Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cha mẹ dùng cá nóc bồi bổ khiến cho cậu bé 9 tuổi bị hôn mê sâu

Cập nhật: 03/12/2019 10:41 | Người đăng: Lường Toán

Sau khi ăn cá nóc, cậu bé Tiểu Khải (Trung Quốc) bắt đầu thấy có dấu hiệu buồn nôn và tê bì chân tay sau đó dần rơi vào mất ý thức.

Cha mẹ dùng cá nóc bồi bổ khiến cho cậu bé 7n tuổi bị hôn mê sâu

Theo Sohu, sự việc diễn ra tại Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc, cha mẹ Tiểu Khải thấy con mình gầy yếu hơn các bạn đồng lứa nên luôn tìm cách bồi bổ cho con mình. Vừa qua, nghe một số người truyền miệng cá nóc rất bổ dưỡng, nhiều canxi tốt cho trẻ nên mẹ Tiểu Khải liền mua về chế biến riêng cho con ăn.

Thế nhưng sau khi ăn xong một lúc, cậu bé bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lạ như miệng, lưỡi, đầu ngón tay ngón chân tê bì. Tiếp sau là biểu hiện nói ú ớ không rõ ràng và ý thức lờ đờ, gọi hỏi nhưng Tiểu Khải đáp không rõ ràng. Lúc này cả nhà mới vội vàng đưa em đi Bệnh viện Nhân dân Chương Châu cấp cứu.

Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ nhận định tình trạng của cậu bé đã khá nặng, huyết áp tụt rất nhanh, mạch chậm và ngừng tim liên tục kèm theo đó là hôn mê. Bệnh viện đã áp dụng tất cả biện pháp tiên tiến nhất để đảm bảo dấu hiệu sinh tồn cho Tiểu Khải rồi chuyển lên Bệnh Viện Nhi đồng Hạ Môn để điều trị vì ở đó có trang thiết bị tốt hơn, có thể cứu sống bé.


Bác sĩ điều trị cho Tiểu Khải cho biết bé trúng độc do ăn cá nóc, đây là trường hợp bệnh diễn biến nhanh và nguy hiểm

Tiểu Khải được chuyển đến khoa chăm sóc đặc biệt ICU trong 7 ngày và được áp dụng phác đồ chống độc. Rất may mắn, ngày thứ 8 Tiểu Khải đã hồi tỉnh và chuyển ra phòng bệnh thường tiếp tục theo dõi.

Bác sĩ điều trị cho Tiểu Khải cho biết bé trúng độc do ăn cá nóc, đây là trường hợp bệnh diễn biến nhanh và nguy hiểm. Cá nóc là loài cá có thịt đặc biệt thơm ngon và bổ dưỡng với nhiều đạm và axit amin. Bên cạnh đó, nó cũng mang trên mình độc tố cực mạnh.

Theo nghiên cứu, độc tố của cá nóc là độc thần kinh có trong da, nội tạng, đặc biệt là gan và buồng trứng. Nếu so sánh với chất độc natri xyanua, độc tố trong cá nóc mạnh hớn đến 1.200 lần. Chỉ với 0,5 mg độc tố, nó đã có thể lấy mạng rất nhiều người. Người ngộ độc cá nóc xuất hiện bằng các biểu hiện như tê bì đầu lưỡi, môi, miệng, đầu ngón chân ngón tay, sau đó xuất hiện rối loạn ngôn ngữ và nặng hơn là hôn mê.

Người bệnh sẽ kèm theo các biểu hiện chân tay lạnh, vã mồ hôi. Vì bệnh tiến triển rất nhanh, cần đưa đi cấp cứu càng nhanh càng tốt. Cá nóc có thể chế biến thành những món ăn ngon nhưng cần phải có sự sơ chế chuyên nghiệp và cẩn thận, loại bỏ hết độc tố mới có thể sử dụng.

Cá nóc có chứa độc tố gây hại

Cá nóc (có nơi gọi là cá cóc, cá bống biển, cá đùi gà) với hàng trăm loài trên thế giới: ở Mỹ (gọi là pufferfish), ở Nhật Bản (gọi là fugu fish).... Ở Việt Nam gần 70 loài khác nhau. cá nóc sống ở nước mặn nhiều hơn ở nước ngọt. Loại cá nóc độc người dân ăn thường có thân dài từ 4 - 40cm, chắc, vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt trắng. chất độc của cá tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, tinh hoàn và nhiều nhất ở trứng cá, vì vậy con cái độc hơn con đực và đặc biệt mùa cá đẻ trứng, chất độc đó gọi là tetrodotoxin (TTX). 

Tetrodotoxin có trong cá nóc được coi là một trong những chất có độc tính mạnh nhất đối với hệ thần kinh và tim mạch, trong những nghiên cứu khoa học trước đây cho thấy có thể sử dụng chất độc này để điều chế thuốc tê, hạ huyết áp, điều trị các bệnh viêm phế quản, kích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và hỗ trợ điều trị nghiện ma túy, rượu, thuốc lá...

Nguồn: Cao đẳng Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990