Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dấu hiệu hen suyễn thường gặp và cách điều trị

Cập nhật: 02/05/2019 16:47 | Người đăng: Lường Toán

Hen suyễn là một trong những bệnh phổ biến rất thường gặp ở trẻ em. Theo ghi nhận của WHO, hen suyễn có thể xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới, trong đó có đến 80% những trường hợp bị tử vong. Việc phát hiện những dấu hiệu hen suyễn và có cách chữa sớm là thực sự cần thiết. Do vậy bài viết này sẽ giúp các bạn tổng hợp những dấu hiệu bị hen suyễn nhé.

Bệnh hen suyễn thường gặp ở trẻ em

Hen suyễn là một trong những bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi người bệnh bị mắc hen suyễn thì lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ bị sưng lên, dễ viêm nhiễm và bị kích ứng. Phổi viêm nhiễm và bị co thắt sẽ làm cho ống dẫn khi bị thu hẹp lại, làm lưu lượng khí vào phổi ít đi. Lúc này người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của bệnh

Bài viết tham khảo:

Dấu hiệu hen suyễn là gì?

Ho kéo dài

Ho là triệu chứng của rất nhiều bệnh như viêm phế quản hoặc cảm lạnh. Tuy nhiên nếu biểu hiện này kéo dài không có dấu hiệu dứt điểm, ho tái đi tái lại nhiều lần thì rất có thể đây là dấu hiệu của hen suyễn.

Các triệu chứng này càng nặng nề khi người bệnh nằm hoặc cười nhiều nhất là về ban đêm, bệnh xuất phát từ ngực chứ không phải từ cổ họng. Với những biểu hiện này, người bệnh thường không được điều trị khỏi bằng thuốc  không được kê đơn.

Thở nhanh, thở gấp

Khi mắc phải bệnh hen suyễn, người bệnh thường phải dùng các cơ ở nền cô và các xương sườn hoạt động mạnh hơn. Do vậy khi dứt các cơn họ thì nhịp thở tại người bệnh là 20 nhịp/ phút hoặc thở nhanh hơn với nhịp khoảng 30 lần / phút..

Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ em thường thở nhanh và gấp hơn người lớn. Nếu bố mẹ thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng thở khó khăn cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Thở khò khè

Dạng thở ngày giống như dạng rít do âm thanh không bình thường được phát ra khi người bệnh hen suyễn thở. Không khí vào phổi sẽ bị cản trở bởi ông phế quản bị phù nề sẽ khiến cho âm thanh phát ra khi thở khò khè và không bình thường, nhất là khi trời trở lạnh.

Đau tức ngực

Đây là dấu hiệu hen suyễn mà không ít người gặp phải. Khi lên cơn ho, các cơ xung quanh đường hô hấp sẽ bị co thắt lại, người bệnh cảm thấy tức ngực cảm giác giống như bị một thức gì đó chèn ép hoặc đè lên ngực bạn. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi được ngồi dậy. Những triệu chứng bệnh này thường rất giống với bệnh đau tim. Do đó người bệnh cần đi thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh và có cách chữa phù hợp.

Dấu hiệu hen suyễn ở trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh mà gặp phải vấn đề đau tức ngực nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Cơ thể mệt mỏi khi vận động

Những cơn ho hen suyễn thường xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ. Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân khiến cơ thể bị giảm năng lượng thể chất đồng thời làm tinh thần mệt mỏi, kém minh mẫn. Ngoài ra những cơn ho kéo dài khiến người bệnh phải dùng sức và tiêu tốn rất nhiều calo.

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì đây là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi hơn. Nếu các biểu hiện hen suyễn giảm thì giấc ngủ của bạn có thể được cải thiện hơn nhiều.

Các dấu hiệu bệnh hen suyễn ở trẻ em thường xuất hiện nặng hơn khi cơ thể trẻ tiếp xúc trong những môi trường dưới đây: Khi hoạt động ( chạy nhảy, tập thể dục..), trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và các chất gây dị ứng trong không khí, thay đổi thời tiết, trẻ bị trào ngược đường tiêu hóa, trẻ bị nhiễm lạnh đường hô hấp…

Cách điều trị bệnh hen suyễn

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh nhanh khỏi

Bệnh hen suyễn cần được phát hiện sớm thì việc điều trị dứt điểm sẽ dễ dàng hơn và hạn chế được những biến chứng do bệnh gây ra.

Ngoài những dấu hiệu hen suyễn kể trên thì cách phát hiện bệnh tốt nhất là đi thăm khám bác sĩ . Nếu được chẩn đoán các triệu chứng trên nguyên nhân do bệnh hen suyễn thì sẽ được các bác sĩ chỉ định một số loại thuốc như thuốc giảm đau không steroid như naproxen, ibuprofen, aspirin…và cả các loại thuốc nhỏ mắt được sử dụng theo chỉ định của các bác sĩ.

Không nên tự ý mua thuốc hoặc sử dụng sai liều, cách dùng không đem lại hiệu quả.

Ngoài cách chữa trên thì người bệnh cần phải thực hiện chế độ ăn uống, tập thể dục tăng sức đề kháng và tránh những tác nhân gây bệnh khiến bệnh trở nặng hơn như: đeo khẩu trang khi ra đường, môi trường sống ô nhiễm, những thức ăn dễ gây dị ứng và lông của thú nuôi trong nhà….

Các cách phòng ngừa hen suyễn ở trẻ em và người lớn

Một môi trường sống trong sách chính là cách giúp con hạn chế được tình trạng bệnh hen suyễn. Ngoài ra, bố mẹ cần biết về một vài nguyên tắc phòng tránh sau đây:

  • Tránh xa mùi khói thuốc: Phụ nữ mang thai, trẻ em là những đối tượng có hệ hô hấp và sức đề kháng yếu. khi tiếp xúc với khói thuốc rất dễ khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị kích hoạt những cơn hen suyễn
  • Tập thể dục đều đặn: tập thể dục giúp trẻ tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch trong cơ thể để chống lại bệnh tật
  • Chế độ dinh dưỡng: Muốn con có sức đề kháng tốt thì không thể thiếu bữa ăn đầy đủ chất giúp con khỏe mạnh hơn.
  • Cần hạn chế những tác nhân gây nên bệnh: Bố mẹ cần chủ động giúp con tránh xa những nơi môi trường bị ô nhiễm, các chất dị ứng và gây kích thích hệ hô hấp của bệnh hen suyễn. Dạy trẻ thói quen đeo khẩu trang khi ra đường.
  • Khám bác sĩ: Khi cơ thể trẻ xuất hiện những dấu hiệu bị hen suyễn thì bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám ngay để kịp thời ngăn chặn những triệu chứng có thể trở nặng hơn. Bố mẹ cần kết hợp với các bác sĩ theo dõi quá trình điều trị để có cách chữa cho con hiệu quả nhất.

Trên đây là những dấu hiệu hen suyễn thường gặp do thầy cô các trường Cao Đẳng Dược HCM. Với bài viết này hi vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích trong cuộc sống. Hãy theo dõi trên trang của chúng tôi nhiều hơn để cập nhật những bài viết hữu ích nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990