Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách trị bệnh dạ dày hiệu quả tại nhà

Cập nhật: 14/10/2022 15:51 | Người đăng: Lường Toán

Hiện nay, số lượng người bị mắc bệnh đau dạ dày đang ngày càng tăng lên và có những biến chứng nguy hiểm hơn. Trong bài viết sau đây, ban tư vấn Cao đẳng Y Dược HCM sẽ giới thiệu với các bạn một số cách điều trị bệnh dạ dày hiệu quả ngay tại nhà để căn bệnh này không gay ra ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

1. Đau dạ dày là gì?

Đau dạ dày chính là một tình trạng của dạ dày đã bị tổn thương do những vết viêm loét. Những người bị mắc bệnh đau dạ dày thường cảm thấy những cơn đau âm ỉ khiến cho cơ thể vô cùng khó chịu. Khi người bệnh bị đói hoặc do ăn quá no cũng sẽ khiến cho dạ dày bị đau.

Nếu như người bệnh cảm thấy bị căng thẳng hoặc làm việc quá sức thì sẽ cảm thấy sự xuất hiện của những cơn đau. Tình trạng đau dạ dày cũng sẽ bị gia tăng tùy theo tâm trạng thất thường của người bệnh.


Đau dạ dày chính là một tình trạng của dạ dày đã bị tổn thương do những vết viêm loét

2. Những dấu hiệu thông thường của bệnh đau dạ dày

Khi bị đau dạ dày, người bệnh thường có những biểu hiện rất rõ rệt. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào ngoài những cơn đau bụng âm ỉ. Sau đây sẽ là một số biểu hiện điển hình của bệnh daud ạ dày:

2.1. Đau thượng vị

Đây chính là những dấu hiệu phổ biến nhất đối với những người bị đau dạ dày. Những người mắc bệnh tá tràng cũng thường cảm thấy đau thượng vị. Người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau bụng âm ỉ và thấy tức bụng, đôi khi cảm thấy đau nóng rát rất khó chịu.

Khi bị đau thượng vị sẽ không xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội. Vị trí đau dạ dày có thể là từ vùng bụng lên đến ngực và cũng có thể lan ra đến cả vùng sau lưng, những cơn đau thường xuất hiện trong khoảng từ 1 cho đến 2 tuần trong giai đoạn đầu của bệnh và thường tái đi tái lại. Khi giao mùa, thời tiết sẽ thay đổi khiến cho những cơn đau xuất hiện. Bệnh nhân có thể xuất hiện những cơn đau triền miên nếu như để tính trạng này kéo dài.

  • Những trường hợp bị đau dạ dày tá tràng, các cơn đau thượng vị thường liên quan đến những bước ăn và có tính chu kỳ.
  • Những cơ đau thượng vị thường có tính chu kỳ
  • Các cơn đau bụng sẽ thường xuất hiện khi đói
  • Khi ăn đồ ăn vào có thể cảm thấy đau ở vùng thượng vị nhưng đôi khi sẽ không cảm thấy đau

2.2. Ăn uống kém hơn

Khi bị đau dạ dày, người bệnh thường có dấu hiệu kém ăn hơn. Điều này được thể hiện rất rõ ràng khi lượng thức ăn bị giảm đi hoặc ăn cảm thấy không ngon.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lượng thức ăn được tiêu hóa chậm hơn so với bình thường, sau khi ăn người bệnh thường cảm thấy bị chướng bụng, đầy bụng, nặng nề khó chịu.

Người bệnh có thể sẽ cảm thấy vị đau vùng thượng vị sau khi ăn, cảm giác vùng thượng vị bị bỏng rát sau đó lan dần lên vùng xương ức và gây ra cảm giác buồn nôn.

2.3. Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng

Đây là một trong những triệu chứng rất thường gặp ở những người bị đau dạ dày. Ợ hơi, ợ chua sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh, gây ra ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ợ hơi, ợ chua chính là do rối loạn hoạt động ở dạ dày khiến cho thức ăn khó bị tiêu hoá, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng bị lên men. Những người bị đau dạ dày thường ợ hơi, ợ chua kèm theo những cơn đau thượng vị. Khi ợ hơi lên tận họng, người bệnh sẽ cảm thấy vị chua hoặc đắng, khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng xương ức hoặc vùng ức mũi.

