Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Giãn tĩnh mạch chi dưới là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Cập nhật: 03/10/2019 14:56 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cuộc sống của người bệnh. Thậm chí còn có thể gây ra nguy hiểm đối với tính mạng. Chính vì thế, ban tư vấn Cao đẳng Dược TPHCM sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan tới căn bệnh này.


Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cuộc sống của người bệnh

Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?

Giãn tĩnh mạch chi dưới chính là tình trạng máu ở phần tĩnh mạch không chảy theo bình thường mà lại trào ngược lại phần ngoại biên và khiến cho máu bị ứ lại. Vì một số lý do nào đó mà van tĩnh mạch hoạt động một cách bất thường khiến cho dòng máu bị trào ngược lại gây ra ứ trệ hệ tuần hoàn máu ở tĩnh mạch và làm tăng áp lực đối với tĩnh mạch. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ có thể gây ra bệnh giãn tĩnh mạch mãn tính.

Bệnh giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào ở trên cơ thể. Tuy nhiên, thường gặp nhất chính là các tĩnh mạch ở chân do hệ thống tĩnh mạch ở chân là dài nhất, có cấu tạo rất phức tạp và thường xuyên phải chịu áp lực rất lớn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch, sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh rất thường gặp mà chúng ta cần phải để ý tới:

  • Tĩnh mạch xuất hiện huyết khối gây ra cản trở dòng máu quay trở về tim
  • Khiếm khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh.
  • Ánh lực tĩnh mạng bị tăng cao do thường xuyên ngồi lâu, đứng lâu hay trong thời kỳ mang thai.
  • Huyết khối có thể hình thành khi bị viêm tĩnh mạch nông hặc sâu.
  • Những yếu tố gây bệnh khác: Nữ giới thường gặp phải tình trạng này hơn so với nam giới, thừa cân, sinh đẻ nhiều lần, sử dụng thuốc tránh thai, hút thuốc lá, lười vận động, những người trên 50 tuổi…

Dấu hiệu nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới

Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới được chia ra làm 2 giai đoạn khác nhau là giai đoạn sớm và giai đoạn sau. Dấu hiệu nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch của từng giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn sớm

  • Đau nhức và thường xuyên cảm thấy tê mỏi chân
  • Các tĩnh mạch nông và mao mạch ở chân bị giãn
  • Vùng quanh mắt cá chân bị sưng phù  và biểu hiện này rất rõ ràng vào buổi tối
  • Bắp chân thường bị chuột rút và thường xảy ra vào ban đêm
  • Thường xuyên cảm thấy khó chịu ở bắp chân, nặng chân, đôi khi cảm thấy giống như kiến bò và nóng rát.
  • Những triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới thường có dấu hiệu tăng lên vào buổi tối, sau khi đứng và những dấu hiệu này sẽ sau khi nghỉ ngơi, sau khi ngủ dậy, chườm lạnh và kê chân cao...

Giai đoạn sau

Khi tĩnh mạch xuất hiện huyết khối sẽ thường gây ra những triệu chứng như:

  • Huyết khối tĩnh mạch sâu: Chân bị sưng đỏ, nóng, ngứa, đau nhức, có thể gây ra tình trạng bị chảy máu và nhiễm trùng thứ phát. Đối với trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây ra ảnh hưởng đối với tính mạng do huyết khối ở trong tĩnh mạch có thể bong ra và đi lên phổi gây ra tắc nghẽn ở mạch phổi.
  • Huyết khối tĩnh mạch nông: Những đường tĩnh mạch thường nổi hẳn lên trên da và có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Khi sờ vào sẽ cảm thấy ấm và cứng dọc theo đường tĩnh mạch và cảm thấy rất đau có thể sẽ kèm theo đỏ da. Huyết khối tĩnh mạch nông thường gây ra ít biến chứng nguy hiểm và hậu quả ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.
  • Loét chân: Có thể người bệnh sẽ xuất hiện những vết loét rất đau ở chân, ban đầu vết loét có thể nông sau đó sẽ lan rộng dần và sâu dần rất dễ dẫn đến tình trạng bộ nhiễm vi khuẩn.
  • Loạn dưỡng da chân: Da bị phù nề và dày lên hơn so với bình thường, chảy nước, có thể bong vảy da và thay đổi màu sắc của da.


