Top
Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Cập nhật: 09/09/2019 09:26 | Người đăng: Lường Toán

Tỉ lệ sinh bằng phương pháp mổ ở nước ta hiện nay đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, phụ nữ sau khi đẻ mổ không chăm sóc vết mổ cẩn thận có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Sau đây là một vài thông tin về dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc vết mổ sau khi sinh mà Trường Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp lại giúp bạn đọc tham khảo.


Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Đối với những trường hợp đẻ mổ, nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau đây thì các bạn cần phải đến ngay những trung tâm y tế chuyên khoa để được các y bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

  • Vết mổ đẻ bị sưng đỏ và xuất hiện mủ.
  • Vết mổ bị tụ dịch: trong trường hợp này, các bạn sẽ thấy một lớp dịch tụ lại ở trên hốc của vết mổ. Khi gặp phải tình trạng này có thể gây ra tình trạng rong huyết hoặc khó thụ thai.
  • Vết mổ đẻ bị hở, phần thịt ở bên trong có dấu hiệu bị lồi ra ngoài.
  • Vết mổ bị hở ra hoặc bị rỉ máu
  • Cảm giác nóng và sưng tấy ở vết mổ
  • Sản phụ bị sốt sao khoảng 39-40 độ và đôi khi cảm thấy ớn lạnh
  • Ngực bị cương đa, cảm thấy vùng bụng dưới bị đau tức, đặc biệt là vùng ở xung quanh vết mổ.
  • Sản dịch sau sinh có mùi hôi.
  • Vết mổ bị hở, vết mổ bị chảy mủ, dịch tiết ra ở vết mổ có mùi hôi
  • Đối với những người bị bệnh đái tháo đường thì nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh rất cao. Các triệu chứng khi bị nhiễm trùng chính là sưng đỏ, vết mổ không liền sẹo và tiết ra dịch có mùi hôi.

Cách xử lý khi thấy dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở vết mổ đẻ, các bạn có thể xử lý tạm thời trước khi đến các trung tâm y tế bằng những cách sau đây:

  • Sử dụng băng vô trùng để bảo vệ vết mổ trong 24-48 giờ sau khi phẫu thuật. Tuyệt đối không được làm ướt băng hoặc sử dụng băng này trong khi tắm.
  • Khi vết mổ đẻ đã bị hở ra thì cần sử dụng băng gạc vô trùng ẩm để đắp lại và che phủ vết mổ.
  • Khi thay băng cho vết thương cần phải sử dụng băng vô trùng và kỹ thuật thay băng vô khuẩn.
  • Phải rửa tay sạch sẽ trước và sau khi thay băng.
  • Khi tiếp xúc với vị trí phẫu thuật cần phải vệ sinh sạch sẽ.
  • Sản phụ và gia đình của sản phụ cần phải tìm hiểu về cách chăm sóc vết mổ sau sinh cùng với cách nhận biết những dấu hiệu bất thường của vết mổ.
  • Khi thấy vết mổ sau sinh đã bị nhiễm trùng cần phải đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sản phụ để cơ thể mau chóng bình phục.


Không nên dùng bông băng để bịt kín vết mổ, nên để vết mổ khô tự nhiên, vết mổ nhanh lành hơn nếu được để hở và thoáng. 

Làm thế nào để vết mổ sau sinh nhanh lành lại?

Chế độ dinh dưỡng dành cho sản phụ sau khi sinh mổ

Đê tránh cho dạ dày phải hoạt động quá mạnh, trong những ngày đầu tiên sau khi sinh mổ sản phụ không nên ăn những loại thực phẩm khó tiêu như cơm, phở… mà nên ăn cháo loãng, uống nước lọc cho đến khi xì được hơi.

Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, chất đạm và cũng nên uống nhiều nước để có đủ sữa cho con bú, giữ độ ẩm cho da để da căng mịn, hồng hào.

Chế độ vận động phù hợp

Sau khi sinh, cần vận động nhẹ nhàng và nghỉ ngơi đầy đủ vì cơ thể lúc này còn rất yếu. Để nhanh chóng phục hồi lại sức khỏe cần phải dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Nên hạn chế nằm nghiêng người sang 1 bên để tránh cho tử cung gặp phải những cơn đau co thắt và tranh bị nôn.

Khi cảm thấy cơ thể đỡ mệt thì có thể dậy và đi lại nhẹ nhàng để các cơ được hoạt động, tránh gặp phải hiện tượng bị chuột rút.

