Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Đau xương chậu khi mang thai và cách xử lý giảm bớt tình trạng

Cập nhật: 01/11/2022 10:32 | Người đăng: Lường Toán

Bất kỳ một ai cũng mong muốn mang thai và sinh con một cách an toàn. Thế  nhưng, hầu hết tất cả phụ nữ khi mang thai đều gặp phải tình trạng bị đau xương chậu. Vậy tại sao phụ nữ khi mang thai thường bị đau xương chậu khi mang thai? Hãy cùng ban tư vấn cao đẳng Dược TPHCM tìm hiểu nhé!


Đau xương chậu khi mang thai chính là tình trạng bị đau ở phía trước hoặc phía sau của xương chậu

1. Tại sao các bà bầu thường bị đau xương chậu khi mang thai?

Đau xương chậu khi mang thai chính là tình trạng bị đau ở phía trước hoặc phía sau của xương chậu, những cơn đau có thể lan sang cả những khu vực xung quanh như đùi và hông… mà không phải do một bệnh lý nào khác gây ra.

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của phụ nữ sẽ tiết ra một loại hormone là relaxin. Loại hormone này sẽ có thể khiến cho các dây chằng ở vùng chậu bị mềm và giãn ra. Đây chính là một quá trình sinh lý rất bình thường, là sự chuẩn bị của cơ thể người mẹ cho quá trình chuyển dạ sinh con.

Tuy nhiên, nó cũng sẽ làm cho các khớp ở vùng xương chậu bị mất sự ổn định và không đồng đều về chuyển động. Ngoài ra, khi thai nhi phát triển lớn dần lên ở trong tử cung cùng với sự thay đổi tư thế đi đứng sẽ tạo thêm nhiều áp lực lên vùng xương chậu gây ra những cơn đau trong thời kỳ mang thai.

2. Đau xương chậu khi mang thai ảnh hưởng tới thai nhi không?

Những cơn đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu, dù gây ra nhiều đau đớn cho mẹ nhưng lại hoàn toàn không gây ra ảnh hưởng đối với thai nhi. Mức độ của những cơn đau có thể từ nhẹ tới nghiêm trọng. Tuy nhiên, có thể điều trị được những cơn đau ở bất kỳ một giai đoạn nào của thai kỳ. Nếu can thiệp và điều trị sớm sẽ giúp cho tình trạng của mẹ bầu được cải thiện hơn. Triệu chứng của bị đau xương chậu khi mang thai trong 3 tuổi chính là:

  • Đau lưng, đau hông, đau ở vùng mu, khu vực giữa 2 chân, đau sâu ở vùng đùi hoặc những cơn đau có thể lan xuống vùng đầu gối.
  • Những cơn đau thường xuất hiện nặng hơn về đêm gây ra ảnh hưởng tới giấc ngủ của người mẹ. Nếu phải tỉnh dậy và đi vệ sinh vào giữa đêm có thể khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau.
  • Khó cử động hoặc khi vận động vùng khung chậu sẽ thấy xuất hiện tiếng kêu.
  • Những cơn đau thường nặng hơn khi vận động, đi lại trên bề mặt không bằng phẳng hoặc phải đi bộ một quãng đường dài. Hai đầu gối thường cách xa nhau, thậm chí thay đổi tư thế khi nằm  cũng có thể gây ra đau đớn.

Những đối tượng dễ bị đau xương chậu khi mang thai chính là:

  • Lần mang thai trước đã bị đau xương chậu.
  • Người từng có chấn thương xương chậu.
  • Những người đã từng bị đau xương chậu trước khi mang thai.
  • Người bị mắc hội chứng tăng động khớp.
  • Chỉ số BMI cơ thể cao, béo phì, thừa cân trước khi mang thai.
Đau xương chậu khi mang thai là tình trạng phổ biến
Đau xương chậu khi mang thai là tình trạng phổ biến

Chúng ta hoàn toàn có thể điều trị được tình trạng đau nhức xương chậu khi mang thai, khi gặp phải tình trạng này nên điều trị càng sớm càng tốt

3. Những cách làm giảm triệu chứng đau xương chậu khi mang thai?

Chúng ta hoàn toàn có thể điều trị được tình trạng đau xương chậu khi mang thai, khi gặp phải tình trạng này nên điều trị càng sớm càng tốt. Các phương pháp điều trị bệnh đau xương chậu khi mang thai hiệu quả nhất bao gồm thể dục liệu pháp, vật lý trị liệu, châm cứu hoặc sử dụng đai hỗ trợ… Chẩn đoán và điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất sẻ đạt được hiệu quả tốt hơn.

Ngoài ra, các mẹ bầu bị đau xương chậu cũng có thể làm giảm  bằng những cách sau đây:

  • Đứng cân bằng và dồn đều trọng lực của cơ thể lên cả 2 chân.
  • Hoạt động với cường độ vừa phải để tránh những cơn đau do quá sức.
  • Nên thực hiện những công việc hàng ngày ở tư thế ngồi.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế, tránh ngồi yên quá 30 phút mỗi lần.
  • Nên lựa chọn tư thế nằm ít đau nhất khi ngủ.
  • Khi leo cầu thang nên leo từ từ và nhấc chân khỏe lên trước.
  • Cố gắng giữ 2 đầu gối không cách xa nhau khi di chuyển.
  • Cố gắng giữ 2 đầu gối di chuyển cùng nhau khi thay đổi tư thế nằm ngủ ở trên giường.
  • Nên sử dụng thêm gối ôm khi nằm ngủ để tạo được cảm giác thoải mái nhất.

Ngoài ra, bị đau xương chậu khi mang thai không có diễn biến nghiêm trọng hơn thì các bạn cần phải tránh những việc sau đây:

  • Lên xuống cầu thang quá nhiều.
  • Nâng hoặc mang vác nặng.
  • Ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Ngồi lệch một bên.
  • Ngồi trên sàn nhà.
  • Đứng không cân, đứng bằng 1 chân hoặc vắt chéo chân.
  • Khom lưng hoặc mang vác vật nặng ở một bên hông.

Đau xương chậu khi mang thai là tình trạng không quá nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của thai phụ. Nguyện vọng chính đáng của các cặp vợ chồng chính là có một thai kỳ an toàn và sinh con một cách khỏe mạnh nhất. Hãy thăm khám thường xuyên để đảm bảo an toàn nhất cho cả mẹ và thai nhi.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990