Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Gây tê tủy sống là gì? Những lợi ích và tác hại của gây tê tủy sống

Cập nhật: 27/02/2020 12:25 | Người đăng: Lường Toán

Gây tê tủy sống là phương pháp được thực hiện khi sinh mổ, có nhiều ưu điểm làm giảm đau khi thực hiện tiến hành mổ thai giúp thai phụ vượt cạn dễ dàng mà không cảm thấy đau đớn. Vậy gây tê tủy sống là gì? Có biến chứng gì không? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp trong chuyên mục bài viết sau đây. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé.

Gây tê tủy sống là gì?

Phương pháp gây tê tủy sống thường được chỉ định khi sinh mổ được thực hiện bằng cách tiêm thuốc vào vùng dịch não tủy tại vị trí lưng để gây tê cục bộ. Theo đó thì sản phụ sẽ bị bất động sau khi được bác sĩ tiêm thuốc, bị mất hoàn toàn cảm giác ở nửa thân dưới. Sản phụ vẫn tỉnh táo, hoàn toàn có thể nghe được, nhìn thấy được và cảm nhận những thao tác của bác sĩ nhưng không hề cảm thấy đau. Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành mổ và lấy em bé ra khỏi bụng mẹ dễ dàng. Sản phụ sau đó sẽ có cảm giác trở lại sau khi thuốc tê hết tác dụng.

Gây tê tủy sống thường chỉ định khi đẻ mổ

>>>Tham khảo thêm: Khám sức khỏe tiền hôn nhân là gì? Có nên đi khám không?

Phương pháp gây tê tủy sống nhằm làm giảm nguy hiểm cho thai phụ cũng như trẻ sơ sinh ở mức thấp nhất có thể. Chính vì lẽ đó mà nhiều người lựa chọn phương pháp này khi mổ sinh con. Tuy nhiên những dược sĩ của các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM cảnh báo phương pháp này có thể mang lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu khi sinh.

Phương pháp gây tê tủy sống được thực hiện như thế nào?

Đầu tiên, khi thực hiện phương pháp gây tê tủy sống thì các bác sĩ cần phải tiến hành sát trùng cẩn thận nhằm vô trùng tuyệt đối, tránh nhiễm khuẩn và nhiễm trùng. Sau đó bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê tại chỗ và thuốc giảm đau vào vùng khoang dưới nhện, gần tủy sống của sản phụ. Thuốc tê khi được bơm vào sẽ làm tê dây thần kinh giúp giảm đau ở phần thân dưới của sản phụ. Nhất là những bộ phận liên quan trực tiếp đến quá trình sinh đẻ. Theo đó bác sĩ sẽ đưa ra một cây kim khác vào khu vực của tủy sống, bơm thuốc gây mê thông qua kim tiêm này. Nhiều người thắc mắc “ gây tê tủy sống có đau không?” Thường quá trình gây tê tủy sống không đau, sản phụ chỉ có cảm thấy nhói một chút và hoàn toàn trong ngưỡng có thể chịu được.

Sau khi gây tê tại chỗ thì các bác sĩ sẽ đưa một cây kim mảnh vào ống sống và tiêm thuốc tê. Thuốc tê này sẽ có tác dụng lên dây thần kinh phần thân dưới, khiến sản phụ bị mất cảm giác tại vị trí này. Do vậy sản phụ sẽ không có cảm giác đau khi tiến hành phẫu thuật mổ lấy thai.

Gây tê tủy sống – lợi lắm hại nhiều

Có thể thấy gây tê tủy sống là phương pháp hiện đại cho phụ nữ ngại sinh con, giúp làm giảm cảm giác đau đớn trong quá trình sinh nở. Ngoài ra còn đảm bảo được sự an toàn cho trẻ khi sinh. Tuy nhiên lợi bất cập hại, phương pháp gây tê tủy sống có thể gây ra những tác dụng phụ kéo dài trong những ngày đầu sau sinh khi hết thuốc tê. Tuy nhiên theo các bác sĩ khoa sản thì tác dụng phụ của gây tê tủy sống còn nguy hiểm hơn rất nhiều, có thể kéo dài từ vài tuần cho đến tận vài năm.

Không phong bế hoàn toàn

Phương pháp gây tê tủy sống được gọi là vô cảm tủy sống, khiến cho phong bế hệ cảm giác, làm giảm cảm giác đau đớn nhanh chóng có thể dự đoán trước và kiểm soát được. Thế nhưng vì một lý do nào đó như mũi tiêm bị lệch thì sẽ khiến cho hệ cảm giác chỉ được phong bế một phần mà vẫn phải chịu những cơn đau đớn tột cùng trong quá trình sinh nở.

Nhức đầu

Đa số những trường hợp sản phụ sau khi sinh mổ cho biết họ đều bị đau đầu do tác dụng phụ của gây tê tủy sống. Nguyên nhân có thể do dịch não của tủy rò rỉ qua lỗ thủng màng cứng, làm giảm lớp rào cản đệm của dây thần kinh cảm giác. Qua đó sẽ làm tăng áp lực của não tùy khiến cho người bệnh bị đau đớn, nhức đầu, nhất là ở vùng xung quanh trán, mắt và đáy hộp sọ. Một số sản phụ còn bị đau cả xuống vùng cổ, những cơn đau kéo dài hoặc theo từng cơn.

Tình trạng nhức đầu khiến cho sản phụ luôn bị mệt mỏi, buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng. Tuy nhiên thì những tác dụng phụ này thường xuất hiện sau vài ngày sinh mổ, có những trường hợp xuất hiện ngay sau khi sinh và biến mất sau khoảng vài ngày. Một số trường hợp phải sống chung dai dẳng với tình trạng này. Mặc dù chúng đều là những biến chứng lành tính nhưng nếu không được điều trị phù hợp có thể gây ra tụ máu ngoài màng cứng hay bệnh lý thần kinh sọ.