Cách chăm sóc vết mổ

Cách chăm sóc vết mổ cho người có cơ địa bị sẹo lồi:

  • Nên sử dụng dung dịch betadine để vệ sinh sạch sẽ vết sẹo và thường xuyên thay băng để tránh cho vết mổ bị nhiễm trùng.
  • 3 ngày sau khi mổ nên bỏ băng gạc để vết mổ cho khô thoáng.

Chăm sóc vết mổ cẩn thận:

Trong tuần đầu tiên sau khi sinh mổ, các bác sĩ sẽ chăm sóc sản phụ, thay băng gạc và vệ sinh vết mổ. Cùng với đó là bạn sẽ được sử dụng một loại thuốc kháng sinh giúp giảm các cơn đau và co hồi tử cung, tránh để cho vết mổ bị nhiễm trùng hay tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm khác.

Tuần thứ 2 sau sinh mổ, với những trường hợp khâu bằng chỉ thường, các bác sĩ sẽ kiểm tra vết mổ, nếu không có điều gì bất thường xảy ra sẽ tiến hành cắt chỉ. Để làm sạch cơ thể, sản phụ có thể lau người bằng nước ấm, không nên ngâm mình quá lâu vì nó có thể ảnh hưởng đến vết mổ. Sau khi tắm xong nên lau khô người, đặc biệt là thấm khô nước ở vùng xung quanh vết mổ hoặc các sản phụ cũng có thể dùng dung dịch betadin hoặc Povidine 10% để giúp vết mổ nhanh lành và tránh bị nhiễm trùng.

Không nên dùng bông băng để bịt kín vết mổ, nên để vết mổ khô tự nhiên, vết mổ nhanh lành hơn nếu được để hở và thoáng. 

Để giảm tình trạng viêm nhiễm vết mổ có thể bổ sung vào cơ thể các loại vitamin như vitamin A, B C. Các thực phẩm giàu vitamin K cùng với những yếu tố vi lượng sẽ giúp tạo máu và làm cho vết thương nhanh chóng lành lại. Bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa protein để giúp làm liền sẹo nhanh và tránh gặp phải tình trạng bị thiếu máu. 

Không nên sử dụng những loại thực phẩm có thể gây ra dị ứng cho bạn trước khi sinh. Tránh ăn lòng đỏ trứng, rau muống và đồ nếp để vết sẹo không bị lồi. Nên sử dụng bông tăm để thoa kem lên vùng vết mổ để đảm bảo vệ sinh, không nên dùng tay. 

Khi đẻ mổ, các chị em phụ nữ cần phải chú ý nhiều hơn trong việc chăm sóc cơ thể của mình, sinh hoạt và ăn uống những loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Nếu thấy vết mổ có những dấu hiệu bất thường cầm phải nhanh chóng đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời. 

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những dấu hiệu nhận biết sự bất thường của vết mổ đẻ cùng với cách chăm sóc sản phụ sau khi đẻ mổ. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Chúc các bạn mạnh khoẻ. 

Thông tin hữu ích khác
tong-quan-ve-benh-vay-nen-va-cach-dieu-tri Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân và cách điều trị Bệnh vảy nến là một trong những bệnh về da mãn tính, xảy ra do tình trạng tăng sinh tế bào và viêm. Biểu hiện của bệnh xuất hiện những mảng màu đỏ,... cach-lam-dep-da-bang-mat-ong 10+ cách làm đẹp da mặt bằng mật ong hữu hiệu Mật ong cung cấp rất nhiều dưỡng chất tốt cho da. Do vậy mà từ lâu mật ong đã trở thành một trong những cách làm đẹp được nhiều chị em quan tâm.... uong-toi-ngam-mat-ong-vao-luc-nao-tot-nhat-tim-hieu-tac-dung-cua-toi-ngam-mat-ong Tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì? Uống vào lúc nào tốt nhất? Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với công dụng của tỏi trong việc cải thiện sức khỏe tốt hơn. Trong đó thì tỏi ngâm mật ong còn mang lại nhiều giá trị... thuoc-canesten-cream Thuốc Canesten Cream có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng Thuốc Canesten Cream được sử dụng bôi ngoài da với tác dụng là kháng nấm với ký sinh trùng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả dùng thuốc... lap-ke-hoach-cham-soc-benh-nhan-tai-bien-mach-mau-nao Cách Lập Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máu Não Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) có thể gây nguy hiểm cho người bệnh do tình trạng tắc hoặc vỡ động mạch. Bởi vậy bạn phải biết cách lập kế... thuoc-daktarin Daktarin là thuốc gì? Cách dùng và liều dùng thuốc an toàn Thuốc Daktarin được điều trị kháng nấm ở miệng và đường tiêu hóa, an toàn cho trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ về liều dùng, cách...
Xem thêm >>



0899 955 990