Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hội chứng zollinger-ellison: Khái niệm, nguyên nhân và cách điều trị

Cập nhật: 04/10/2021 16:00 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Hội chứng Zollinger-Ellison (ZE) là bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa ở người. Đây là bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Thông tin chi tiết sẽ được cung cấp ở bài viết dưới đây nhé.

1. Hội chứng Zollinger-Ellison là gì?

Hội chứng Zollinger-Ellison (ZE) hình thành nguyên nhân bởi sự xuất hiện của một hay nhiều khối u ở tụy hoặc tá tràng. Ngoài ra, những khối u này có thể xuất hiện ở một vài vị trí khác như buồng trứng, túi mật, nang lympho hay ở gan,…Cơ thể người bệnh có thể xuất hiện một hoặc nhiều hơn một khối u. Các khối u đó sẽ sản sinh ra hormone gastrin, chúng sẽ kích thích sản xuất dư thừa acid dạ dày dẫn đến viêm loét tá tràng hoặc dạ dày. 

Hội chứng zollinger-ellison là bệnh lý dạ dày
Hội chứng zollinger-ellison là bệnh lý liên quan đường tiêu hóa

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì sẽ có khoảng một nửa khối u gây biến chứng ung thư, tuy nhiên chúng cũng có thể lành tính và không gây bất kỳ ảnh hưởng nào.

Mặc dù là bệnh lý hiếm gặp nhưng hội chứng Zollinger-Ellison có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống. Có thể bắt gặp bệnh ở bất cứ độ tuổi nào nhưng thường thấy ở người cao tuổi, từ 50 trở lên.

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng Zollinger-Ellison

Cho đến nay thì nguyên nhân gây ra hội chứng Zollinger - Ellison vẫn chưa được xác định rõ. Bởi đa số những trường hợp mắc bệnh đều không có nguyên nhân rõ ràng. Dù vậy, có khoảng 25% trường hợp mắc bệnh này xác định nguyên nhân đều liên quan đến khối u dị truyền gọi là u tuyến nội tiết loại 1.

3. Triệu chứng hội chứng Zollinger-Ellison

Những biểu hiện của hội chứng Zollinger-Ellison thường có khá nhiều và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác nhau:

  • Đau bụng, nhất là ở vùng thượng vị
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Tiêu chảy
  • Chán ăn
  • Ợ nóng
  • Chảy máu tiêu hóa
  • Giảm cân ngoài ý muốn

Người bệnh nên đi khám khi có những dấu hiệu bất thường trong cơ thể kéo dài.

4. Biến chứng của hội chứng Zollinger-Ellison

Như đã chia sẻ ở trên về hội chứng Zollinger-Ellison là gì? Nguyên nhân hình thành chứng bệnh do các khối u, chúng có thể là những khối u lành hoặc ác tính. Trong trường hợp là khối u ác tính mà không có biện pháp kiểm soát kịp thời thì chúng có thể lan rộng đến gan và hạch bạch huyết gần tuyến tụy và ruột non. Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng nguy hiểm hơn như

  • Loét nghiêm trọng làm thủng lỗ trong ruột
  • Tiêu chảy mãn tính
  • Mất máu
  • Giảm cân không kiểm soát

Chẩn đoán hội chứng Zollinger-Ellison chính xác

Với những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Zollinger-Ellison trên đây kết hợp với ckết quả xét nghiệm cận lâm sàng thì các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp.

