Top
Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Ghi nhận chân tay miệng ở nước ta tăng cao đến 38700 ca

Cập nhật: 14/10/2020 09:25 | Người đăng: Lường Toán

Theo thống tế của Cục Y tế dự phòng từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận có khoảng 38.704 trường hợp bệnh nhân bị mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố. Đa số các ca mắc tay chân miệng chủ yếu là ở trẻ dưới 10 tuổi.

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tính đến ngày 13/10 cho biết, trên cả nước ghi nhận có khoảng 38.704 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó thì chưa có trường hợp tử vong.

Cũng theo thống kê thì tất cả các ca mắc bệnh tay chân miệng chủ yếu gặp xuất hiện  ở trẻ nam (chiếm 60%), và với các trẻ nữ chiếm khoảng 40% tổng số ca mắc. Trong đó đa số các ca mắc tay chân miệng chủ yếu xuất hiện ở trẻ em dưới 10 tuổi (chiếm 98,5%), nhiều nhất nằm trong nhóm từ 1-5 tuổi, đối với trẻ đang đi học mẫu giáo hay trẻ đi nhà trẻ (chiếm 84%), còn với trẻ dưới 1 tuổi (chiếm 18%).

Theo thống kê của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong tổng số 38.704 trường hợp mắc bệnh thì có khoảng 20.536 trường hợp bệnh nhân nhập viện. So với cùng kỳ năm trước (61.226 ca bệnh), thì tổng số ca mắc trên cả nước giảm xuống còn 36,3%, trong đó số ca bệnh nhập viện đã giảm 31,4%, so với cùng kỳ giai đoạn 2013 - 2017, tổng số ca nhập viện giảm xuống còn 57,6%. 

Chân tay miệng ở trẻ em tăng cao

Số ca mắc bệnh chân tay miệng theo ghi nhận chủ yếu xảy ra ở khu vực miền Nam với tổng số 21.054 trường hợp (chiếm 54,4%), còn tại miền Bắc với 12.671 trường hợp (chiếm 32,7%) miền Trung 4.007 trường hợp (chiếm 10,4%), còn lại là ở Tây Nguyên với 972 trường hợp (chiếm 2,5%). Nhất là tại một số tỉnh, thành phố bao gồm như Đồng Nai,  TP. HCM, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương. Trong thời gian gần đây thì ghi nhận số ca mắc chân tay miệng gia tăng nhanh.

Năm 2020, dịch bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng mạnh và sớm hơn so với mọi năm vào tháng 6 - 7, số ca mắc đỉnh nhất vào tháng 8; đến tháng 9 thì số ca mắc có xu hướng chững lại khoảng 2 tuần đầu còn đến 2 tuần cuối tháng 9, số mắc tăng nhanh với khoảng trên 3.500 trường hợp mắc/ tuần, đồng thời tăng nhanh ở cả 4 khu vực trong đó xuất hiện chủ yếu tại khu vực miền Nam. Thời điểm gần đây khi các em học sinh vào năm học mới thì dự đoán số ca mắc chân tay miệng có xu hướng tăng cao tại một số tỉnh và thành phố trọng điểm.

Theo nhận định từ các bác sĩ, bệnh tay chân miệng chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ nước tiểu, phân, bọng nước hay dịch tiết mũi họng. Thực tế thì chân tay miệng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Trong đó, thời điểm tăng ca bệnh chân tay miệng rõ rệt nhất ở thời điểm từ tháng 3-5 và từ tháng 9-12. Theo đó ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng, như: sốt, kém ăn, mệt mỏi, đau họng nhẹ … Như đã thấy thì những triệu chứng chân tay miệng rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như thủy đậu, nhiễm virus, nhiễm khuẩn, ... Do vậy mà nếu không phát hiện sớm, điều trị sai cách thì rất dễ lây lan.

Triệu chứng của bệnh chân tay miệng khởi điểm từ 1 đến 2 ngày đầu nhiễm bệnh, cụ thể người bệnh sẽ xuất hiện các nốt ban hồng với đường kính khoảng vài mm, có thể nổi trên bề mặt da, lâu dần chúng sẽ trở thành các bóng nước. Người bệnh có thể xuất hiện các vết loét phía trong miệng, vòm miệng, trên đầu lưỡi, lở loét lợi gây đau đớn mỗi khi ăn hoặc nuốt. Bên cạnh đó thì các vết loét này còn có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, chân hay ở mông...

