Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ chậm biết đi?

Cập nhật: 11/12/2019 11:56 | Người đăng: Lường Toán

Thời gian là nguyên tắc chính để xác định trẻ chậm biết đi. Độ tuổi trung bình của một đứa trẻ biết đi chính là 18 tháng tuổi. Nếu như đến độ tuổi này mà trẻ vẫn chưa biết đi thì gọi là chậm đi. Vậy cha mẹ nên làm gì khi trẻ chậm biết đi?


Hệ thống thần kinh, khung xương cứng cáp, cơ bắp phát triển bình thường chính là điều kiện cần thiết để trẻ biết đi

Tình trạng trẻ chậm biết đi là gì?

Hệ thống thần kinh, khung xương cứng cáp, cơ bắp phát triển bình thường chính là điều kiện cần thiết để trẻ biết đi. Thông thường, độ tuổi từ 12-14 tháng tuổi trẻ sẽ bắt đầu tập đi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng khác nhau của từng bé mà thời gian biết đi có thể xê dịch trong khoảng từ tháng thứ 10 đến tháng thứ 18.

Nếu đã đủ 18 tháng mà trẻ vẫn chưa bước đi một cách ổn định và không cần vịn hay nhờ tới sự giúp đỡ của người lớn sẽ được coi là chậm biết đi. Tình trạng này xảy ra có thể là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Vì sao trẻ chậm biết đi?

Nhiều cặp vợ chồng băn khoăn không biết trẻ chậm biết đi có phải là do bị thiếu canxi hay không? Trên thực tế, đây không phải là nguyên nhân chính khiến cho trẻ chậm biết đi. Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này chính là: 

Trẻ bị sinh non

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng trẻ chậm biết đi chính là sinh non. Sinh non chính là khi bé được sinh ra trước khi phát triển toàn diện ở trong bào thai. Trẻ sinh non sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn so với những trẻ được sinh đủ tháng vì các cơ quan chưa phát triển toàn diện và cả hệ vận động cũng sẽ chịu những sự ảnh hưởng nhất định. Khi cơ thể của trẻ yếu ớt sẽ rất khó có thể trụ vững và biết đi sớm so với những trẻ có cùng tháng tuổi.

Bẩm sinh - Tự nhiên

Bẩm sinh - Tự nhiên cũng là nguyên nhân có thể khiến cho trẻ chậm biết đi. Nếu như trẻ có bố hoặc mẹ chậm biết đi thì bé cũng có khả năng chậm biết đi. Cha mẹ có thể an tâm là trẻ sẽ đạt được tất cả những cột mốc quan trọng cùng với những kỹ năng khác, chỉ là thời gian của trẻ sẽ lâu hơn so với bạn bè đồng trang lứa.

Tính cách của bé

Mỗi trẻ sẽ có tình trạng phát triển khác nhau, có những trẻ trầm tính và cũng có những trẻ năng động. Thực tế đã có những trẻ đã biết đi nhưng vẫn thích ngồi hoặc nằm 1 chỗ, không thích nói, giao tiếp với người khác và tự chơi 1 mình. Điều này sẽ có thể khiến cho cha mẹ lầm tưởng rằng trẻ chậm biết nói hoặc chậm biết đi.

Trẻ mắc phải những vấn đề về cơ bắp, xương khớp

Có một số ít trường hợp trẻ chậm trễ trong những kỹ năng vận động do cơ bắp hoặc cấu trúc xương của cơ thể gặp phải những bệnh lý bất thường như: chứng teo cơ bắp chân, dị tật một đoạn xương chân nào đó, chứng loạn dưỡng cơ, suy nhược cơ hay một số bệnh về cơ bắp khác. Những rối loạn này thường xảy ra ở tứ chi. Chân tay của trẻ mắc những bệnh này sẽ yếu ớt, phản xạ kém nên sẽ chậm biết đi hơn những trẻ khỏe mạnh.

Bại não và những rối loạn khác của não bộ

Bại não và những rối loạn khác của não bộ cũng là nguyên nhân khiến cho hệ vận động của trẻ không được hoàn thiện, bé sẽ chậm biết đi hơn bình thường và thậm chí là không thể đi được.

Những bệnh lý nội tạng

Thể lực của trẻ sẽ bị kém đi khi mắc phải một số bệnh lý nội tạng nên trẻ sẽ không thể biết đi theo đúng như thang đo phát triển đối trường hợp thông thường. Các bệnh lý nội tạng sẽ không gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh vận động nhưng có thể ảnh hưởng tới sức mạnh của cơ. Do đó, tình trạng chậm biết đi gần như là một kết quả được dự báo từ trước.

