Trong thời gian chăm sóc cho trẻ sơ sinh, hầu hết các mẹ chỉ lo lắng khi con bị sốt mà không biết rằng thân nhiệt của trẻ bị hạ thấp cũng rất nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy mà trong chuyên mục bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về hạ thân nhiệt và cách xử lý an toàn. Hãy tham khảo nhé.
Trẻ bị hạ thân nhiệt là tình trạng rất phổ biến hiện nay, thường gặp nhất ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Thế nhưng các mẹ hầu như chỉ lo lắng khi thân nhiệt của con tăng cao mà không biết cách xử lý kịp thời khi thân nhiệt của trẻ bị hạ thấp. Theo các chuyên gia y tế, hạ thân nhiệt ở trẻ em rất nguy hiểm, bởi nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng không tốt về sức khỏe.

>>>Tham khảo thêm: Tập Kegel có tác dụng gì? Bài tập đúng cách như thế nào?
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hạ thân nhiệt
Triệu chứng hạ thân nhiệt ở trẻ cũng như tên gọi của nó. Theo đó thì dễ nhận biết nhất dựa trên đặc điểm nhiệt độ cơ thể trẻ giảm đột ngột dưới mức bình thường. Ở người bình thường thì nhiệt độ cơ thể dao động từ 36 – 37 độ C. Với những trẻ bị hạ thân nhiệt dưới 36 độ thì thường có biểu hiện rét run, đổ mồ hôi. Ngoài ra trẻ cũng có thể gặp phải một số triệu chứng dưới đây:
Bàn tay, chân lạnh ngắt, có triệu chứng bị tím tái ở đầu ngón tay, chân kèm theo biểu hiện cứng cơ. Nếu có thể có nhiệt độ giảm xuống dưới 28 độ C thì có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, đồng tử giãn và mất phản xạ với ánh sáng.
Triệu chứng mệt mỏi, khó chịu: Trẻ xuất hiện những triệu chứng nhiễm khuẩn bao gồm: bú kém, ngủ li bì, suy hô hấp.
Huyết áp giảm: Trẻ sẽ có cảm giác bị chóng mặt choáng váng. Ở một số trường hợp thì thân nhiệt hạ có thể gây rối loạn nhịp thở và chậm nhịp tim.
Trên đây đều là những triệu chứng có thể dễ nhận biết bên ngoài. Với những chuyên gia bác sĩ thì họ sẽ tiến hành đo nhiệt độ hay tiến hành một vài xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân như cấy máu, xét nghiệm đường máu, CRP Máu…đều là những cách chính xác nhất để nhận biết dấu hiệu trẻ bị hạ thân nhiệt hay không.
Hạ thân nhiệt thường được xác định khi mà nhiệt độ ở hậu môn đo dưới 35 độ C. Với trẻ từ 34 – 35 độ C cho thấy trẻ bị hạ thân nhiệt ở mức độ nhẹ. Còn trẻ bị hạ từ 34 – 32 độ C thì có nghĩa là thân nhiệt bị hạ ở mức độ trung bình. Với trẻ bị hạ từ 32 – 25 độ C là trẻ bị hạ thân nhiệt ở mức độ nặng, còn dưới 25 độ C thì báo hiệu tình trạng nguy kịch.
Cách xử lý khi trẻ bị hạ thân nhiệt
Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Phạm Ngọc Thạch, Ngay khi phát hiện được tình trạng trẻ bị hạ thân nhiệt thì mẹ nên tiến hành các những biện pháp sơ cứu ngay bằng cách: làm ấm cơ thể, giúp cơ thể trẻ trở lại nhiệt độ bình thường. Bên cạnh đó cũng cần phải quấn tã, mặc quần áo, đắp chăn, đội mũ cho trẻ ấm nhất là khi đi ngoài đường. Bên cạnh đó thì hãy di chuyển trẻ đến những nơi ấm áp hay tăng cường nhiệt độ phòng. Với trẻ sơ sinh thì mẹ cũng có thể ôm trẻ và cho bú hoặc có thể vắt sữa cho con uống bằng muỗng. Trường hợp trẻ bị ướt thì mẹ hãy nhanh chóng thay quần áo khác và ủ ấm cho bé bằng chăn mền. Khi nhiệt độ phòng tăng cao thì mẹ chỉ nên tăng nhiệt độ bình thường, không nên để nhiệt độ tăng đột ngột.

Lưu ý: Trước khi sơ cứu thì mẹ cũng nên thông đường thở cho bé, hỗ trợ tốt cho trẻ sơ sinh. Sau khi ủ ấm cho bé thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời. Tốt nhất không nên chườm nóng trực tiếp hay dùng nước nóng, đệm sưởi ủ ấm nhất là ở phần tay chân. Như vậy sẽ giúp thúc đẩy lượng máu lạnh trở về tìm, phổi đột ngột dẫn đến tình trạng hạ nhiệt trung tâm.
Với những trẻ bị hạ thân nhiệt nặng thì hãy tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc đặt nội khí quản hỗ trợ truyền dịch và đường thở…
Cách phòng tránh hiện tượng hạ thân nhiệt của trẻ
Hãy luôn đảm bảo cho trẻ được giữ ấm trong thời tiết lạnh. Đây là cách phòng tránh tình trạng hạ thân nhiệt rất hiệu quả. Khi đi ra ngoài trời lạnh, đặc biệt là mùa đông ở miền Bắc thì mẹ nên cho trẻ đội mũ, mặc áo khoác và quàng khăn ấm. Lưu ý: Thay vì cho trẻ mắc một chiếc áo dày thì các mẹ hãy mặc cho con nhiều lớp áo mỏng. Nếu nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột thì mẹ có thể bỏ bớt áo hoặc mặc thêm áo. Tránh trường hợp trẻ bị nóng mức đổ mồ hôi, sẽ rất dễ dẫn đến cảm lạnh.
Với những trẻ sơ sinh thì mẹ cần thực hiện giữ ấm cho trẻ ngay khi chào đời. Nếu có trẻ bú sớm để có thể tận dụng được nguồn sữa non, như vậy sẽ giúp trẻ ổn định được thân nhiệt nhanh chóng. Trong khi tắm cho bé thì mẹ cũng không nên cho bé tắm quá lâu, không tắm muộn và không được tắm bằng nước lạnh. Tốt nhất mẹ hay chọn nơi kín gió để không làm ảnh hưởng đến bé.
Những thông tin trong bài viết trên đây hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc về cách xử lý khi trẻ bị hạ thân nhiệt. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn đọc sức khỏe!