Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hồi sinh bác sĩ đã ngưng tim 90 phút

Cập nhật: 22/10/2020 15:27 | Người đăng: Lường Toán

Bác sĩ nam 62 tuổi, đang làm việc ở bệnh viện thì bị nhồi máu cơ tim cấp, ngưng tim, ngưng thở trong 90 phút.

Sau 45 phút được hồi sức tim phổi tại chỗ, tim của ông đập trở lại, hôm 17/10. Trên đường vận chuyển tới Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, ông ngưng tim nhiều lần nữa, đội cấp cứu đi cùng phải ép tim ngoài lồng ngực liên tục, tiêm 40 ống Adreanalin (thuốc cấp cứu trong ngừng tim) để duy trì nhịp tim yếu ớt cho bệnh nhân.

Trong khi xe cấp cứu trên đường, các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã báo động đỏ nội viện, chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị cấp cứu, thuốc, nhân lực. Vào đến viện, bệnh nhân đã hôn mê sâu, đồng tử hai bên giãn 4 mm, phản xạ ánh sáng chậm, huyết áp và mạch không đo được, toàn thân tím tái. Ê kíp cấp cứu không bỏ cuộc, duy trì áp dụng tất cả phương pháp hồi sinh tim phổi, thay nhau ép tim ngoài lồng ngực, bóp bóng, thở máy, sốc điện phá rung, dùng thuốc vận mạch, điều chỉnh toan kiềm liên tục trong suốt 35 phút. May mắn, bệnh nhân có nhịp tim trở lại, được hỗ trợ hô hấp thở máy, sử dụng thuốc vận mạch liều cao.

Hồi sinh bác sĩ ngưng tim 90 phút

Bác sĩ chuyên khoa II Dương Thiện Phước, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, đánh giá bệnh nhân chỉ tạm thời thoát hiểm, tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao. Bệnh nhân mắc nền tăng huyết áp và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có thể là nguyên nhân cơn nhồi máu cơ tim cấp gây biến chứng. Các bác sĩ chỉ định can thiệp mạch vành khẩn, đặt stent tái thông mạch máu tắc để xử lý dứt điểm vấn đề.

Sau can thiệp, trái tim co bóp tưới máu lại. Tuy nhiên thời gian ngưng tim lâu, bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng, suy đa tạng nặng, phải lọc máu liên tục kết hợp thở máy, theo dõi dài ngày. Diễn tiến bệnh xấu, huyết áp thấp, phải dùng thuốc vận mạch liều cao, bệnh nhân suy gan nặng, hôn mê gan, rối loạn đông máu, viêm phổi kháng nhiều loại thuốc.

May mắn, qua hai tuần điều trị tích cực, bệnh nhân tỉnh lại, dấu hiệu sinh tồn dần ổn định, tiếp xúc được và thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ. Sáng 22/10, bệnh nhân đã ngưng lọc máu liên tục, tiên lượng khả quan hơn. Đặc biệt, ông không mắc di chứng thần kinh dù đã ngừng tim 90 phút.

"Đây là bệnh nhân có thời gian ngừng tuần hoàn lâu nhất được cứu sống tại bệnh viện chúng tôi. Thực sự là một kỳ tích trong thực hành lâm sàng", bác sĩ Phước cho biết.

Bác sĩ giải thích, ngừng tuần hoàn (ngưng tim ngưng thở) là một biến cố trầm trọng, tỷ lệ tử vong cao. Tại Mỹ, 90% trường hợp ngừng tuần hoàn xảy ra ngoài bệnh viện đã tử vong. Trong số bệnh nhân tim đập trở lại chỉ 45% sống sót. Trong số bệnh nhân sống sót chỉ 30% ra viện. Nguyên nhân quan trọng nhất là tác động của hội chứng sau ngừng tuần hoàn, trong đó tổn thương não là nguyên nhân phổ biến gây tử vong.

Thông thường, thời gian từ khi cấp cứu ngưng thở đến khi tim đập trở lại là 3,8 đến 5,1 phút cấp cứu cơ bản và 8,4 đến 9 phút cấp cứu chuyên sâu. Trong khi đó, bệnh nhân này ngưng tim ngưng thở đến 90 phút.

"Tập thể y bác sĩ đã phải vắt kiệt sức lực mới cứu được người đồng nghiệp tưởng đã cầm chắc cái chết", bác sĩ Phước nói.

Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, khẳng định, thành công cứu sống bệnh nhân này chứng minh rằng "thao tác tốt kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn sẽ đảm bảo duy trì sự sống của các tạng". Do đó, bệnh viện sẽ nâng thời gian cấp cứu ngừng tuần hoàn lên dài hơn và tích cực hơn để tận dụng mọi cơ hội nhỏ nhất cứu sống bệnh nhân.

Cao đẳng Dược Hồ Chí Minh tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990