khuẩn không bám lại ở trong khoang miệng. Vệ sinh khoang miệng sẽ có thể làm sạch những mảng bám ở trên nướu, lưỡi và trong khoang miệng.

Khi vệ sinh khoang miệng trẻ sẽ cảm thấy khó chịu nên sẽ khóc và quấy phá khiến cho mẹ khó thực hiện được điều này. Do đó, để giúp cho trẻ hợp tác cùng với mình thì các mẹ nên trò chuyện, cười đùa cùng với trẻ để giúp trẻ quên đi việc mẹ đang thực hiện vệ sinh khoang miệng.

Sau khi trẻ ăn xong, trong miệng sẽ xuất hiện những chấm đỏ có mày trắng, rất dễ bong ra, trôi theo nước hoặc khi trẻ nuốt nước bọt và không gây ra tình trạng đau đớn hay khó chịu cho trẻ.

Chăm sóc: Cần phải rửa sạch tay khi chăm sóc răng miệng cho trẻ. Hãy đặt trẻ nằm trên giường hoặc bế trẻ lên. Quấn gạc quanh ngón tay trỏ hoặc đeo gạc tưa lưỡi hình ống. Sử dụng dung dịch NaCl 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội nhúng ẩm băng gạc. Chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ tự mở miệng. Nhẹ nhàng lau vòm miệng và massage nướu cho trẻ. Cuối cùng hãy đặt ngón tay vào phần gốc lưỡi sau đó kéo ra phía ngoài để có thể loại bỏ cặn sữa. Vệ sinh miệng thực hiện đều đặn ngày 2 lần.

Lưu ý: Các mẹ không nên đưa ngón tay vào quá sâu trong miệng trẻ vì sẽ có thể khiến cho trẻ bị bị nôn trớ, không vệ sinh miệng khi trẻ vừa ăn xong.

Trên đây là một số kinh nghiệm chăm sóc cho trẻ khi trẻ mọc răng nanh mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hãy tham khảo những thông tin trong bài viết trên đây của chúng tôi để chăm sóc tốt nhất cho trẻ khi trẻ mọc răng nanh.

Nguồn: Trường cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990