Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Triệu chứng ung thư xương giai đoạn cuối và cách điều trị

Cập nhật: 19/12/2023 15:13 | Người đăng: Lường Toán

Ung thư xương giai đoạn cuối cần phải điều trị tích cực để tăng tỷ lệ thành công. Tuy nhiên việc chữa trị còn phụ thuộc vào khối u có nguy cơ di căn đến cơ quan khác hay không. Do đó, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có cách chữa phù hợp.

Tìm hiểu về ung thư xương giai đoạn cuối

Ung thư xương giai đoạn cuối là tình trạng các tế bào ung thư đã xuất hiện ở nhiều vị trí trên bề mặt của xương có khả năng di căn sang những bộ phận khác. Đây là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao, khả năng kéo dài sự sống thấp.

Do đó, phát hiện bệnh sớm có khả năng chữa trị bệnh dứt điểm. Vì vậy, việc phát hiện những triệu chứng ung thư xương giai đoạn cuối là thực sự cần thiết.

Để xác định được ung thư xương đang ở giai đoạn nào, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực sử dụng hệ thống TNM (Tumour - Nodes - Metastasis) hoặc SEER (Surveillance, Epidemiology, and End Results Program).

Cụ thể:

Hệ thống TNM

Hệ thống TNM phân loại giai đoạn ung thư xương theo Ủy ban Liên hợp về Ung thư Hoa Kỳ (AJCC) dựa trên 4 yếu tố quan trọng (1):

  • T: Kích thước của khối u.
  • N: Sự lây lan của ung thư sang các bạch hạch huyết lân cận.
  • M: Mức độ di căn hoặc sự lây lan của ung thư tới các vị trí khác xa hơn.
  • G: Mức độ bất thường của các tế bào.

Trong đó, G là thang điểm được sử dụng để đánh giá phân loại ung thư, thang điểm cấp độ này tỷ lệ thuận với khả năng phát triển và lây lan trong cơ thể. Cấp độ sẽ tăng dần từ G1 đến G3, các bác sĩ có thể điều chỉnh thêm mục phân loại để xác định chính xác giai đoạn 4A và 4B nếu tiến triển nghiêm trọng.

  • Ở giai đoạn 4A: Khối u chỉ lan tới phổi, chưa lan tới các bạch hạch huyết trong cơ thể.
  • Ở giai đoạn 4B: Khối u đã lan tới các bạch hạch huyết lân cận, có thể hoặc không lan tới vùng xương khác hoặc các cơ quan khác ở xa.

Lưu ý: Ung thư có thể đang ở bất kỳ cấp độ nào hoặc kích thước nào, thậm chí có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trong xương.

SEER

Ung thư xương ở giai đoạn cuối phân loại theo SEER được Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society) chia như sau (2):

  • Giai đoạn cục bộ: Không có dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan ra khỏi vị trí ngoài xương.
  • Giai đoạn tại vùng: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận, phát triển ra bên ngoài xương ban đầu và xâm nhập vào các xương gần đó hoặc các cấu trúc khác trong cơ thể.
  • Giai đoạn di căn: Ung thư đã lan đến các bộ phận xa của cơ thể như Xương khác, phổi hay các bộ phận khác của cơ thể.

Các giai đoạn cuối của ung thư xương

  • Giai đoạn 4A: Ung thư chỉ lan đến phổi và chưa lây lan đến các hạch bạch huyết lân cận. Khối u nguyên phát có thể hình thành thêm các khối u khác và phát triển với nhiều kích thước khác nhau.
  • Giai đoạn 4B: Ung thư đã lan sang các hạch bạch huyết lân cận, có thể đã hoặc chưa xâm nhập vào xương khác hoặc các cơ quan ở xa. Khối u nguyên phát có thể hình thành thêm các khối u khác trong xương và phát triển với nhiều kích thước khác nhau.
Bệnh nhân bị ung thư xương giai đoạn cuối
Bệnh nhân bị ung thư xương giai đoạn cuối

Bệnh ung thư xương được phân chia làm 3 cấp độ: nhẹ, trung bình và nặng. Ở mỗi giai đoạn, bệnh thường có những biểu hiện khác nhau. Với giai đoạn đầu, các tế bào ung thư sẽ trú ngụ trong xương.

Do vậy, việc điều trị giai đoạn này sẽ dễ dàng và tỉ lệ thành công cao. Với cấp độ nặng, ung thư xương giai đọan cuối không chỉ xuất hiện trong 1 vị trí mà có thể lan ra bề mặt của xương, có khả năng xâm lấn đến các hạch bạch huyết và di căn đến những bộ phận khác như phổi, gan, não…

Tham khảo thêm:

Các triệu chứng ung thư xương giai đoạn cuối thường gặp

Ở cấp độ nặng, các triệu chứng ung thư xương giai đoạn cuối sẽ có rất nhiều biểu hiện rõ ràng mà người bệnh dễ dàng nhận biết:

Đau nhức xương toàn thân kéo dài

Cơn đau nhức xương kéo dài trong nhiều tuần đặc biệt là về đêm. Khi vận động các cơn đau sẽ giảm bớt hơn so với khi nghỉ ngơi. Lúc này, các độc tố trong khối u sẽ gây nên các cơn đau, khiến người bệnh rơi vào tình trạng mất ngủ, chán ăn, thiếu máu, xanh xao, giảm cân đột ngột…

Khi gặp phải những biểu hiện ung thư xương giai đoạn cuối này, người bệnh cần đi thăm khám các bác sĩ ngay để được các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị càng sớm càng tốt.

U cục nổi bất thường ngày càng to

Đây chính là biểu hiện của ung thư xương giai đoạn cuối mà những bệnh nhân hay gặp nhất. Những khối u này ngày càng tăng dần về kích thước gây đau nhức và bứt rứt như rời bò trong xương. Vùng da tại khối u có màu hồng và ấm hơn những vị trí khác do khối u làm tăng tuần hoàn máu dưới da.

