Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chứng rối loạn hoảng sợ là gì? Cách điều trị như thế nào?

Cập nhật: 08/11/2019 11:39 | Người đăng: Lường Toán

Chứng rối loạn hoảng sợ là gì? Cách điều trị như thế nào? Nếu như các bạn quan tâm tới vấn đề này thì hãy tham khảo những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp lại trong bài viết sau đây.


Đặc trưng của chứng rối loạn hoảng sợ chính là những cơn hoảng sợ kịch phát, thường xuất hiện rất đột ngột và mạnh mẽ

Chứng rối loạn hoảng sợ là gì?

Rối loạn hoảng sợ là một căn bệnh thuộc nhóm rối loạn lo âu. Đặc trưng của chứng rối loạn hoảng sợ chính là những cơn hoảng sợ kịch phát, thường xuất hiện rất đột ngột và mạnh mẽ. Những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ có cảm giác giống như mình bị nhồi máu cơ tim hoặc sắp chết, mất kiểm soát hoặc phát điên.

Những cơn hoảng sợ thường ngắn, đột ngột và sẽ gây ra những phản ứng dữ dội của cơ thể người bệnh. Cảm giác sợ hãi, lo lắng sẽ xuất hiện thường xuyên mặc dù không có nguyên nhân gây bệnh cụ thể và sẽ không có dấu hiệu báo trước.

Nguyên nhân gây bệnh Rối loạn hoảng sợ

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân gây ra chứng rối loạn hoảng sợ nhưng có một vài mối liên hệ giữa các vùng ở não bộ với những con lo âu và sợ hãi. Các chất dẫn truyền thần kinh cũng có thể là một trong những tác nhân gây bệnh.

Những cơn rối loạn hoảng sợ có thể khởi phát một cách đột ngột mà không có cảnh bảo trước. Tuy nhiên, theo thời gian chúng sẽ được kích hoạt bởi một số tình huống cụ thể. Một số yếu tố có thể kích thích những cơn rối loạn hoảng sợ như:

  • Caffeine, nicotine và các chất khác có thể làm tăng cơn hoảng loạn
  • Một số thay đổi trong cách hoạt động của các bộ phận chức năng não
  • Căng thẳng, nhạy cảm với căng thẳng hoặc dễ bị cảm xúc tiêu cực
  • Di truyền học
  • Những loại thuốc điều trị bệnh như: ống xịt thuốc dùng cho bệnh hô hấp, steroid, thuốc tuyến giáp, thuốc dị ứng, thuốc giảm cân. Cảm lạnh và ho cũng có thể là một trong những yếu tố góp phần gây ra bệnh.

Triệu chứng bệnh Rối loạn hoảng sợ

Khi bị bệnh rối loạn hoảng sợ, người bệnh sẽ có thể gặp phải những triệu chứng điển hình sau đây:

  • Bồn chồn, đứng ngồi không yên, nói rất nhanh
  • Cảm giác sắp xảy ra nguy hiểm, sợ mất kiểm soát hoặc tử vong
  • Cảm giác lo lắng, tuyệt vọng và suy nghĩ tới các vấn đề xấu xảy ra
  • Toát mồ hôi lạnh
  • Chóng mặt, thở gấp, khó thở hoặc yếu người
  • Đau ngực và dạ dày
  • Nhịp tim và huyết áp tăng
  • Có thói quen như gỡ ngón tay hoặc ngón chân, siết chặt tay

Những đối tượng của nguy cơ bị rối loạn hoảng sợ

Chứng rối loạn hoảng sợ thường gặp nhất ở những đối tượng ở lứa tuổi thanh thiếu niên và phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 18 đến 19 và nữ giới của nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới. Những người thường phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống cũng rất dễ bị mắc bệnh.

Những yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn hoảng sợ:

  • Trong gia đình đã có người từng bị rối loạn hoặc sợ hoặc thường gặp phải những cơn hoảng loạn.
  • Nghiện thuốc lá hoặc lạm dụng caffeine
  • Bị trầm cảm sau sinh hoặc gặp phải những biến cố lớn trong cuộc sống hàng ngày.
  • Trong quá khứ từng bị tổn thương tâm lý trầm trọng như: bị lạm dụng tình dục, thân thể hoặc bị tai nạn nghiêm trọng.
  • Trải qua những đau buồn trong cuộc sống (mất người thân, người yêu,…)


Chứng rối loạn hoảng sợ thường gặp nhất ở những đối tượng ở lứa tuổi thanh thiếu niên và phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 18 đến 19

Cách phòng tránh bệnh Rối loạn hoảng sợ

Để phòng tránh bản thân gặp phải tình trạng rối loạn hoảng sợ thì các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Nhanh chóng tới những trung tâm y tế nếu như thường gặp phải những hoảng loạn  hoặc gặp phải một số tác dụng phụ của những loại thuốc điều trị và nghiêm trọng hơn là đã có ý định tự tử.
  • Cố gắng giảm căng thẳng trong cuộc sống
  • Ngủ đủ giấc, tập thể dục hàng ngày và xây dựng chế độ ăn uống điều độ
  • Học thiền, xoa bóp, yoga, thái cực quyền và các bài tập làm giảm stress

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh Rối loạn hoảng sợ?

Theo Hội tâm thần học Mỹ, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh rối loạn hoảng sợ có ít nhất 4/13 triệu chứng trong những triệu chứng được liệt kê sau đây:

  • Lạnh cóng hoặc nóng bừng
  • Cảm giác chết lặng
  • Sợ chết
  • Sợ mất kiểm soát và phát điên
  • Giải thể thực tế hoặc giải thể nhân cách
  • Cảm giác chóng mặt, mất thăng bằng
  • Buồn nôn hoặc đau bụng
  • Đau hoặc khó chịu ở ngực
  • Cảm giác thở nông
  • Cảm giác nghẹt thở
  • Run tay, run chân
  • Ra nhiều mồ hôi
  • Mạch nhanh, đánh trống ngực

Các điều trị bệnh Rối loạn hoảng sợ

Tất cả những trường hợp bệnh nhân bị mắc chứng rối loạn hoảng sợ đều cần phải giảm stress bằng cách thay đổi những sở thích cá nhân hoặc thường xuyên tham gia vào những hoạt động tập thể dục, đồng thời thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. 

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị kết hợp có thể làm giảm hoặc biến mất tình trạng rối loạn hoảng sợ.

  • Người bệnh sẽ cần phải học được cách thay đổi sóng não hoặc sức cơ bằng cách kiểm soát thật tốt hơi thở của mình.
  • Liệu pháp hành vi như phương pháp phản hồi sinh học
  • Một số phương pháp điều trị bệnh khác như tưởng tượng, thư giãn cơ tăng dần, thôi miên hoặc thiền.

Một số loại thuốc an thần cũng thường được cân nhắc sử dụng cho những người mắc chứng rối loạn lo âu nhưng những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như nghiện thuốc hoặc buồn ngủ. Những người có tiền sử sử dụng những chất kích thích thì tuyệt đối không nên sử dụng những loại thuốc này.

Bài viết trên đây chính là một số thông tin về chứng rối loạn hoảng sợ và các điều trị căn bệnh này hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. 

Nguồn: cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990