Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hồng ban nút là bệnh gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Cập nhật: 15/04/2020 11:37 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh hồng ban nút được hiểu là tình trạng tế bào mỡ dưới da bị viêm gây ra những nốt sẩn hay các u cục nhỏ màu đỏ. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, do vậy các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Hồng ban nút là bệnh gì?

Hồng ban nút được gọi với tên khoa học là Erythema Nodosum. Bệnh chủ yếu do tình trạng viêm, sưng đỏ xuất hiện tại hai cẳng chân. Đa số bệnh hồng ban nút xuất hiện ở nữ giới hiện nay, gây đau nhức và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt. 

Bệnh hồng ban nút biểu hiện dễ nhận biết

>>Xem thêm: Ngoại tâm thu là gì? Ngoại tâm thu thất có chữa khỏi không?

Bệnh hồng ban nút là bệnh gì? Đây là tình trạng viêm da ẩn sâu trong một phần lớp mỡ của da. Triệu chứng là xuất hiện khối u màu đỏ, cảm giác đau xuất hiện nhiều nhất ở chân và đầu gối. Hiện các khối u mềm hay các nốt sần, ban đỏ đều có nhiều kích thước khác nhau. Thỉnh thoảng những khối u này có thể bị viêm sau vài tuần rồi tự biến mất để lại một vết thâm tím.

Một số nghiên cứu cho thấy, hồng ban nút xuất hiện phổ biến trong độ tuổi 20 – 45. Bên cạnh đó, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới 5 lần.

Bệnh hồng ban nút có lây không? Mặc dù hông ban nút là bệnh da liễu nhưng không có khả năng lây nhiễm. Bệnh chủ yếu liên quan đến vấn đề nhiễm trùng, do thuốc hay một số bệnh lý khác. Dù vậy thì những nguyên nhân gây sẽ có khả năng lây nhiễm.

  1. Hồng ban nút có nguy hiểm không?

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Phạm Ngọc Thạch chia sẻ, thường những trường hợp bệnh hồng ban nút đều không nguy hiểm và chúng có thể tự cải thiện sau 3 – 6 tuần. Sau khi bị biến mất, bệnh chỉ để lại một vết thâm tím tạm thời hoặc bị một vết lõm mãn tính tại vùng da bị tổn thương.

Nhưng một số trường hợp bị hồng ban nút có khi kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Tình trạng hồng ban nút này có thể được coi là mãn tính và liên quan đến một số vấn đề nghiêm trọng khác. Người bệnh có thể mắc phải bệnh tật, tình trạng viêm da hay những bệnh lý dị ứng hoặc nhiễm trùng.

Do đó để đảm bảo an toàn thì nếu tình trạng hồng ban nút kéo dài trên 6 tuần thì người bệnh hãy đến bệnh viện để kiểm tra. Không chỉ vậy, bạn cũng nên đến bệnh viện thăm khám ngay nếu những triệu chứng bệnh kèm theo một số dấu hiệu khác

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh hồng ban nút là gì?

Như đã nói ở trên triệu chứng của bệnh hồng ban nút chủ yếu xuất hiện ở chân và khi gần khỏi có thể chuyển thành màu tím.

Theo đó người bị mắc bệnh hồng ban nút sẽ xảy ra những nốt màu đỏ, thường đau ở phần dưới của chân. Ngoài ra những nốt này cũng có thể xuất hiện tại vị trí đùi, cánh tay hay thân và mặt. Chúng thường có đường kính khoảng từ 1,5-10cm. Số lượng các nốt tùy vào từng người có thể từ 2-50 nốt.

Người bệnh khi bị hồng ban nút thường sẽ cảm thấy đau và nóng rát. Thời gian đấu thì các nốt sần đỏ này sẽ dần chuyển sang màu tím, phẳng dần đến khi gần lành bệnh. Tình trạng hồng ban nút này có thể kéo dài từ 2 tuần đến 6 tuần.

