Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh

Cập nhật: 31/12/2021 17:59 | Người đăng: Lường Toán

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xuất hiện triệu chứng với những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu như không được phát hiện kịp thời sẽ có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng nguyên trọng. Chính vì thế, hãy cùng ban tư vấn Cao đẳng Dược TPHCM tìm hiểu và nắm bắt thông tin về dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh.


Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến

Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh

Tùy thuộc vào từng mức độ nhiễm khuẩn và loại vi khuẩn cùng với tình trạng sức khỏe của trẻ sẽ có những triệu chứng khác nhau của bệnh. Để xác định được trẻ sơ sinh có bị nhiễm trùng đường ruột hay không, các bậc phụ huynh sẽ cần phải dựa vào một số dấu hiệu sau đây của bệnh:

  • Tiêu chảy
  • Quấy khóc
  • Chán ăn, ăn không ngon
  • Chuột rút
  • Đau bụng
  • Sốt
  • Phân lỏng có lẫn máu và chất nhầy
  • Buồn nôn, nôn
  • Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho trẻ bị sụt cân và chậm phát triển

Tại sao trẻ sơ sinh lại bị nhiễm khuẩn đường ruột?

Hệ tiêu hóa của trẻ khi mới sinh ra còn rất non nớt nên và yếu nên là một môi trường lý tưởng để cho các vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra tổn thương. Trong đó có rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh như:

  • Khuẩn tụ cầu: loại khuẩn này được tìm thấy ở trong thịt, trứng và các loại chế phẩm của sữa.
  • Sampylobacter: có ở trong thịt và các loại gia cầm
  • Salmonella: được tìm thấy ở trong thịt, trứng và các loại chế phẩm của sữa.
  • Shigella: được tìm thấy ở trong nước, đặc biệt là nước ở hồ bơi
  • Ersinia: được tìm thấy ở trong thịt lợn
  • E.coli: được tìm thấy trong thịt bò và các loại rau sống

Cơ chế gây ra bệnh: Vi rút và vi khuẩn thường xâm nhập vào trong cơ thể trẻ thông qua đường ăn uống và sau đó sẽ đi vào đường ruột, phát triển, sinh sôi tại đó rồi tấn công cơ thể. Các loại vi khuẩn có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc với chân tay, đồ dùng cá nhân của người mắc bệnh.

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ruột ở trẻ sơ sinh

  • Trẻ có sử dụng thuốc làm giảm độ Axit dạ dày
  • Sinh sống ở nơi đông đúc
  • Trong môi trường sống có xuất hiện ổ dịch
  • Trẻ có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu
  • Ăn những thực phẩm chưa được nấu chín kỹ hoặc đã để ở bên ngoài quá lâu, đồ ăn không được hâm nóng
  • Ăn thực phẩm bị nhiễm độc và nhiễm khuẩn


Điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột đối với trẻ em sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với người lớn

Biến chứng nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh

Bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những biến chứng như: sốt cao, đau cơ bắp, không có khả năng kiểm soát được những chuyển động của ruột.

Một số loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng ruột còn có thể gây ra ảnh hưởng đối với thận, thiếu máu và dẫn đến tình trạng bị chảy máu trong đường ruột. Tình trạng bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu như không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương đối với não và có thể sẽ tử vong.

Cách điều trị nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh

Điều trị bệnh nhiễm trùng đường ruột đối với trẻ em sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với người lớn. Nguyên tắc chung khi điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cho các bé chính là giữ cho cơ thể bé có đủ lượng nước cần thiết và phòng tránh được những biến chứng của bệnh có thể xảy ra.

Trường hợp bị nhiễm trùng đường ruột nhẹ

Đối với những bé bị nhiễm trùng đường ruột nhẹ, hoàn toàn có thể điều trị ngay tại nhà, tình trạng nhiễm khuẩn có thể khỏi sau 1-2 ngày hoặc cũng có thể sẽ lâu hơn. Cụ thể những điều mà phụ huynh cần phải làm:

  • Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày và cố gắng cung cấp đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
  • Thường xuyên cho trẻ uống nước, đối với trẻ sơ sinh nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn bình thường.
  • Cho bé ăn những loại thức ăn đã được nấu mềm để trẻ dễ nuốt và dễ tiêu hóa hơn.
  • Nên ăn nhiều loại trái cây có chứa kali như chuối, cam, nước dừa. Đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi thì các mẹ không nên cho trẻ ăn.
  • Các loại đồ uống như húng quế, gừng có thể chống nhiễm trùng và giúp làm dịu dạ dày.
  • Nếu như trẻ còn bú mẹ thì các mẹ có thể tăng số lần cho con bú hoặc thời gian cho trẻ bú.
  • Đối với những trường hợp bị nhiễm khuẩn đường ruột nặng hơn thì các bậc phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng dung dịch oresol.
  • Các hạt mầm hoặc giá đỗ được khuyến khích sử dụng vì có thể giúp cho cơ thể của trẻ bổ sung thêm men tiêu hóa, cũng như năng lượng cần thiết cho cơ thể.
  • Có thể bổ sung nước cho trẻ thông qua các loại nước cháo muối, nước trái cây được pha loãng…
  • Cần ưu tiên những thực phẩm như giá đỗ, gạo, khoai tây, thịt bò, thịt gà, trứng, sữa…

Ngoài ra, cha mẹ hãy bổ sung thêm cho trẻ những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng vào những bữa ăn hàng ngày, đồng thời tránh sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, đồ ăn lạnh và những loại đồ uống có ga.

Trường hợp bị nhiễm trùng đường ruột nặng

Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột và thấy xuất hiện những biểu hiện sau đây, các bậc phụ huynh cần phải đưa bé đến trung tâm y tế ngay lập tức:

  • Trẻ tiểu tiện rất ít và không tiểu tiện.
  • Đi ngoài phân lỏng, trong phân có lẫn máu, chất nhầy hoặc toàn nước đục.
  • Trẻ bị tiêu chảy khoảng 5-6 lần/giờ và có kèm theo sốt.
  • Trẻ không ăn uống và nôn mửa nhiều.
  • Trẻ bị lừ đừ, chân tay lạnh, vã mồ hôi nhiều.

Các bậc phụ huynh cần phải tự ý mua thuốc kháng sinh vì có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho trẻ. Chỉ nên sử dụng thuốc khi đã có sự tư vấn và chỉ định cụ thể của bác sĩ điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em

  • Hãy thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ
  • Lựa chọn những thực phẩm sạch, tươi ngon và nấu chín thật kỹ
  • Tránh để bé tiếp xúc với những người đang bị nhiễm bệnh
  • Hạn chế cho trẻ uống sữa chưa tiệt trùng và những đồ ăn sống
  • Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng và các dụng cụ nấu nướng trong nhà bếp
  • Bảo quản cẩn thận thực phẩm và thức ăn, không nên để đồ ăn ở bên ngoài quá lâu
  • Các món ăn cần phải chế biến một cách kỹ lưỡng, ưu tiên những loại  thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có dạng mềm hoặc dạng lỏng giúp cho trẻ dễ tiêu hóa và hấp thụ như: cháo, sữa, súp, các loại nước ép trái cây…
  • Khi trẻ bị bệnh, phụ huynh cần phải chú ý đến khẩu vị của trẻ để thay đổi món ăn phù hợp theo nhu cầu và sở thích của trẻ.
  • Có thể bổ sung lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các lợi khuẩn này có rất nhiều ở trong sữa chua cùng với các chế phẩm khác từ sữa. Để có thể thiết lập lại mật độ của các loại vị khuẩn ở trong đường ruột đa dạng về chủng loại để hạn chế được khả năng nhiễm trùng hệ tiêu hóa, đồng thời khắc phục được tình trạng  rối loạn khuẩn đường ruột giúp cho đường ruột khỏe mạnh hơn.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh,  các bậc phụ huynh cần phải phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn ở đường ruột của trẻ em bằng một lối sống khoa học, chế độ ăn uống hàng ngày. Khi thấy trẻ xuất hiện những biểu hiện của bệnh cần phải chăm sóc trẻ đúng cách để giúp trẻ phục hồi nhanh chóng nhất.

Đối với trường hợp bệnh nhân đã điều trị tại nhà nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm thì các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

Bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em. Các bậc phụ huynh nên nắm rõ những kiến thức cơ bản này để bảo vệ con em mình một cách tốt nhất.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990