Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cô giáo tuổi 35 chiến đấu 8 năm chống ung thư vú

Cập nhật: 28/12/2020 12:39 | Người đăng: Lường Toán

Một buổi tối khi chuyển mình để nằm sấp, chị Sơn bất ngờ thấy ngực phải đau nhói, đi khám được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn 2B.

"Nghe bác sĩ thông báo, tôi rất sốc, không bao giờ nghĩ mình mắc ung thư ở tuổi 35", cô giáo Lê Thị Nga Sơn, chia sẻ tại lễ Tổng kết Quỹ Ngày mai tươi sáng, Bộ Y tế, ngày 25/12.

Đến nay, chị Sơn 8 năm chiến đấu với ung thư vú, thời gian dài đủ để chị trải nghiệm cảm xúc từ tuyệt vọng đến hy vọng rồi chiến thắng. Mái tóc dày dặn, gương mặt rạng ngời, hiện tại không ai nghĩ chị Sơn là một bệnh nhân ung thư.

Là giáo viên dạy hóa cấp 3 tại huyện Đông Triều, Quảng Ninh, chị sống lành mạnh, yêu thể thao, cầu lông là môn yêu thích nhất. Chị cũng kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, không phát hiện bất thường nào. Do đó chị bất ngờ khi phát hiện ung thư, hóa xạ trị kết hợp.

"Công việc đang ở độ chín, con cái còn quá nhỏ, tôi mới 35 tuổi, bao nhiêu dự định còn ở phía trước. Bản thân sống lành mạnh, tại sao lại mắc ung thư", chị Sơn tự đặt câu hỏi cho mình.

Chị Sơn cho biết, từ khi biết tin bệnh, không khí trong nhà lúc nào cũng như "đưa đám, nặng nề vô cùng". Chị quyết định xin nghỉ việc để bắt đầu hành trình điều trị. Sau phẫu thuật cắt u, chị Sơn bắt đầu hóa trị.

Mũi truyền mũi hóa chất đầu tiên, chị Sơn thấy mọi thứ kinh khủng hơn tưởng tượng rất nhiều. Trong tuần đầu tiên, chị ngửi mùi gì cũng buồn nôn, ăn gì nôn ấy, mất hoàn toàn vị giác, mỗi ngày chỉ chan nước rau luộc với cơm để cầm cự.

"Tôi thấy mình tồi tệ hơn cả ốm nghén", chị Sơn nhớ lại.

Sau hóa trị 15 ngày, tóc chị bắt đầu rụng, thậm chí mỗi sáng thức dậy không dám nhìn xuống gối, sau đó chị nhờ chồng cạo trọc đầu. Hàng ngày, để đỡ tự ti, chị đội bộ tóc giả giống y hệt tóc cũ của mình để mọi người không nhận ra.

Từ mũi hai, cơ thể bắt đầu quen dần với hóa chất nhưng tác dụng phụ khiến cơ thể chị khô cằn, không còn sức sống. Ròng rã 6 tháng, chị đã trải qua 8 mũi hóa trị, sau đó tiếp tục xạ trị 25 mũi trong 5 tuần liên tục.

"Khoảng thời gian đó, tâm trạng tôi rất tệ, nhiều lần muốn bỏ cuộc vì không thể chịu được nổi. Chỉ đến khi trò chuyện cùng các chị em cũng đang chiến đấu với ung thư vú trong Câu lạc bộ Phụ nữ kiên cường, tôi dần có thêm động lực để vực dậy", chị Sơn nói.

Chị Sơn (giữa) chia sẻ câu chuyện chiến đấu với ung thư vú của mình. Ảnh: Quỳnh Anh.

Chị Sơn tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với tập thể dục nhẹ nhàng cố gắng ăn thật nhiều bữa nhỏ để cơ thể có đủ dinh dưỡng. Kết quả điều trị sau 8 tháng đầu tiên rất tốt, khối u được cắt bỏ, không phát hiện di căn. Từ đó đến nay, chị Sơn đều dặn tái khám, tiêm thuốc nội tiết. Lần tái khám gần nhất cách đây một tháng, bác sĩ thông báo mọi chỉ số đều bình thường.

"Phụ nữ hãy yêu thương cơ thể mình nhiều hơn, đừng chủ quan, chú ý khám tầm soát định kỳ để phát hiện sớm ung thư vú", chị Sơn nhắn nhủ.

Chị Sơn là một trong hơn 1.000 bệnh nhân ung thư vú đang sinh hoạt tại Câu lạc bộ Phụ nữ kiên cường. Thành viên chiến đấu với ung thư vú lâu nhất đã trên 20 năm, nhiều người khác vẫn sống tốt sau 10 năm.

"Chúng tôi tự gọi mình là những chiến binh. Cựu binh sẽ dìu dắt tân binh để chia sẻ với nhau cả về vật chất và tinh thần, cùng sát cánh bên nhau chiến đấu với bệnh tật", chị Sơn tâm sự.

Ngoài các câu lạc bộ, bệnh nhân ung thư vú tại Việt Nam cũng được hỗ trợ rất lớn từ Quỹ Ung thư Ngày mai tươi sáng. Trong 9 năm qua, Quỹ đã hỗ trợ điều trị và tặng quà cho hơn 28.000 bệnh nhân ung thư nghèo với trên 50 tỷ đồng và đang hỗ trợ hơn 800 tỷ đồng tiền thuốc cho các bệnh nhân. Trong năm qua, hơn 5.000 phụ nữ tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh... được khám sàng lọc ung thư vú miễn phí.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các nước nghèo, các nước đang phát triển. Hiện nay, cả nước ghi nhận hơn 353.000 người đang sống chung với ung thư, trong đó có trên 70% người điều trị ở giai đoạn muộn. Nhiều trường hợp phải bỏ dở liệu trình điều trị vì không có khả năng chi trả.

Cao đẳng Dược Hồ Chí Minh tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990