Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh, chỉ tính riêng trong 10 ngày trở lại đây, trên địa bàn xã Kỳ Lợi (Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã xuất hiện liên tiếp 12 ca sốt xuất huyết. Sự việc này đã khiến người dân nơi đây hết sức lo lắng.
- Thuốc tiểu đường có chứa chất cấm khiến 1 người phụ nữ tử vong
- Xét nghiệm miễn phí cho người dân sau vụ nước sạch bị nhiễm bẩn
- Khuyến cáo người dân chỉ nên sử dụng nước sạch để tắm giặt
Trên địa bàn xã Kỳ Lợi. Kỳ An, Hà Tĩnh có 12 ca sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết xuất hiện tại Hà Tĩnh
Vừa qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh vừa có buổi kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại xã Kỳ Lợi (Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Theo báo cáo của Trạm Y tế xã Kỳ Lợi từ ngày 12/10 đến ngày 21/10, trên địa bàn xã có 12 ca mắc sốt xuất huyết.
Tại thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, Đoàn kiểm tra phát hiện môi trường sống nơi đây còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho muỗi phát triển, như nhiều dụng cụ chứa nước, bể chứa nước công trình xây dựng, chai lọ đều bị bẩn, rác thải... Đây là tác nhân chính để lây truyền dịch sốt xuất huyết.
Sau chuyến kiểm tra, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tỉnh này khuyến cáo, để ngăn chặn dịch sốt xuất huyết chính quyền địa phương cần vào cuộc quyết liệt; đồng thời tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng chống dịch.
Nhiều hộ dân vẫn chưa ý thức được sự nguy hiểm của bệnh, dẫn tới chủ quan, trông chờ vào hoạt động phun hóa chất diệt muỗi của ngành chức năng
Đã có 2 ca tử vong do sốt xuất huyết tại Tiền Giang
Tính đến giữa tháng 9/2019, toàn tỉnh Tiền Giang đã có gần 3.200 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 2 trường hợp tử vong.
Sở Y tế tỉnh Tiền Giang cho biết, các cơ quan chức năng đã xử lý 638/644 ổ dịch sốt xuất huyết. Một số địa phương có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tăng cao so với cùng kỳ năm 2018 như thị xã Cai Lậy (tăng 311%), thành phố Mỹ Tho (tăng 276%), thị xã Gò Công (tăng 272%)…
Mặc dù đã tích cực tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh nhưng nhiều hộ dân vẫn chưa ý thức được sự nguy hiểm của bệnh, dẫn tới chủ quan, trông chờ vào hoạt động phun hóa chất diệt muỗi của ngành chức năng. Do đó chưa chủ động thực hiện các biện pháp kiểm soát loăng quăng, dẫn tới loăng quăng chưa được diệt triệt để.
Bác sĩ Lê Đăng Ngạn, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang cho biết, do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc phòng, chống vẫn là chủ yếu. Ngành chức năng cần tăng cường năng lực hệ thống điều trị để phát hiện sớm, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc, hạn chế thấp nhất ca tử vong và giảm biến chứng. Người dân, khi thấy có các triệu chứng nghi ngờ như sốt cao, nhức đầu, buồn nôn, phát ban, nhức cơ…cần tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Nguồn: Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch tổng hợp