Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hội chứng ống cổ tay là gì? Có nguy hiểm không?

Cập nhật: 21/12/2019 12:10 | Người đăng: Lường Toán

Hội chứng ống cổ tay là một tình trạng rất phổ biến hiện nay mà nhiều người mắc phải. Do đó, việc nhìn nhận hội chứng này và có phương pháp điều trị sớm có vai trò rất quan trọng để có thể cải thiện các triệu chứng cũng như phục hồi lại chức năng cho người bệnh.


Hội chứng ống cổ tay rất phổ biến và không nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi có sự bất thường trong giải phẫu ống cổ tay. Đây giống như một đường hầm nhỏ đảm nhiệm chức năng bảo vệ dây thần kinh giữa có bề rộng khoảng 2.5cm. Mặt nền cùng với 2 bên thành của đường hầm này chính là  các xương ở cổ tay. Phần mái của đường hầm được che phủ bởi một dải liên kết là dây chằng ngang.

Ở bên trong ống cổ tay chính là các dây thần kinh giữa cùng với những gân gấp ngón tay. Vì toàn bộ phần cấu trúc này đều rất cứng ngắc nên trong đường hầm ống cổ tay rất chật hẹp và có rất ít khả năng thay đổi được kích thước. Trong khi đó, dây thần kinh giữa lại là phần mềm nhất và nằm nông nên rất dễ gặp phải tổn thương khi bị chèn ép.

Dân thần kinh chính ở bàn tay là dây thần kinh giữa. Đây là một sợi ngoại biên bắt nguồn từ nhóm thần kinh ở cổ tay. Dây thần kinh giữa sẽ đi xuống phần cánh tay và cẳng tay sau đó chui qua đường hầm ống cổ tay để đi vào bàn tay.

Dây thần kinh giữa có chức năng chính là cảm nhận cảm giác ở các đầu ngón tay. Đồng thời, dây thần kinh giữa cũng chịu trách nhiệm vận động cho  những cơ ở xung quanh gốc ở ngón tay cái. Khi dây thần kinh giữa bị chèn ép sẽ khiến cho các chức năng bị hạn chế và xuất hiện những triệu chứng của hội chứng ống cổ tay.

Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không?

Hội chứng ống cổ tay rất phổ biến và không nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Nếu như có những phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả thì hội chứng ống cổ tay sẽ không quá nguy hiểm.

Hiện nay, có nhiều phương pháp có thể điều trị dứt điểm hội chứng ống cổ tay ngay từ khi phát hiện bệnh. Tuy nhiên, điều đầu tiên mà người bệnh cần phải làm chính là tìm được một phòng khám chuyên khoa để chẩn đón chính xác tình trạng bệnh, sau đó các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp đối với trường hợp của người bệnh.

Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay là nhẹ lúc đầu. Bạn có thể nhận thấy tê hoặc ngứa ran ở ngón tay cái, ngón trỏ hoặc ngón giữa. Cảm giác này thậm chí có thể đi lên vào cánh tay và vai của bạn. Có thể bạn sẽ cảm nhận được đôi tay của mình sẽ dần yếu đi và không thực hiện được những hành động đơn giản thường ngày. Khi thấy nhưng triệu chứng bắt đầu gây ra ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn hoặc làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, đó là lúc để gặp bác sĩ.

Nguyên nhân hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay hay còn được gọi là hội chứng đường hầm cổ tay khi dây thần kinh giữa bị chèn ép. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho dây thần kinh giữa bị chèn ép như:

  • Các cử động liên tiếp của cổ tay.
  • Suy nhược tuyến giáp gây sưng phù.
  • Tiểu đường, có thể gây thoái hóa dạng bột.
  • Trong thai kỳ, cơ thể phụ nữ giữ nhiều nước khiến họ lên cân.
  • Tê thấp làm sưng khớp.
  • Mấu xương ở khớp cổ tay hoặc dị dạng do gãy cổ tay.

Hầu hết tất cả những trường hợp mắc hội chứng ống cổ tay và rất khó xác định được nguyên nhân. Hội chứng này có thể kết hợp cùng với bất kỳ lý do nào gây ra sự chèn ép lên dây thần kinh giữa ở ống cổ tay. Dưới đây chính là những yếu tố nguy cơ có thể gây ra hội chứng ống cổ tay.

Chấn thương cùng với những bệnh lý về xương khớp

Trật khớp hay gãy cổ tay có thể sẽ làm xương nhỏ ở phần cổ tay bị biến dạng. Điều này sẽ khiến cho không gian ở trong ống cổ tay bị thay đổi và tạo nên áp lực cho dây thần kinh giữa. Đối với những trường hợp mắc bệnh về xương khớp, điển hình như viêm khớp dạng thấp cũng có thể sẽ khiến cho dây thần kinh giữa bị ảnh hưởng. Ngoài ra, những người có ống cổ tay nhỏ cũng rất dễ mắc hội chứng ống cổ tay.

Yếu tố môi trường, nghề nghiệp

Nhân viên văn phòng, biên tập viên, nhân viên đánh máy, nghệ sĩ chơi đàn, vận động viên bóng bàn… với tính chất công việc cần phải sử dụng đôi tay để cử động nhiều nên rất dễ mắc hội chứng ống cổ tay.

Độ tuổi, giới tính

Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở những người có độ tuổi trên 35 và phụ nữ thường mắc phải nhiều hơn so với nam giới gấp 3 lần vì họ có thiên hướng sử dụng đôi bàn tay nhiều hơn. Đặc biệt là đối với những phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có thai hoặc đang sử dụng thuốc tránh thai.


Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở những người có độ tuổi trên 35 và phụ nữ thường mắc phải nhiều hơn so với nam giới gấp 3 lần vì họ có thiên hướng sử dụng đôi bàn tay nhiều hơn

Hội chứng ống cổ tay có biểu hiện gì?

Nếu như đột nhiên bạn cảm thấy tay của mình bị tê, ngứa ran và tình trạng này càng ngày càng nặng hơn theo thời gian thì có thể bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay.

Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay bao gồm:

  • Đánh rơi đồ vật do cảm giác bàn tay tê liệt hoặc mất nhận thức về vị trí của tay trong không gian.
  • Tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút và có thể các bạn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn khi thực hiện những động tác mà bình thường mình vẫn thực hiện rất rõ ràng như: cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách…
  • Đau hoặc ngứa ran có thể đi lên cẳng tay về phía vai;
  • Tê bì tay, ngứa ran, nóng rát và đau đớn, thường xảy ra chủ yếu ở các ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn;
  • Cảm giác các ngón tay sưng phồng mơ hồ;

Đối với hầu hết tất cả các trường hợp mắc hội chứng ống cổ tay đều dần dần xuất hiện triệu chứng mà không có một chấn thương cụ thể nào trước đó. Đôi khi các triệu chứng thường xuất hiện vào ban đêm khi cổ tay bị cong trong lúc nằm ngủ gây ra áp lực đối với dây thần kinh giữa. 

Ban đầu, các triệu chứng chỉ xuất hiện một cách thoáng qua và người bệnh thường không nhận biết được những đến khi tình trạng đã xấu đi, triệu chứng xuất hiện thường xuyên và kéo dài mới khiến cho người bệnh cảm thấy sự bất thường. Lúc này, tình trạng chèn ép trên thần kinh giữa đã thực sự nặng nề.

Những yếu tố nguy cơ của hội chứng ống cổ tay

Đa số các trường hợp đều nhận biết bản thân có biểu hiện của hội chứng ống cổ tay khi thực hiện một số công việc thông thường ở trong cuộc sống hàng ngày. Cụ thể hơn chính là những công việc có liên quan tới việc lặp đi lặp lại cùng một chuyển động ở cổ tay trong một thời gian dài. Những công việc có nguy cơ mắc bệnh cao là:

  • Nhạc công.
  • Thư ký, đánh máy;
  • Thu ngân;
  • Thợ cắt tóc;
  • Thợ làm bánh;
  • Thợ thủ công;
  • Tài xế lái xe;
  • Công nhân dây chuyền lắp ráp;

Cách phòng tránh nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay

Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được hội chứng ống cổ tay bằng chế độ ăn uống kết hợp cùng với chế độ sinh hoạt phù hợp:

  • Giữ ấm cho bàn tay nếu làm việc trong môi trường lạnh, để tránh gây cứng khớp và đau tay.
  • Để cơ bắp có nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn. Thường xuyên xoa bóp để tăng tưới máu cho các nhóm cơ vùng vai, cổ và tay.
  • Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, nhất là với những người mà công việc bắt buộc phải ngồi nhiều, hoặc phải thực hiện những thao tác lặp đi lặp lại ở cổ tay.
  • Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều Vitamin, đặc biệt là loại vitamin B6, thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá, các loại hạt, đậu giúp bồi bổ thần kinh. Hạn chế ăn những loại đồ ăn quá mặn, quá ngọt, thực phẩm có tính axit…
  • Ngồi làm việc đúng tư thế và thỉnh thoảng nên thay đổi tư thế và đứng lên đi lại.

Với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết này, chắc hẳn các bạn đó có thêm hiểu biết về hội chứng ống cổ tay để có thể phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tốt hơn hết hãy xây dựng thói quen sinh hoạt hợp lý, lối sống khoa học để giảm nguy cơ mắc hội chứng này nhé!

Nguồn: cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo.... bien-chung-thuy-dau-nhu-the-nao-cach-phong-ngua-benh-thuy-dau-hieu-qua Bệnh thủy đậu: Dấu hiệu nhận biết, Biến chứng, Cách phòng Bệnh thủy đậu có thể xảy ra bất kỳ ai, không phân biệt giới tính độ tuổi. Mặc dù đây là bệnh lành tính nhưng nếu như không được điều trị đúng cách... ung-thu-da-co-nguy-hiem-khong-co-chua-duoc-khong Ung thư da có nguy hiểm không? Có chữa được không? Ung thư da là một trong những bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Vậy ung thư da có nguy hiểm không có chữa được... ho-khac-ra-mau-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Ho khạc ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Ho khạc ra máu là tình trạng  khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản, đây là một bệnh lý khá phổ biến. Nếu không được điều trị dứt điểm kịp... vitamin-k-co-tac-dung-gi-nen-an-gi-de-bo-sung-vitamin-k-cho-co-the Vitamin K có tác dụng gì? Nên ăn gì để bổ sung Vitamin K? Vitamin K có tác dụng gì? Nên ăn gì để bổ sung Vitamin K cho cơ thể? Câu hỏi này nhận được khá nhiều sự quan tâm của các... tuyet-chieu-so-huu-mai-toc-dai-chi-voi-cach-goi-dau-bang-b1 Cách gội đầu bằng B1 - Tuyệt chiêu sở hữu mái tóc dài Sở hữu mái tóc dài, mềm mượt là mong muốn của bất kỳ chị em phụ nữ. Trong bài viết này sẽ chỉ ra 4 nguyên nhân khiến mái tóc của bạn bị rụng nhiều....
Xem thêm >>



0899 955 990