Những người đã bị mắc bệnh giãn tĩnh mạch cần phải đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, giàu vitamin, chất xơ

Biến chứng của suy tĩnh mạch mạn tính

Bệnh giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với chất lượng của cuộc sống và thậm chí là còn gây ra ảnh hưởng đối với tính mạng:

  • Đau mạn tính và loét chân
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Phù mạch bạch huyết thứ phát
  • Thuyên tắc phổi, tình trạng này rất nguy hiểm và có nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao

Các phương pháp điều trị suy tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới có thể điều trị hiệu quả bằng những phương  pháp sau đây:

Điều trị nội khoa: Nên thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, tăng cường tập thể dục thể thao, không nên đứng quá lâu hay ngồi một chỗ quá lâu kết hợp cùng với một số loại thuốc giảm đau, chống viêm, tan cục máu đông, tăng vững bền thành mạch và đeo tất áp lực liên tục vào bạn ngày để hạn chế máu bị ứ đọng, chảy ngược và giảm tình trạng bị phù nề.

Chích xơ: phương pháp này sẽ khiến cho các tĩnh mạch bị  giãn nhỏ lại và khu trú.

Phẫu thuật: thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn, tạo hình tĩnh mạch, sửa lại van…

Cách phòng tránh và chăm sóc người bị suy giãn tĩnh mạch

Chế độ ăn uống

Những người đã bị mắc bệnh giãn tĩnh mạch cần phải đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, giàu vitamin, chất xơ như: hoa quả tươi, trái cây, ngũ cốc… để tránh dây ra tình trạng bị táo bón, không nên để cho cơ thể bị béo phì, nếu  như đã quá béo thì cần phải giảm trọng lượng của cơ thể. Nên uống đủ lượng nước mỗi ngày, đối với người lớn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Chế độ sinh hoạt hàng ngày

Giày dép: nên sử dụng những đôi giày có gót thấp, đế mềm, không nên đi những đôi giày quá cao, khi bước đi nên dồn đều trọng lực của cơ thể lên cả 2 chân.

Quần áo: không nên mặc quần áo quá chật và bó sát vào cơ thể, đặc biệt là những chiếc quần bó sát vào vùng chân và chậu hông.

Đi lại: Hạn chế đi thang máy, nên đi bộ thường xuyên hơn để giúp cho tĩnh mạch lưu thông, nếu như công việc của bạn cần phải đứng nhiều thỉnh thoảng nên chạy tại chỗ để giảm bớt áp lực cho hệ thống tĩnh mạch.

Ngồi và nằm đúng tư thế: Nên nâng cao chân khi nằm để giúp cho máu trở về tim theo đường tĩnh mạch dễ dàng hơn. Khi ngồi nên lựa chọn những chiếc ghế có chiều cao phù hợp để 2 bàn chân có thể đặt sát trên sàn nhà, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng vuông góc; thẳng lưng; để trọng lượng của cơ thể dồn đều lên cả 2 bên mông và 2 chân; không nên ngồi đung đưa chân, mặt dưới đùi chỉ để vừa chạm ở mặt ghế để mặt dưới của đùi không chịu quá nhiều áp lực, đồng thời không cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc theo mặt sau của đùi; cần hạn chế những tư thế ngồi có thể gây ra cản trở đối với hệ thống tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi vắt chéo chân hay ngồi xổm.

Thể dục thể thao: Nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tập luyện những môn thể thao nhẹ nhàng và nhịp nhàng như: bơi lội, đi bộ, đi xe đạp, khiêu vũ… Không nên chơi những môn thể thao có động tác mạnh, thường xuyên phải chuyển động đột ngột vì rất dễ gây ra những chấn động đối với hệ tĩnh mạch ở chân như nhảy cao, cử tạ, chạy tốc độ, nhảy xa, tennis, bóng đá…

Nên hạn chế xách nặng hoặc mang vác nặng vì sẽ khiến cho lượng máu dồn xuống chân nhiều hơn và hệ thống tĩnh mạch chi dưới sẽ càng bị quá tải.

Không nên sử dụng dầu nóng để xoa vào chân, không nên ngâm chân ở trong nước nóng vì càng nóng sẽ càng làm cho hệ thống tĩnh mạch ở chân bị giãn nở, từ đó làm giảm khả năng vận chuyển máu từ chi dưới trở về tim. Không nên tắm nước nóng, sau khi tắm nên sử dụng nước lạnh để xối lại giúp cho hệ thống tĩnh mạch bị co lại và sự vận chuyển máu về tim sẽ dễ dàng hơn.

Bệnh giãn tĩnh mạch thường phát triển rất chậm và khó nhận biết ở giai đoạn sớm. Nếu như bệnh giãn tĩnh mạch được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Chính vì thế, những người có nguy cơ mắc bệnh cao như phụ nữ đang mang thai, người làm công việc phải đứng lâu, ngồi lâu hay thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh cần phải nhanh chóng đi khám.

Trên đây chính là những thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới mà chúng tôi đã tổng hợp lại. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh một cách tốt nhất.

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990