Cách chăm sóc không phù hợp

Nếu như trẻ phải nằm viện trong thời gian dài, sử dụng nhiều loại thuốc và cha mẹ quá bao bọc sẽ không có cơ hội tập đi nên sẽ chậm biết đi hơn đối với những trẻ khác. Những trẻ bị thừa cân cũng sẽ chậm biết đi hơn. 

Trong một số trường hợp khác, trẻ bị suy dinh dưỡng cũng gây ra tình trạng chậm biết đi. Tùy vào từng nguyên nhân khác nhau sẽ có biện pháp khắc phục hiệu quả khác nhau.


Có rất nhiều cách để giúp cho trẻ có thể biết đi đúng với độ tuổi như can thiệp dinh dưỡng hoặc sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ chậm biết đi?

Có rất nhiều cách để giúp cho trẻ có thể biết đi đúng với độ tuổi như can thiệp dinh dưỡng hoặc sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ… Tuy nhiên, đầu tiên chúng ta cần phải xác định được nguyên nhân khiến cho trẻ chậm biết đi và khắc phục nguyên nhân đó. Sau đây chính là một số cách dạy trẻ biết đi do thiếu vận động.

Thường xuyên nắn tay, nắn chân cho trẻ

Khi nắn tay, nắn chân kết hợp cùng với việc trò chuyện cùng bé sẽ giúp cho bé cảm thấy thoải mái. Cách làm này vừa tốt cho sự vận động của bé vừa có thể giúp cho trẻ học được ngôn ngữ. Động tác này có thể làm tăng lưu lượng máu tuần hoàn đến các cơ và tăng khả năng phản xạ của gân xương. Khối cơ chân cùng với sức co của chân sẽ tăng lên rất hiệu quả thông qua việc thường xuyên nắn tay, nắn chân cho trẻ. Cha mẹ nên thực hiện động tác này khoảng 3-5 lần mỗi ngày và nắn từ đùi xuống bàn chân và từ nách đến bàn tay, sau đó có thể để bé tự co duỗi.

Tạo không gian để trẻ tập đi

Nếu như có điều kiện, cha mẹ hãy bố trí một khu vực đủ rộng và an toàn để trẻ có thể tập đi. Nếu muốn trẻ tập đi được cần phải có không gian để trẻ tập bò và vận động. Đối với những trường hợp trẻ chậm biết đi, cha mẹ nên bố trí thêm những điểm tự hỗ trợ cho trẻ như bàn, thành ghế, tay vịn, thành giường. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo được sự an toàn cho trẻ. Khi đó, bé sẽ có thể tự tin hơn khi tập đi, đặc biệt là đối với những trẻ hơi nhút nhát.

Kích thích trẻ vận động

Có thể kích thích trẻ vận động bằng cách để đồ chơi ở ngoài tầm với của trẻ. Ba mẹ cần phải sử dụng những món đồ chơi mà bé yêu thích hoặc những vật dụng đơn giản như cốc và thìa, là những món đồ chơi mà các bé rất thích. Nếu có thể, ba mẹ có thể lựa chọn những vật dụng, đồ chơi làm bằng gỗ để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối với trẻ vì chúng sẽ không bị vỡ và gây chấn thương cho trẻ. 

Ban đầu, cha mẹ nên đưa bé tới một không gian rộng sau đó để đồ chơi tránh xa tầm với của trẻ. Nếu bé muốn lấy được những món đồ chơi mình thích sẽ cần phải với, trườn, bò. Đây chính là một cách để dạy cho trẻ chậm biết đi. 

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên để đồ chơi ở quá xa vì trẻ sẽ rất dễ bị nản. Khi bé chạm được đến đồ chơi thì có thể tiếp tục bỏ đồ chơi ra xa hơn chút nữa để trẻ cảm thấy hứng thú hơn tránh để bé không chạm được vào đồ vật sẽ cảm thấy chán nản và muốn từ bỏ.

Nâng đỡ bé

Ba mẹ cần phải kích thích và nâng đỡ khi trẻ tập đi. Khi bé cố gắng tập một động tác nào đó thì cha mẹ có thể hỗ trợ để bé có thể thực hiện thành công khiến cho bé cảm thấy việc vận động rất thú vị.

