Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dịch sốt xuất huyết có những diễn biến hết sức phức tạp

Cập nhật: 19/11/2019 13:53 | Người đăng: Lường Toán

Theo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, trong tuần qua, toàn tỉnh ghi nhận 522 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 129 ca so với tuần trước. Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 18.300 ca sốt xuất huyết, tăng 1,98 lần so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xảy ra 3 trường hợp tử vong.

Sở Y tế Đồng Nai khuyến cáo, từ nay đến hết năm 2019, mưa nhiều, nếu cộng với điều kiện vệ sinh môi trường chưa tốt sẽ là cơ hội để muỗi sinh sôi, phát triển nhanh chóng nên mỗi người dân cần có ý thức vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khơi thông các cống rãnh thoát nước, lật úp các dụng cụ chứa nước không cần thiết, tránh để muỗi đẻ trứng, thả cá tiêu diệt lăng quăng trong các bể chứa nước.

Đặc biệt, khi có các dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết (như sốt cao liên tục không hạ, người mệt mỏi, chán ăn) cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, không nên tự ý mua thuốc hoặc đến các phòng khám tư không đảm bảo chất lượng để điều trị, bởi có thể sẽ khiến bệnh trở nặng, gây khó khăn cho công tác điều trị sau này.

Người dân lo âu, bệnh viện quá tải

Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới (Quảng Bình) chỉ có 29 giường bệnh nhưng phải điều trị gần 200 trường hợp SXH, dù 1/3 bệnh nhân có dấu hiệu thuyên giảm đã về nhà điều trị.  BS Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Bình, cho biết, tất cả các huyện, thị xã của địa phương đều xuất hiện ổ dịch SXH với 10.370 người mắc bệnh và 3 trường hợp tử vong. Các giường bệnh hầu như phải nằm ghép đôi vì bệnh nhân nhập viện điều trị bệnh SXH tăng mạnh. “Số người mắc bệnh SXH tại địa phương tăng gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2018 khiến tình hình kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn”, BS Đỗ Quốc Tiệp cho biết.

Tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức (Quảng Nam), bình quân mỗi ngày có khoảng 100 - 150 ca nhập viện. BS Trần Công Ân, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức, nhìn nhận, chưa năm nào bệnh SXH lại kéo dài dai dẳng và diễn biến phức tạp như năm nay. Đặc biệt, chuẩn bệnh năm nay cũng độc và nặng hơn, nguyên nhân có thể do thời tiết thay đổi và công tác phòng chống dịch không tốt. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng đều quá tải do bệnh nhân mắc SXH tăng đột biến, phải kê thêm giường để bệnh nhân nằm ngoài hành lang điều trị.

BS Trần Quang Hợp, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên - Huế) thông tin, từ tháng 7 đến nay, số ca mắc SXH tại địa phương tăng hơn 1.000 trường hợp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng số ca mắc SXH cao hơn các năm trước. Đầu tiên là do virus gây bệnh SXH bắt đầu xuất hiện tuýp mới và lưu hành tại nhiều nơi, tăng khả năng gây bệnh cho những người chưa miễn dịch với loại virus này.

Tại “điểm nóng” Hoài Nhơn (Bình Định), dịch SXH diễn biến dai dẳng từ đầu năm 2019, và đến mùa mưa năm nay thì tăng lên và càng phức tạp hơn. Hiện địa phương này đã có 1.300 trường hợp bị SXH và các cơ sở y tế, bệnh viện tại đây vẫn liên tục tiếp nhận bệnh nhân mắc SXH. Ông Trần Văn Nghĩa (58 tuổi), người dân ở thôn Thiện Chánh 2 (xã Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn) lo lắng: “Mấy tháng nay gần nhà tôi có đến 5-6 người mắc SXH phải chuyển vào bệnh viện điều trị nên người dân nơi đây lo lắng lắm! Nhất là trong điều kiện mưa nắng thất thường này, muỗi được đà sinh sôi phát triển mạnh nên chúng tôi cứ phải sống trong thấp thỏm lo âu”.

Chị Nguyễn Thị Oanh (34 tuổi, phường Ngô Mây, TP Quy Nhơn) lo lắng: “Dịch SXH đang hoành hành, nhà tôi ở trong hẻm sâu lại có con nhỏ nên rất lo. Ban ngày luôn phải đóng bít cửa vì sợ muỗi vào đốt con phát bệnh. Ngủ nghỉ đều phải mùng mền kín mít, cuộc sống rất bí bách và ám ảnh không yên. Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, công việc của chúng tôi”.