2.4. Cảm giác buồn nôn, nôn

Nôn và buồn nôn chính là biểu hiện của bệnh viêm dạ dày cấp, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc ung thư dạ dày. Nếu như người bệnh nôn quá nhiều sẽ dẫn đến một số hệ luỵ như rách niêm mạc của thực quản và gây ra những tác động nghiêm trọng đối với sức khoẻ.

Khi bị nôn nhiều cũng dẫn đến tình trạng bị mất nước và các chất điện giải ở trong dịch dạ dày. Những trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng trụy tim mạch, hạ huyết áp. Người bệnh sẽ bị sút cân rất nhanh dẫn đến cơ thể bị phù nề và thiếu máu.

2.5. Chảy máu tiêu hoá

Mau sẽ bị chảy ra ngoài thành mạch máu và đi vào ống tiêu hoá, đây chính là tình trạng chảy mấy tiêu hoá. Chảy máu tiêu hoá là một triệu chứng rất nghiêm trọng vì nó có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh chỉ trong một thời gian ngắn. Chính vì thế, nếu như thấy xuất hiện tình trạng này thì cần phải đến ngay các trung tâm y tế để được điều trị kịp thời.

Khi bị chảy máu tiêu hoá, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau đây: nôn ra máu đen hoặc múa tươi, trong phân có máu đỏ hoặc máu đen. Người bệnh thường xuyên cảm thấy choáng váng, tụt huyết áp, hoa mắt trong tình trạng bị mất máu cấp.

Khi bị chảy máu tiêu hoá, rất có thể chính là biểu hiện của một số căn bệnh khác như: dạ dày tá tràng bị loét, viêm dạ dày cấp do sử dụng thuốc, tĩnh mạch ở thực quản bị vỡ do các bệnh về gan… và nghiêm trọng hơn nữa chính là bệnh ung thư dạ dày.

Vì tình trạng chảy máu tiêu hoá rất nghiêm trọng, nếu như người bệnh không điều trị kịp thời thì có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng.

Khi thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào trongnhuwngx dấu hiệu trên, người bệnh hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được các y bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời tránh gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.


Chúng ta có thể điều trị rất hiệu quả ngay tại nhà rất hiệu quả bằng những nguyên liệu có sẵn

3. Cách trị bệnh dạ dày hiệu quả tại nhà

Đối với bệnh đau dạ dày, chúng ta có thể điều trị rất hiệu quả ngay tại nhà rất hiệu quả bằng những nguyên liệu có sẵn như: gừng tươi, muối, nước chanh hay lô hội.

3.1. Gừng

Gừng chính là một trong những vị thuốc tự nhiên được sử dụng rất phổ biến để điều trị nhiều loại bệnh. Trong gừng có chứa các thành phần kháng viêm, các chất chống oxy hóa. Để làm dịu các cơn đau co thắt dạ dày, các bạn có thể sử dụng 1 lát gừng tươi.

Cách sử dụng

  • Thái nhỏ 1 vài lát gừng và bỏ vào tách trà để uống vào buổi sáng và buổi tối. Các cơn đau dạ dạ có thể bị áp chế trong khoảng 2-3 ngày nếu sử dụng với trà xanh.
  • Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng nước cốt gừng tươi cùng với một thìa nước cốt chanh vào nước lọc và khuấy đều lên, sau đó cho thêm 1 thìa mật ong. Uống đều đặn hỗn hợp này vào mỗi buổi sáng hàng ngày.

3.2. Nước muối ấm

Sử dụng nước muối ấm chính làm một mẹo điều trị viêm họng tại nhà rất hiệu quả. Ngoài ra, nước muối ấm cũng có tác dụng rất tốt đối với những người bị đau dạ dày.

Cách sử dụng: Thêm một thìa muối vào cốc nước ấm sau đó khuấy đều lên cho muối tan hết. Nếu như uống nước muối ấm ngay lập tức có thể giúp cho tình trạng đau, co thắt dạ dày và rối loạn chức năng dạ dày chấm dứt.

3.3. Giấm táo

Tác dụng khử trùng và rửa ruột của giấm táo rất hiệu quả. Giấm táo có thể giúp cho dạ dày dễ dàng hấp thụ được các chất dinh dưỡng đồng thời ngăn ngừa chứng khó tiêu và có tác dụng chữa đau dạ dày rất tốt.

