Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chóng mặt khi nằm là bệnh gì? Cách xử lý như thế nào?

Cập nhật: 11/02/2020 11:00 | Người đăng: Lường Toán

Chóng mặt khi nằm là hiện tượng không còn mấy xa lạ, nhiều người lo lắng đây là triệu chứng của một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Tuy nhiên nhiều trường hợp đây cũng là tình trạng bình thường. Do vậy để biết bệnh chóng mặt khi nằm là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Chóng mặt là hiện tượng khá phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, với những người ít vận động, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hay người làm việc căng thẳng…Khi bị chóng mặt thì bệnh nhân thường có kèm theo những triệu chứng khác như ù tai, hoa mắt, buồn nôn hay nôn gây khó chịu…

Chóng mặt khi nằm là bệnh gì?

Tình trạng chóng mặt có thể biểu hiện ở nhiều tư thế khác nhau như khi nằm ngửa hay thay đổi tư thế đột ngột. Tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra khi nửa đêm, gây ra hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, người lao đao, mất thăng bằng.

>>Tham khảo thêm: Nuốt nghẹn ở cổ báo hiệu những bệnh gì?

Nguyên nhân gây chóng mặt khi nằm là gì?

Bị rối loạn tiền đình

Nếu triệu chứng chóng mặt khi nằm ngửa chỉ thỉnh thoảng xuất hiện và biến mất thì đây là triệu chứng khá lành tính. Nhưng nếu kéo dài từ 30 phút trở lên và xuất hiện liên tục thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó liên quan đến rối loạn tiền đình. Đây là cơ quan giữ thăng bằng cho cơ thể và khi nó bị rối loạn thì người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng chóng mặt, xây xẩm mặt mày khi nằm xuống hoặc đứng lên.

Chóng mặt khi nằm xuống có thể do thiếu máu lên não

Tình trạng thiếu máu cấp tính hay mãn tính đều là nguyên nhân khiến cho bạn bị chóng mặt. Bởi lẽ khi thể tích tuần hoàn máu trong cơ thể và sự vận chuyển oxy máu bị giảm đi thì cơ thể bạn khó hoạt động để giữ thăng bằng tốt hơn. Từ đó gây nên triệu chứng chóng mặt khi nằm.

Chóng mặt nằm ngửa là do bệnh lý tim mạch

Tim là một cơ quan quan trọng cơ thể, thường nó phải hoạt động 24/24h nhằm đảm bảo được chức năng bơm máu và oxy, dưỡng chất đi nuôi các bộ phận bên trong cơ thể. Thế nhưng khi cơ quan vận chuyển máu gặp vấn đề thì sẽ không cung cấp đủ máu lên não. Từ đó làm ảnh hưởng đến các chức năng khác trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch.

Khi tim bị ảnh hưởng sẽ gây ra tình trạng chóng mặt do rối loạn nhịp tim. Theo dược sĩ của các Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì nếu như bạn gặp phải tình trạng trên thì hãy theo dõi thêm những triệu chứng khác như nhịp tim không đều, khó thở, tức ngực, vã mồ hôi hay rối loạn tiêu hóa… Nếu những triệu chứng xảy ra đồng thời thì nguy cơ cao bạn đang mắc phải bệnh tim mạch cần được theo dõi và điều trị kịp thời.

Chóng mặt khi nằm ngửa có thể do đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng ngưng cung cấp máu lên não đột đột gây tổn thương mạch máu não. Thời gian này thì não sẽ không được cung cấp đầy đủ oxy cũng như máu lên não khiến cho bộ phận này không thể hoạt động. Nếu kéo dài thì não sẽ không thể điều khiển được những cơ quan khác trong cơ thể gây nên hiện tượng chóng mặt kèm theo triệu chứng đau nhức đầu dữ dội, yếu tứ chi hay nửa người.

Bị chóng mặt khi nằm ngửa là do tác dụng phụ của thuốc

Hiện nay một số loại thuốc điều trị chứng mất ngủ, đau đầu, choáng váng, chóng mặt …có thể là do thuốc có chứa nhiều thành phần gây tác dụng phụ. Tình trạng này càng dễ xảy ra nếu như người bệnh dùng thuốc không có sự kê đơn của bác sĩ. Do đây là tác dụng phụ của thuốc bởi vậy bạn nên đi gặp bác sĩ để được thay thế bằng loại thuốc khác phù hợp hơn.

Nên làm gì khi nằm xuống bị chóng mặt?

Nếu tình trạng chóng mặt khi nằm xảy ra thường xuyên thì người bệnh cần phải đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có liệu pháp điều trị kịp thời. Ngoài phương pháp điều trị thì người bệnh cũng cần chú ý một số biện pháp giúp giảm thiểu tình trạng trên như sau:

  • Không nên thay đổi tư thế đột ngột nhất là bạn bị chóng mặt khi nằm xuống ngồi dậy thì hãy thay đổi tư thế từ từ, kể cả khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng giúp cho cơ thể thích nghi dần
  • Tuyệt đối không nên dùng các chất kích thích cũng như không được cúi xuống thấp quá, xoay đầu mạnh hay ngửa lên.
  • Người bị chóng mặt cũng cần phải tránh làm công việc nguy hiểm như lái xe, trèo độ cao nhằm đảm bảo độ an toàn cho người bệnh
  • Hãy duy trì chế độ ăn uống khoa học, uống đủ nước với bệnh nhân bị chóng mặt. Có thể sử dụng nước chanh, gừng hay nha đam…giúp hạ đường huyết, huyết áp rất tốt. Từ đó giúp làm giảm tình trạng chóng mặt, choáng váng mà nhiều người gặp phải.

Cách khắc phục tình trạng chóng mặt khi nằm

Chóng mặt khi nằm cần đi khám bác sĩ ngay

Về chế độ nghỉ ngơi:

  • Người bệnh cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để ổn định lại hoạt động của hệ thần kinh khi bạn bị chóng mặt nhất là trường hợp nằm xuống:
  • Hãy ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Nếu có thức dậy giữa đêm cũng cần bật đèn sáng để thuận tiện di chuyển
  • Nếu cảm thấy chóng mặt thì phải ngồi xuống ngay để tránh bị té ngã
  • Giảm bớt áp lực công việc hay trong cuộc sống nếu như bạn muốn cải thiện tình trạng chóng mặt thường xuyên này.
  • Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút giúp cải thiện tinh thần, đồng thời cải thiện được tình trạng bệnh

Về chế độ dinh dưỡng:

  • Ngay khi bị chóng mặt thì người bệnh có thể uống ngay 1 ly nước đường hay mật ong để lấy lại thăng bằng
  • Nước gừng, chanh, nha đam cũng là một trong những thực phẩm giúp bổ trợ và ngăn ngừa được tình trạng chóng mặt
  • Hãy bổ sung những chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin như khoai lang, cam, quýt, củ cải trắng…, nguồn vitamin B6 từ thực phẩm chuối, thịt gà, cải bó xôi, thịt lợn, cá ngừ, đậu và ngũ cốc.
  • Nói không với những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, đồ uống có cồn, độ ngọt…Chúng có thể làm cho tình trạng bệnh của bạn trở lên tồi tệ hơn.

Tốt nhất, khi thấy hiện tượng chóng mặt khi nằm thì người bệnh cần phải đi khám bác sĩ để phát hiện nguyên nhân và điều trị tận gốc về tình trạng bệnh này. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Đừng quên theo dõi các bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích hơn. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990