Nỗ lực chống dịch

Giải thích về căn nguyên khiến dịch SXH bùng phát mạnh trong năm nay, Cục Y tế dự phòng cho biết, các biện pháp chống dịch đã “tung ra hết” nhưng SXH vẫn tăng, một phần do chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và đề phòng muỗi đốt. Trong khi đó, các công trình xây dựng mọc lên ở nhiều nơi với nhiều ổ nước đọng làm phát sinh lăng quăng và muỗi. Còn tại gia đình, muỗi gây SXH có thể sinh sôi từ các lọ chứa nước trồng cây thủy sinh, dụng cụ chứa nước trong nhà.

Tại TP Quy Nhơn, TX An Nhơn (Bình Định) từ sau cơn bão số 6 đến nay vẫn tiếp tục xảy ra mưa diện rộng nên gây gián đoạn đến công tác dọn dẹp vệ sinh, rác thải sau mưa bão. Nhiều điểm dân cư bị ngập nước lâu ngày, rác thải chất đống nhiều ngày chưa kịp dọn dẹp đang phát sinh lăng quăng.

Ông Bùi Ngọc Lân, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định, cho biết, dịch SXH tăng theo cấp số nhân nên địa phương phải tập trung ưu tiên để kiểm soát, dập dịch. Sắp tới, đơn vị sẽ phối hợp với UBND huyện Hoài Nhơn mở chiến dịch phun hóa chất diệt lăng quăng trong toàn huyện. Tuy nhiên, trong điều kiện nắng mưa thất thường, rất khó để kiểm soát được dịch bệnh. Các chiến dịch diệt lăng quăng đều không đạt hiệu quả, trong khi trời vẫn tiếp tục mưa.

Trước diễn biến phức tạp dịch SXH, gần 100 sinh viên trường ĐH Y dược Huế đã phối hợp Trạm y tế xã Hương Vinh (Thừa Thiên - Huế) tổ chức tuyên truyền, vận động người dân diệt bọ gậy. Sinh viên chia từng nhóm đến các thôn đang lưu hành dịch SXH kiểm tra, giám sát các chỉ số bọ gậy, vệ sinh môi trường, thu gom rác, các vật phế thải chứa nước ở khu vực; đồng thời lồng ghép nội dung tuyên truyền vận động giúp người dân nâng cao nhận thức với thông điệp “Không có lăng quăng, bọ gậy là không có SXH”. UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã cấp 900 triệu đồng để hỗ trợ dập dịch SXH.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược HCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
y-te-cong-cong Y tế công cộng là gì? Học xong Y tế công cộng ra làm gì? Y tế công cộng là gì? Học ngành Y Tế công cộng ra trường làm gì? Đây là câu hỏi được nhiều bạn trẻ đặt ra và quan tâm khi nhóm ngành Y Dược hiện... thuoc-tanakan-co-tac-dung-gi-huong-dan-cach-su-dung-an-toan Thuốc Tanakan có tác dụng gì? Hướng dẫn cách sử dụng an toàn Thuốc Tanakan là một chế phẩm giúp tăng cường tuần hoàn não rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên thì không phải ai cũng được chỉ định sử dụng vị thuốc... thuoc-ampicillin-co-tac-dung-va-lieu-dung-nhu-the-nao Thuốc Ampicillin có tác dụng và liều dùng như thế nào? Thuốc Ampicillin là một loại thuốc rất quen thuộc. Trong đơn thuốc điều trị về các bệnh nhiễm khuẩn sẽ thường thấy xuất hiện loại thuốc này. Nếu... tim-hieu-ve-cong-dung-va-cach-dung-cua-thuoc-khang-sinh-levofloxacin-500-mg Thuốc kháng sinh levofloxacin 500mg sử dụng như thế nào? Levofloxacin là một loại thuốc kháng sinh thuốc nhóm và có phổ kháng khuẩn rộng, không kháng lại các loại thuốc kháng khuẩn khác. Vì Levofloxacin... thuoc-levofloxacin-la-gi-dung-trong-nhung-truong-hop-nao Thuốc Levofloxacin 250mg là thuốc gì? Cách dùng như thế nào? Thuốc Levofloxacin là loại thuốc kháng sinh dùng trong những trường hợp do vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa. Bài viết dưới đây là những lưu ý... thuoc-alpha-choay-co-tac-dung-gi-va-lieu-dung-cua-thuoc-nhu-the-nao Thuốc Alpha choay có tác dụng gì? Liều dùng như thế nào? Alpha choay là một trong những loại thuốc dạng men dùng để kháng viêm và chống phù nề. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc có cùng...
Xem thêm >>



0899 955 990