Một số dấu hiệu hồng ban nút đang chú ý như sau:

  • Sốt
  • Đau dạ dày
  • Đau họng
  • Mệt mỏi
  • Hạch bạch huyết ở ngực sưng to
  • Đau khớp
  • Mắt cá chân sưng phồng
  • Ho
  • Giảm cân
  • Đau chân
  • Tiêu chảy

Cách chữa bệnh hồng ban nút

Thường bệnh hồng ban nút sẽ tự khỏi trong vòng từ 3 – 6 tuần. Một số biện pháp điều trị được bác sĩ chỉ định thực hiện tại nhà nhằm giảm bớt những triệu chứng khó chịu. Với những trường hợp bệnh mãn tính thì sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh.

1. Thuốc điều trị hồng ban nút

Trường hợp sử dụng thuốc lâu dài gây ra bệnh hồng ban nút thì tốt nhất người bệnh nên ngừng thuốc. Bên cạnh đó hãy trao đổi với các bác sĩ để đổi lấy loại thuốc điều trị phù hợp hơn.

Còn với trường hợp bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nhằm điều trị dứt điểm. Dưới đây là một số loại thuốc thường dùng để kiểm soát các cơn đau và dấu hiệu hồng ban nút bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid như Ibuprofen , Aspirin hay Naproxen. Tốt nhất không dùng những loại thuốc này nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh Crohn, bởi những thuốc này có thể khiến cho những triệu chứng của bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Những loại thuốc kháng sinh chứa Sulfa hoặc Penicillin.
  • Một số thuốc có chứa hoạt chất Bromide, đây là một nguyên tử hóa học thường được dùng để chế tạo ra thuốc an thần, thuốc điều trị đau đầu và thuốc chống lại các cơn đau, động kinh.
  • Thuốc có chứa hoạt chất Kali Lodua nhằm tăng cường hoạt động của tuyến giáp và hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Liều lượng và thời gian sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của các chuyên gia bác sĩ.
  • Thuốc corticosteroid sử dụng toàn thân hoặc dưới dạng thuốc tiêm.

2. Điều trị hồng ban nút khi mang thai

Bệnh hồng ban nút nguyên nhân do dùng thuốc

Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ xuất hiện triệu chứng hồng ban nút. Nguyên nhân phổ biến có thể do nồng độ Estrogen tăng cao đột biến trong thời kỳ mang thai.

Ở giai đoạn này tình trạng hồng ban nút sẽ được điều trị tương tự như những trường hợp bệnh khác. Tuy nhiên không phải loại thuốc nào cũng an toàn trong thai kỳ. Do đó, chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ kiểm soát được các cơn đau đồng thời sẽ làm giảm các triệu chứng khác của mình.

Đa số những dấu hiệu hồng ban nút sẽ biến mất sau khi sinh con. Tuy nhiên, một số trường hợp khác thì bệnh có thể tái phát trong thai kỳ tiếp theo. Tốt nhất hãy trao đổi với các bác sĩ phụ khoa nếu như những triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng.

3. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý thì bệnh hồng ban nút sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần. Bởi vậy để điều trị bệnh hiệu quả thì ngoài việc sử dụng thuốc người bệnh nên kết hợp chế độ sinh hoạt hợp lý. Dưới đây là một số lưu ý:

  • Nên nghỉ ngơi nhiều, nhất là khi các cơn đau ngày càng trở nên nghiêm trọng hoặc khi người bệnh bị sưng.
  • Để hạn chế các cơn đau thì bạn có thể áp dụng chườm đá. Trước khi chườm đá, bạn hãy bọc đá trong một miếng vải mỏng để tránh làm da bị bỏng lạnh.
  • Nâng cao vị trí xuất hiện nốt ban bằng cách kê gối dưới tay hoặc chân. Có thể mang vớ hay che chắn chân cẩn thận đến khi các vết sưng đang lành lại.
  • Không nên mặc quần áo quá chật hay bó sát. Điều này gây nên kích ứng da làm nghiêm trọng bệnh hơn

Với những thông tin chia sẻ về bệnh hồng ban nút vừa được chúng tôi chia sẻ trên đây hi vọng phần nào giúp bạn giải đáp những băn khoăn. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990