Ung thư xương giai đoạn cuối xuất hiện cục u to
Ung thư xương giai đoạn cuối xuất hiện cục u to

Dễ gãy xương

Triệu chứng ung thư xương giai đoạn cuối còn được thể hiện bằng việc người bệnh rất dễ bị gãy xương tại vị trí có khối u. Dù chỉ với một tác động nhẹ cũng có thể khiến cho vùng xương đó bị đau nhức và gãy. Nếu triệu chứng đau xương không được điều trị kịp thời thì không những khiến người bệnh bị gãy xương mà còn có nguy cơ bị liệt chân. Do vậy người bệnh cần đi thăm khám ngay nếu thấy có xuất hiện những biểu hiện khác thường trong cơ thể mình.

Cơ thể có cảm giác bị chèn ép và đè nén bên trong cơ thể

Trường hợp khối u phát triển tại khoang mũi và khoang cơ có thể gây nên những chèn ép trong mũi và não của người bệnh. Bạn sẽ gặp những vấn đề về đường hô hấp. Bên cạnh đó, nếu khối u tại vị trí vùng chậu có thể gây đè nén bàng quang, trực tràng và ruột…Người bệnh sẽ có cảm giác khó tiểu. Khối u ở tủy có thể gây tê liệt cơ thể hoặc đè nén cột sống.

Cơ thể suy nhược

Dấu hiệu của bệnh ung thư xương giai đoạn cuối còn thể hiện ở việc tăng canxi trong máu ở người bệnh và gây nên một số biểu hiện như mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn…khiến cơ thể bị suy nhược nhanh chóng.

Ngoài những triệu chứng ung thư xương ở trên thì nguy hiểm nhất phải kể đến là các tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể. Chẳng hạn như khối u di căn sang phổi sẽ khiến người bệnh bị ho dai dẳng, khó thở và tràn dịch màng phổi. Nếu khối u di căn đến gan thì gan người bệnh sẽ to lên về kích thước đồng thời xuất hiện những biểu hiện như vàng mắt, vàng da, nước tiểu có màu sậm.

Bệnh ung thư xương khi đã bị di căn giai đoạn cuối thì cơ hội kéo dài sự sống của bệnh nhân là cực kỳ thấp. Với mỗi tình trạng sức khỏe của người bệnh cộng với giai đoạn phát triển bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị ung thư xương khác nhau cho bệnh nhân, giúp giảm bớt các cơn đau đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Bệnh ung thư xương có chữa được không?

Ung thư xương giai đoạn cuối nếu được phát hiện sớm được chữa khỏi
Ung thư xương giai đoạn cuối nếu được phát hiện sớm được chữa khỏi

Cũng như các bệnh ung thư khác, ung thư xương hoàn toàn được chữa trị khỏi nếu người bệnh được phát hiện sớm và sử dụng phương pháp điều trị thích hợp. Việc điều trị ung thư xương hiện nay được thực hiện theo 3 phương pháp:

  • Phương pháp phẫu thuật: Với người pháp này được thực hiện cho những bệnh nhân bị ung thư xương giai đoạn đầu được các bác sĩ chỉ định cắt bỏ khối u và phần xương lành, mô lành xung quanh khối u đó. Sau khi thực hiện xong ca phẫu thuật, người bệnh sẽ được sử dụng miếng kim loại để thay thế chức năng của phần xương đã bị mất đó. Với những bệnh nhân ung thư xương giai đoạn giữa, người bệnh sẽ được chỉ định cắt bỏ toàn bộ chi, phẫu thuật đoạn chi để làm giảm nguy cơ tế bào ung thư di căn hoặc tái phát .
  • Phương pháp hóa trị: Sử dụng phương pháp tiên tiến, hiện đại này sẽ giúp người bệnh đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Người bệnh sẽ được sử dụng kết hợp, việc hóa trị trước khi phẫu thuật sẽ giúp thu nhỏ kích thước khối u đồng thời hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau khi thực hiện phẫu thuật.
  • Phương pháp xạ trị: Với một số bệnh nhân bị ung thư xương giai đoạn cuối có tiên lượng xấu thì cần phải điều trị kết hợp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị để giúp bệnh nhân giảm bớt các cơn đau đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Trên đây là những thông tin về ung thư xương giai đoạn cuối và cách điều trị do các thầy cô trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bệnh nhân bị ung thư xương sớm phát hiện và có cách chữa hiệu quả nhất. Nếu như bạn còn băn khoăn nào hãy để comment bên dưới để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-telfast-180 Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Cùng Xem Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Tác Dụng Phụ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng... thuoc-rotundin-than-duoc-dieu-tri-mat-ngu-can-bang-sinh-hoat-co-the Thuốc rotundin 30mg, 60mg trị bệnh gì? Liều dùng thế nào? Thuốc rotundin khá quen thuộc với những người bị mất ngủ kinh niên hay gặp khó khăn trong giấc ngủ. Việc nắm được thông tin cần thiết về thuốc ... dieu-tri-benh-lao-bang-thuoc-cycloserin-nhu-the-nao Thuốc Cycloserine 250mg điều trị lao như thế nào? Cycloserin điều trị bệnh lao có liều dùng như thế nào? Cách sử dụng như thế nào để đảm bảo được tình trạng sức... mau-khong-dong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-benh Máu khó đông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Máu khó đông chính là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Chính vì thế, tìm... dau-hieu-nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xuất hiện triệu chứng với những mức độ nặng... ung-thu-co-kha-nang-chua-khoi 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư như: ung thư...
Xem thêm >>



0899 955 990