Có nhiều trẻ em không xuất hiện triệu chứng chân tay miệng rõ rệt nên rất khó bị phát hiện. Do vậy mà bệnh sẽ gây nhiều biến chứng về thần kinh như viêm màng não, viêm não,…Ngoài ra theo ghi nhận thì số ca bị biến chứng do tay chân miệng năm nay tăng cao hơn so với các năm khác.

Bộ Y tế khuyến cáo, phòng ngừa chân tay miệng bằng cách người dân cần phải rửa tay sạch sẽ thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày bao gồm cả với người lớn và trẻ em. Nhất là trong thời gian chế biến thức ăn, trước khi bế trẻ, trước khi ăn/cho trẻ ăn, và sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và thực hiện làm vệ sinh cho trẻ. 

Không chỉ vậy, bạn nên thực hiện tốt chế độ vệ sinh ăn uống đảm bảo như ăn chín, uống sôi; vệ sinh sạch sẽ các vật dụng ăn uống trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi) để hạn chế vi khuẩn đi vào trong cơ thể. Tốt nhất hãy đảm bảo nguồn nước sạch trong gia đình, không cho trẻ bốc tay, ngậm tay, ngậm đồ chơi, không mớm ăn cho trẻ, không dùng chung khăn ăn, khăn tay hay những vật dụng ăn uống khác như cốc, bát, đĩa, đồ chơi, thìa mà chưa được khử trùng.

Bên cạnh đó, bạn phải thường xuyên lau sạch mọi bề mặt hay những dụng cụ tiếp xúc hàng ngày bao gồm tay nắm cửa, đồ chơi, dụng cụ học tập, hay tay vịn cầu thang, vệ sinh sàn nhà bằng xà phòng hay các chất tẩy rửa, mặt bàn/ghế thông thường. Lưu ý không nên cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc những người đang nghi ngờ mắc bệnh.

Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, đồng thời xử lý phân và các chất thải của bệnh nhân sạch sẽ, đảm bảo tránh bị lây nhiễm. Trường hợp phát hiện trẻ nổi các nốt đỏ ở tay, chân, miệng thì phụ huynh cần theo dõi sát sao đồng thời cách ly để tránh lây nhiễm cho các bé. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám để được điều trị kịp thời nhé.

 Cao đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp

 

Thông tin hữu ích khác
tong-quan-ve-benh-vay-nen-va-cach-dieu-tri Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân và cách điều trị Bệnh vảy nến là một trong những bệnh về da mãn tính, xảy ra do tình trạng tăng sinh tế bào và viêm. Biểu hiện của bệnh xuất hiện những mảng màu đỏ,... cach-lam-dep-da-bang-mat-ong 10+ cách làm đẹp da mặt bằng mật ong hữu hiệu Mật ong cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho da. Do vậy mà từ lâu mật ong đã trở thành một trong những cách làm đẹp được nhiều chị em quan tâm.... uong-toi-ngam-mat-ong-vao-luc-nao-tot-nhat-tim-hieu-tac-dung-cua-toi-ngam-mat-ong Tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì? Uống vào lúc nào tốt nhất? Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với công dụng của tỏi trong việc cải thiện sức khỏe tốt hơn. Trong đó thì tỏi ngâm mật ong còn mang lại nhiều giá trị... thuoc-canesten-cream Thuốc Canesten Cream có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng Thuốc Canesten Cream được sử dụng bôi ngoài da với tác dụng là kháng nấm với ký sinh trùng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả dùng thuốc... lap-ke-hoach-cham-soc-benh-nhan-tai-bien-mach-mau-nao Cách Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máu Não Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) có thể gây nguy hiểm cho người bệnh do tình trạng tắc hoặc vỡ động mạch. Bởi vậy bạn phải biết cách lập kế... thuoc-daktarin Daktarin là thuốc gì? Cách dùng và liều dùng thuốc an toàn Thuốc Daktarin được điều trị kháng nấm ở miệng và đường tiêu hóa, an toàn cho trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ về liều dùng, cách...
Xem thêm >>



0899 955 990