Liệt thần kinh sọ

Thần kinh vận nhãn ngoài là bộ phận thần kinh sọ chịu tổn thương nặng nhất từ phương pháp gây tê tủy sống sau khi sinh. Bởi chúng sẽ bị kéo căng do thất thoát dịch não tủy. Tình trạng liệt thần kinh sọ có những triệu chứng rõ ràng nhất kéo dài từ 3 – 10 ngày sau khi tai biến. Với trường hợp nặng hơn thì sản phụ có thể bị song thi hàng tháng hay bị ám điểm vĩnh viễn.

Khi thực hiện gây tê tủy sống khi đẻ mổ thì thống kê cho thấy có khoảng từ 0,4 – 9,1% số người bị ảnh hưởng đến thần kinh tiền đình ốc tai. Còn lại khoảng 14% phụ nữ sinh mổ với biện pháp vô cảm tủy sống sẽ bị giảm thị lực. Và còn rất nhiều trường hợp bị giảm cả thính lực một cách nghiêm trọng.

Đau lưng

Gây tê tủy sống gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Gây tê tủy sống gây đau lưng có lẽ không còn xa lạ với những sản phụ sinh mổ. Ngay cả với những ca sinh thường cũng phải hứng chịu những cơn đau khủng khiếp. Một số yếu tố dẫn đến đau lưng dưới hậu sản là sinh nhiều lần, đa thai, trọng lượng thai lớn hay tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai…

Tổn thương thần kinh

Một trong những tác dụng phụ của thuốc gây tê tủy sống nghiêm trọng là làm tổn thương thần kinh. Đây là biến chứng đáng sợ nhất hiện nay, bởi do chỗ đâm kim không chính xác khiến cho rễ thần kinh, chóp tủy và tủy sống sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Theo những chuyên gia sản khoa thì đa số những ca bệnh thần kinh sau sinh đều có thể được phục hồi nhưng cơ thể sẽ không được trở lại khỏe mạnh như xưa bởi những tổn thương tủy sống và thần kinh được xem là vĩnh viễn.

Với những thông tin trên có thể thấy tác hại của gây tê tủy sống là rất đáng sợ. Đa số phụ nữ hiện nay khi mang thai thì đều được khuyến cáo sinh thường sẽ mang nhiều lợi ích hơn, chỉ một số trường hợp như tử cung mở nhỏ hay bệnh lý nào đó thì mới được chỉ định sinh mổ bằng phương pháp gây tê tủy sống.

Các cách hạn chế được biến chứng gây tê tủy sống

Trong thời gian gây tê tủy sống mà nếu thấy khó chịu hay đau tại đâu thì sản phụ hãy báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra các ống truyền thuốc, thiết bị hãy những vấn đề khác liên quan đến thuốc tế.

Nhằm hạn chế được việc rò rỉ dịch não tủy thì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Khi bác sĩ thực hiện tiêm tê tủy sống thì sản phụ nên nằm yên không được dịch chuyển có thể làm lệch mũi tiêm.

Sau khi sinh mổ thì sản phụ nên được nghỉ ngơi nhiều, ăn uống đầy đủ để bồi bổ sức khỏe. Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu bởi xương khớp vẫn còn yếu chưa được hồi phục hoàn toàn sau khi gây tê. Có thể tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.

Nếu cảm thấy mỏi tay chân thì sản phụ có thể massage nhẹ nhàng, uống nhiều nước mỗi ngày. Khi tình trạng này kéo dài không đỡ thì hãy đi khám hay sử dụng liệu pháp vật lý trị liệu để làm giảm ảnh hưởng đến cơ xương khiến mẹ sau sinh luôn cảm thấy mệt mỏi.

Thông tin bài viết trên đây hi vọng giúp bạn đọc hiểu được về phương pháp gây tê tủy sống, nếu có thắc mắc gì hãy trả lời câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
du-thi-khoi-a1-gom-nhung-mon-nao Khối A1 (A01) gồm những môn nào? Có Ngành & Trường nào? Khối A01 gồm những môn nào? Có những ngành nào và Trường nào tuyển sinh? Những câu hỏi này thu hút được nhiều sự quan tâm của thí sinh khi mà khối... bao-ve-suc-khoe-voi-10-thuc-pham-tot-cho-than Bảo vệ sức khỏe với 10+ thực phẩm tốt cho thận Thận là cơ quan đảm nhiệm những vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp đào thải những chất độc và chất cặn bã. Khi cơ quan này bị tác động cũng sẽ... nguoi-benh-mau-nhiem-mo-nen-an-gi-va-kieng-gi Người bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì? Máu nhiễm mỡ là một trong những bệnh rất nguy hiểm và phổ biến ngày nay. Khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì nếu không có chế độ ăn... phuong-phap-chua-sot-ret-va-cach-phong-tranh-hieu-qua Phương pháp chữa sốt rét và cách phòng tránh hiệu quả Sốt rét rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm ký sinh trùng lây truyền từ người này sang người khác từ muỗi đốt. Nếu không phát hiện điều... ung-dung-thanh-thao-phau-thuat-robot-cho-benh-nhi-khoa Ứng dụng thành thạo phẫu thuật robot cho bệnh nhi khoa Bệnh viện Nhi Trung Ương là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á tiến hành phẫu thuật bằng robot. Trong nhiều năm qua, đội ngũ y bác sĩ tại... viem-tai-giua-tre-so-sinh-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-chua-benh-hieu-qua Viêm tai giữa trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh rất phổ biến. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa viêm tai giữa như thế nào? Cùng đọc bài...
Xem thêm >>



0899 955 990