Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chế độ ăn cho người suy thận mạn tính giai đoạn cuối

Cập nhật: 05/09/2019 15:44 | Người đăng: Lường Toán

Đối với những người bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối, trong cơ thể thường có những chất có hại như ure, creatinin… Chính vì thế, nếu như ăn uống không đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy chế độ ăn cho người suy thận mạn tính giai đoạn cuối như thế nào? Hãy cùng các thầy cô Cao đẳng Dược TPHCM tìm hiểu về những vấn đề này.


Chế độ ăn cho người suy thận mạn tính giai đoạn cuối

Các chất có hại cho cơ thể như ure, creatinin sẽ xuất hiện từ việc chuyển hóa thức ăn khi ăn uống không đúng cách. Để có thể làm giảm tần suất và tăng hiệu quả của các biện pháp điều trị, đồng thời tránh được những biến chứng nguy hiểm đối với  những người mắc bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Người bệnh cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý.

Thận giống như một cửa ngõ của cơ thể, thận có một vai trò cực kỳ quan trọng giúp đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể thông qua việc đào thải các chất độc hại và các chất điện giải thông qua nước tiểu. Khi bị suy thận sẽ mất dần các chức năng này nên người bệnh cần phải được điều trị bằng những biện pháp thay thế như lọc máu theo chu kỳ và lọc màng bụng để loại bỏ được những chất độc hại cùng với lượng nước dư thừa ở trong máu. Sau đây là một chế độ ăn uống hợp lý đối với những người mắc bệnh suy thận mạn tính giai đoạn cuối có thể tham khảo.

Hạn chế những loại thức ăn chứa nhiều Protein

Đối với những bệnh nhân suy thận mãn tính giai đoạn cuối nên tránh ăn những loại thức ăn chứa nhiều Protein như: thịt nạc, thịt gà, cá, trứng, tôm… vì khi các loại thức ăn này được chuyển hóa sẽ sinh ra các chất có hại cho cơ thể như ure, creatinin.

Cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nếu như lượng ure, creatinin tăng nhanh trong máu. Ure trong máu tăng quá cao sẽ dẫn tới nguy cơ bị hội chứng Ure huyết áp cao. Hội chứng này sẽ có những triệu chứng như: đau đầu, nôn, xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy... Lượng creatinin ở trong máu cũng cần phải nhanh chóng loại bỏ bằng cách lọc máu vì vậy cần phải tránh làm tăng hàm lượng creatinin ở trong máu bằng cách hạn chế ăn các loại thực phẩm: thịt, cá, trứng, các loại thực phẩm giàu Protein.

Giảm lượng muối hấp thụ vào cơ thể

Suy thận sẽ khiến cho thận mất khả năng đào thải lượng muối thừa qua đường nước tiểu. Do đó, nếu như bệnh nhân ăn nhiều muối sẽ khiến cho cơ thể bị phù nề, phù phổi, tăng huyết áp và nghiêm trọng hơn là xuất hiện hội chứng tăng lượng natri máu. Hội chứng này sẽ có những biểu hiện rất rõ rệt như: đau đầu, nôn, dấu hiệu mất nước, đối với những trường hợp nghiêm trọng có thể sẽ bị hôn mê và dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, khi ăn mặn thì người bệnh thường uống nhiều nước dẫn đến dư thừa lượng nước ở trong cơ thể khiến cho việc chạy thận nhân tạo phải diễn ra thường xuyên hơn. Người mắc bệnh suy thận mạn tính chỉ nên ăn một lượng muối dưới 1.500mg/ngày và nên tránh những loại thức ăn mặn khác như: nước mắm, mì ăn liền, đồ hộp mặn, trứng muối, cá biển…

Tránh những loại thức ăn chứa nhiều Kali

Một trong những biến chứng nguy hiểm hàng đầu đối với những người mắc bệnh suy thận chính là tăng kali trong máu. Thông thường, lượng kali trong máu sẽ dao động trong khoảng từ 3.5 - 4.5mmol/l và thận sẽ điều chỉnh đào thải lượng kali không cần thiết ra ngoài cơ thể nhanh chóng theo đường nước tiểu. Chính vì thế, đối với những trường hợp bị suy thận thì chức năng đào thải kali sẽ không hoạt động nên nguy cơ tăng lượng kali trong máu rất cao và bệnh nhân có thể sẽ bị tử vong do rối loạn nhịp tim.

Các thức ăn chứa nhiều kali mà những người mắc bệnh suy thận cần phải tránh là đu đủ, chuối cùng với một số loại thực phẩm đóng hộp. Một số loại sữa có ghi rất cụ thể về lượng kali ở trên bao bì nên người bệnh có thể tham khảo kỹ trước khi sử dụng.


Chế độ ăn cho người suy thận mạn tính giai đoạn cuối

Không nên ăn các loại thức ăn có chứa nhiều photpho

Các loại thức ăn có chứa nhiều photpho có thể làm tăng lượng photpho ở trong máu mà những người bị suy thận giai đoạn cuối sẽ bị mất khả năng đào thải photpho. Khi lượng photpho tăng cao sẽ khiến cho xương bị mất canxi gây ra tình trạng loãng xương.

Các loại thức ăn chứa nhiều photpho mà người bệnh không nên ăn chính là: đậu, sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, bia, nước ngọt…

Chú ý kiểm soát lượng nước trong cơ thể

Một trong những vấn đề nghiêm trọng mà những người mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối gặp phải chính là điều chỉnh lượng nước cung cấp cho cơ thể. Đối với những người bình thường, lượng nước cung cấp cho cơ thể từ nhiều nguồn khác nhau sẽ khoảng 3.000ml và cơ thể sẽ mất đi một lượng nước chủ yếu qua đường nước tiểu, một phần nhỏ qua hơi thở, phân, mồ hôi. 

Khi bị suy thận, chức năng tạo nước tiểu sẽ bị suy giảm hoặc mất đi. Nên cứ cách 3-4 ngày sẽ phải đi chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng hàng ngày để loại bỏ lượng nước thừa ở trong cơ thể qua đường ăn uống. Giả sử, nếu như lượng nước mà người mắc bệnh suy thận nạp vào trong cơ thể mỗi ngày là 3.000ml và lượng nước mất qua đường mồ hôi, phân và hơi thể chủ khoảng 1.000ml thì sẽ còn dư lại 2.000ml. Càng ngày, lượng nước tích trong cơ thể sẽ càng nhiều khiến cho cơ thể bị phù nghiêm trọng hơn là tràn dịch tại các khoang màng bụng, phổi, màng ngoài tim… Để kiểm soát lượng nước cung cấp vào trong cơ thể có thể ăn nhạt, hạn chế uống nước, cân bằng lượng nước nạp vào cơ thể và thoát ra mỗi ngày.

Lượng nước trong cơ thể có thể cân bằng bằng cách lọc máu nhân tạo. Đối với những bệnh nhân lọc màng bụng thì càng cần phải kiểm soát lượng nước vào trong cơ thể nghiêm ngặt hơn.

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp những thông tin liên quan đến chế độ ăn uống hợp lý đối với những người mắc bệnh suy thận mạn tính. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho các bạn lên cho mình một chế độ ăn uống hợp lý nhất để an toàn cho sức khỏe.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990