Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sốt xuất huyết chảy máu chân răng: Nguyên nhân, cách phòng tránh và phương pháp điều trị

Cập nhật: 29/12/2023 15:51 | Người đăng: Lường Toán

Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là tình trạng người bệnh bị sốt xuất huyết đang có dấu hiệu chuyển biến nặng, nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.

Sốt xuất huyết là bệnh gì?

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra là một căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến tại nước ta. Virus Dengue có 4 tuýp: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Bệnh sốt xuất huyết không tạo được miễn dịch chéo nên mỗi người có thể mắc bệnh nhiều lần trong đời. Nếu bị nhiễm bệnh lại thì lần sau sẽ nặng hơn lần trước do ở trong cơ thể người bệnh có các kháng thể của nhiều tuýp virus Dengue cùng tồn tại.

Bệnh sốt xuất huyết sẽ thường kéo dài từ 7-10 ngày và có diễn biến khá phức tạp. Có thể người bệnh sẽ chỉ sốt cao, đau nhức, mệt mỏi đến những dấu hiệu bệnh nặng hơn như nôn mửa, đi tiểu ra máu, chảy máu chân răng, phân đen...

Nguyên nhân sốt xuất huyết chảy máu chân răng

Dấu hiệu sốt xuất huyết bị chảy máu chân răng là sự tác động tiêu cực của virus Dengue làm rối loạn chức năng của tiểu cầu, khiến cho tiểu cầu bị giảm. Điều này làm tổn thương đế mạch máu và mạch bạch huyết, khiến cho các mao mạch giãn mỏng và dễ bị nứt vỡ, gây ra tình trạng xuất huyết ở dưới da điểm hình là chảy máu chân răng.

Theo báo cáo của Viện Y Tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH Hoa Kỳ), có tới 30% trường hợp ghi nhận bị tổn thương niêm mạc miệng trong tổng các trường hợp bị sốt xuất huyết. Những tổn thương này thường có các triệu chứng như: nổi ban đỏ ở lưỡi, môi, mụn nước trên vòm miệng, xuất huyết trên màng lưỡi nhầy, trên niêm mạc miệng xuất hiện nhiều mảng sần sùi màu nâu làm chảy máu tự phát ở phần nướu, chảy máu chân răng.

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra là một căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến tại nước ta

Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra là một căn bệnh truyền nhiễm rất phổ biến tại nước ta

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:

Bệnh sốt xuất huyết chảy máu chân răng nguy hiểm không?

Hiện nay nhiều người vẫn chủ quan cho rằng sốt xuất huyết mà bị chảy máu chân răng là tình trạng bình thường. Tuy nhiên chảy máu chân răng và xuất huyết dưới da là tình trạng hết sức nguy hiểm cho thấy bệnh tình đang tiến triển nặng, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng như:

  • Mất nhiều máu khiến cho cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, bệnh tình chuyển biến nặng hơn.
  • Huyết tương có nguy cơ bị rò rỉ ra khỏi lòng mạch, khiến cho thành mạch tăng tính thấm, tràn dịch màng phổi, máu cô đặc có thể dẫn đến tình trạng huyết áp giảm, sốc, trụy tim,…
  • Trong một vài trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây xuất huyết não, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tử vong cao.

Vậy nên người bệnh khi bị sốt xuất huyết nếu có hiện tượng chảy máu chân răng, cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, chăm sóc và điều trị kịp thời, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh sốt xuất huyết chảy máu chân răng

Phương pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

  • Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng khi phải tiếp xúc với người bệnh.
  • Ngủ trong màn, sử dụng kem hoặc tinh dầu đuổi muỗi.
  • Phun thuốc diệt muỗi trong nhà và môi trường xung quanh.
  • Phát quang bụi rậm, dọn dẹp cống rãnh, ao tù đọng nước, diệt bọ gậy (loăng quăng).
Khi người bệnh sốt xuất huyết chảy máu chân răng cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời

Khi người bệnh sốt xuất huyết chảy máu chân răng cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị kịp thời

Điều trị bệnh sốt xuất huyết

Theo thầy cô Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, hiện nay vẫn chưa tìm được loại thuốc đặc trị đối với bệnh sốt xuất huyết, việc điều trị bệnh chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng của bệnh cùng kết hợp với việc phòng ngừa những biến chứng của bệnh. Đối với trường hợp bị sốt xuất huyết nhẹ thì người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ và có thể điều trị ngay tại nhà nhưng phải tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ:

  • Ăn các thức ăn mềm, loãng, dễ tiêu như cháo, súp. Uống nhiều nước, nên bù dịch bằng oresol, nước hoa quả,...
  • Nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ trong màn để tránh lây lan bệnh.
  • Đây là bệnh do virus Dengue gây ra nên sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng, chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh trong những trường hợp nhiễm vi khuẩn.
  • Khi người bệnh bị sốt cao trên 39 độ C cần phải nới lỏng quần áo, uống thuốc hạ sốt paracetamol, liều paracetamol thông thường là 10-15mg/kg/lần, dùng cách nhau 4-6 giờ nhưng tổng liều paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24 giờ, sử dụng nước ấm để lau mát cơ thể. Tuyệt đối không sử dụng ibuprofen, aspirin để hạ sốt vì sẽ tăng nguy cơ xuất huyết.

Lưu ý khi bị sốt xuất huyết chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là triệu chứng thường xuất hiện ở giai đoạn sốt và giai đoạn nghiêm trọng, tuy nhiên về bản chất thì triệu chứng này không quá nguy hiểm nếu người bệnh theo dõi, chăm sóc và điều trị đúng cách.

Khi điều trị hạ sốt tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc Aspirin hay Ibuprofen để hạ sốt vì thành phần các loại thuốc này có chứa hoạt chất gây xuất huyết tiêu hóa, khiến tình trạng chảy máu ở niêm mạc trở nên nghiêm trọng hơn, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như: nôn mửa liên tục (trên 3 lần trong 24 giờ), đau bụng dữ dội, nôn ra máu, chảy máu cam, co giật,… cần lập tức nhập viện ngay để được được điều trị kịp thời.

Hy vọng những kiến thức về bệnh sốt xuất huyết chảy máu chân răng mà chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn trong bài viết trên đây sẽ giúp cho các bạn bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990