Nâng đỡ trẻ khi trẻ tập đi còn có thể giúp cho trẻ tránh bị hoảng sợ. Đối với việc tập đi, khi trẻ đứng lại có thể nâng nhẹ 2 bên nách của trẻ để trẻ cảm thấy an toàn và đưa chân để tập đi. Cứ thế, bé sẽ luyện đi từng ngày và bé cũng sẽ cảm thấy hứng thú, dần thích nghi được với những động tác khó hơn trong những lần sau. 

Bên cạnh việc nâng đỡ trẻ, cha mẹ cũng cần phải kích thích trẻ bằng các hướng dẫn, tạo sự chủ động để bé có thể làm quen được với những động tác mà bé chưa từng là để bé cảm thấy thích và muốn thực hiện những động tác đó. Ví dụ như khi trẻ tập đứng, cha mẹ nên nâng trẻ dậy để trẻ có thể đứng. Khi đó trẻ sẽ cảm thấy việc đứng không đáng sợ và rất thú vị. 

Để giúp cho trẻ tập đi, cha mẹ có thể giữ nách của trẻ và cùng đi với trẻ để trẻ cảm thấy việc đi rất an toàn và vui. Tuy nhiên, khi trẻ tập đi thì lưng phải thẳng, cổ phải cứng. Trong giai đoạn đầu trẻ tập đi, cha mẹ cần ở cạnh bé, để bé tập đi khoảng 1 - 2 bước bằng cách thử thả tay ra, và để bé ngã vào lòng cha mẹ. Khi đó sức cơ của bé sẽ tăng lên rất nhanh. Cha mẹ cũng cần động viên bé bằng cách khen ngợi và ôm ấp bé vào lòng. Cứ thế, bé tập đi từng ngày và đến thời điểm bé sẽ tự đi được.

Để trẻ ở gần những trẻ cùng trang lứa khác

Khi để trẻ ở gần những trẻ có khả năng phát triển sự vận động tương tự sẽ lôi cuốn và tạo được sự kích thích muốn làm theo. Tuy nhiên, không nên cho trẻ vào nhóm chênh lệch sự vanajd dộng vì nó có thể không có tác dụng kích thích trẻ vận động. Khuyết điểm của biện pháp này có thể khiến trẻ bị lây nhiễm từ trẻ khác nếu trẻ đó bị bệnh, tuy nhiên nó có tác dụng rất tích cực.

Qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết trên đây, hy vọng đã giúp cho bạn đọc có thể biết cách làm như thế nào khi con trẻ của mình chậm biết đi. Bên cạnh đó, hãy chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược HCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
liet-day-than-kinh-so-7-co-chua-khoi-khong-nen-an-gi-tot-nhat Liệt dây thần kinh số 7 có chữa khỏi không? Liệt dây thần kinh số 7 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh nhưng không phải ai cũng... bat-mi-11-cach-cham-soc-da-cua-nguoi-han-dep-khong-ti-vet 11 các bước chăm sóc da của người Hàn, đẹp không tì vết "Đẹp như gái Hàn" là câu cửa miệng người Việt Nam khi bàn về sức khỏe làn da. Nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc da của người Hàn. Hãy... tinh-trang-dau-khop-hang-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong Tình trạng đau khớp háng khi mang thai có nguy hiểm không? Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ có rất  nhiều thay đổi, đặc biệt là hệ xương khớp bị yếu đi nên sẽ gây ra hiện tượng đau nhức... dau-xuong-chau-khi-mang-thai Đau xương chậu khi mang thai và cách xử lý giảm bớt tình trạng Bất kỳ một ai cũng mong muốn mang thai và sinh con một cách an toàn. Thế  nhưng, hầu hết tất cả phụ nữ khi mang thai đều gặp phải tình trạng bị đau... day-than-kinh-tuy-la-gi-cau-tao-va-chuc-nang-cua-day-than-kinh-tuy Dây thần kinh tủy là gì? Cấu tạo và chức năng hoạt động Dây thần kinh tủy là gì? Cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy như thế nào? Những câu hỏi này nhận được không ít sự quan tâm của bạn đọc. Thực... che-do-an-keto Chế độ ăn Keto là gì? Giảm cân theo chế độ Keto có tốt không? Chế độ ăn Keto là chế độ ăn kiêng mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu về chế độ ăn giảm cân Keto là gì và cách thực hiện như thế...
Xem thêm >>



0899 955 990