  • Xét nghiệm máu: nhằm xác định được nồng độ gastrin có tăng hay không. Trường hợp mà nồng độ gastrin tăng cao sẽ cho thấy khối u xuất hiện trong tuyến tụy hoặc tá tràng. Ở một số trường hợp nếu như nồng độ gastrin tăng mà không biểu thị sự hình thành của khối u thì nguyên nhân có thể do yếu tố khác gây nên. Cụ thể là, hormone này tăng là do người bệnh đang dùng thuốc ức chế bơm proton, thuốc giảm acid hoặc có thể do dạ dày không tạo acid. Để chẩn đoán bệnh chính xác bằng xét nghiệm máu, thì các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm, ngoài ra cần phải ngưng sử dụng những loại thuốc làm giảm acid
  • Siêu âm qua nội soi: Thủ thuật này nhằm giúp bác sĩ kiểm tra tá tràng, tuyến tụy và dạ dày của bệnh nhân bằng một ống soi gắn đầu dò siêu âm. Đầu dò này có nhiệm vụ kiểm tra chặt chẽ và giúp phát hiện được khối u. Bên cạnh đó thì chúng cũng có tác dụng loại bỏ mẫu mô. Người bệnh cần lưu ý không nên ăn gì sau nửa đêm trước khi bắt đầu siêu âm.
  • Nội soi qua đường tiêu hóa: Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng dụng cụ và kỹ thuật chuyên môn để soi dạ dày, tá tràng của người bệnh để tìm vết loét. Thông qua biện pháp chẩn đoán này, các bác sĩ sẽ lấy một mẫu sinh thiết từ tá tràng nhằm kiểm tra sự hiện diện của khối u sản xuất gastrin. Cũng như phương pháp chẩn đoán trên, trước khi nội soi thì người bệnh không nên ăn bất kỳ thức ăn gì sau nửa đêm.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Các bác sĩ sẽ thực hiện chụp cộng hưởng MRI hay chụp CT để xác định vị trí của khối u.

5. Hai phương pháp điều trị hội chứng Zollinger-Ellison 

Các chuyên gia khuyến cáo, người mắc hội chứng Zollinger-Ellison nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Bởi vậy, nếu phát hiện ra những nguyên nhân thì tốt nhất nên tiến hành thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Biện pháp điều trị ban đầu thường hướng về việc loại bỏ acid dư thừa. Sau đó dựa vào kích thước và tính di căn của khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị hội chứng Zollinger-Ellison phù hợp.

5.1. Điều trị acid dư thừa

Để kiểm soát lượng acid dư thừa trong dạ dày và tá tràng, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc ức chế bơm proton. Các loại thuốc làm giảm acid dạ dày thường được kê đơn bao gồm Lansoprazole (Prevacid), Omeprazole (Prilosec và Zegerid), Rabeprazole (Aciphex), Esomeprazole (Nexium) và Pantoprazole (Protonix).

Điều trị hội chứng zollinger-ellison bằng thuốc
Điều trị hội chứng zollinger-ellison bằng thuốc

Dù vậy trong thời gian dùng thuốc ức chế bơm proton, người bệnh hãy thận trọng. Bởi nếu dùng trong thời gian dài thì chúng có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và cột sống. Nhất là những bệnh nhân cao tuổi, từ 50 trở lên nên lưu ý, nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

5.2. Điều trị khối u

Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison do chỉ 1 khối u gây nên thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ. Từ đó, chúng sẽ giúp ngăn chặn tình trạng phát triển khối u lớn và gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu người bệnh xuất hiện nhiều khối u ở tụy hoặc tá tràng, nhất là khi khối u tăng dần kích thước và di căn đến gan, thì phẫu thuật không phải là giải pháp được chỉ định. Các các sĩ sẽ đề nghị sử dụng những biện pháp chữa trị khác:

  • Ghép gan
  • Hóa trị để làm chậm sự phát triển của khối u
  • Sử dụng nhiệt để tiêu diệt tế bào ung thư
  • Tiêm thuốc vào khối u để ngăn ngừa ung thư
  • Loại bỏ khối u bằng cách cắt nguồn cung cấp máu

Như vậy có thể thấy, hội chứng Zollinger-Ellison rất nguy hiểm, có thể gây biến chứng ung thư, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bởi vậy mà người bệnh cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời.

Những chia sẻ về hội chứng Zollinger-Ellison trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc và có phương pháp điều trị kịp thời. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990