Cách sử dụng: Pha loãng 2 hoặc 3 thìa giấm táo vào một cốc nước lạnh và khuấy đều lên. Uống hỗn hợp này trước mỗi bữa ăn để ngăn ngừa bệnh đau dạ dày.

3.4. Nước ép bạc hà

Trong lá bạc hà có nhiều chất hỗ trợ rất tốt cho tiêu hóa. Nhiều người thường sử dụng lá bạc hà để chữa trị tình trạng đau, co thắt dạ dày.

Cách sử dụng: 

  • Uống trà bạc hà có thể giúp chấm dứt hẳn những cơn đau dạ dày.
  • Cho là bạc hà vào một cốc trà nóng, uống 2-3 lần mỗi ngày.
  • Nhai lá bạc hà tươi từ 2 đến 3 lần trong vài ngày sẽ giúp cho những cơn đau dạ dày của bạn dịu bớt.

3.5. Nước chanh

Chanh là một loại quả rất phổ biến. Nếu như trong bếp của bạn không có sẵn gừng tươi hoặc lá bạc hà thì cũng có thể uống nước chanh để làm giảm những cơn đau dạ dày.

Cách sử dụng: Cho khoảng 2 - 3 thìa đường vào cốc nước chanh tươi và khuấy đều lên. Mỗi ngày uống 2-3 cốc nước chanh để làm dịu hẳn những cơn đau dạ dày.

3.6. Trà hoa cúc

Uống trà hoa cúc sẽ có thể giúp cho bạn giảm được căng thẳng và lo âu. Ngoài ra, trà hoa cúc cũng có tác dụng rất tốt đối với những cơn đau dạ dày.

Cách sử dụng: Pha trà hoa cúc sau đó thêm một lát chanh vào vào uống sẽ giúp cho những cơn đau dạ dày được giảm bớt.

3.7. Lô hội

Nước lô hội có rất nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe của chúng ta. Khi uống nước lô hội sẽ có thể làm dịu bớt những căn bệnh về đường ruột.

Cách sử dụng: Pha loãng 1 thìa nước lô hội vào một cốc nước ấm sau đó thêm nước chanh vào và khuấy đều lên. Chỉ cần uống loại nước này 2 lần mỗi ngày là những cơn đau dạ dày của bạn sẽ dịu bớt.

3.8. Hạt cây thì là

Trong hạt cây thì là có rất nhiều chất có tác dụng rất tốt khi điều trị tình trạng chướng bụng và ngăn ngừa bệnh đau dạ dày.

Cách sử dụng: Cho 1 thìa hạt thì là vào cốc nước sôi, khuấy đều lọc lấy nước trong sau đó cho thêm 1 thìa cà phê nước cốt canh và uống trước khi ăn để ngăn ngừa chứng khó tiêu và các cơn đau thắt dạ dày.

3.9. Sử dụng nhiệt độ để chữa bệnh đau dạ dày

Khi cảm thấy đau có thể sử dụng một chai nước nóng hoặc 1 túi chườm nóng lên trên dạ dày, ấn vào chỗ đau và giữ cố định trong khoảng vài phút. Bỏ túi chườm ra sau đó tiếp tục đặt lần thứ 2 vào chỗ đau trong khoảng 2 phút. Lặp lại quy trình này từ 4 đến 5 lần mỗi ngày sẽ giúp cho những cơn đau dạ dày dịu bớt.

3.10. Ăn đồ ăn nhạt

Khi bị đau dạ dày, ăn đồ ăn nhạt sẽ giúp cho dạ dày dễ tiêu hóa hơn. Không nên sử dụng các loại đồ ăn dạng bơ sữa trong một ngày vì trong đó có chứa rất nhiều vi sinh vật không tốt đối với dạ dày. Nên hạn chế những đồ ăn cay, có mỡ hoặc những đồ ăn ngọt. Thay vào đó nên ăn nhiều các loại rau củ quả để giúp cho những cơn đau dịu bớt hơn.

Trên đây chính là những thông tin quan trọng về bệnh đau dạ dày cùng với cách điều trị bệnh đau dạ dày bằng những nguyên liệu tự nhiên ngay tại nhà. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu thật tốt nhé!

 

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990