Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách nhận biết triệu chứng quai bị và cách điều trị hiệu quả

Cập nhật: 24/06/2020 12:45 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh quai bị không còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên những triệu chứng của bệnh thường dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Theo đó thì mỗi người bệnh cần phải nắm rõ được thông tin triệu chứng của bệnh quai bị để có cách phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Triệu chứng quai bị dễ nhận biết

Theo chia sẻ của các bác sĩ thì bệnh quai bị có những triệu chứng ban đầu dễ nhầm lẫn với các cơn cảm cúm thông thường. Nếu không biết cách xử lý ngay từ đầu thì bệnh quai bị dễ để lại  nhiều biến chứng nguy hiểm… Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh quai bị đặc hiệu, bởi vậy mà mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức về triệu chứng quai bị để có cách xử lý kịp thời. Theo đó thì bệnh quai bị có thể gặp ở bất kỳ ai dù là người lớn, trẻ em hay phụ nữ mang thai. Người bệnh chú ý đến những dấu hiệu sau:

Triệu chứng quai bị dễ nhận biết

>>Tham khảo thêm: Áp xe phổi có lây không? Có nguy hiểm không?

  • Ở thời điểm ủ bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng: Mệt mỏi, sốt cao 38 – 39 độ khoảng 3 – 4 ngày, kèm theo tình trạng mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, khó ngủ, nhức tai, sợ gió và cảm giác ớn lạnh.
  • Trong khoảng thời gian sốt 24 – 28 giờ, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng viêm tuyến mang tai. Thời gian đầu chỉ bị sưng một bên nhưng khoảng 1 -2 ngày tình trạng này sẽ sang cả hai bên mang tai. Hai bên có thể bị sưng không đối xứng bao gồm một bên sưng to, một bên sưng nhỏ. Tình trạng này nếu bị sưng to có thể khiến cho tai bị mất rãnh trước và sau gây ra sự biến dạng gương mặt bao gồm phình to, cằm xệ và cổ bành. Theo đó thì vùng da ở tuyến mang tai không đỏ nhưng sẽ bị sưng căng, bóng, sờ nóng khá đau đớn. Khi dùng tay ấn vào thường không để lại vết lõm.
  • Khi há miệng thì người bệnh có thể nuốt đau, cảm giác đau này có thể bị lan ra tai, sưng hạch góc hàm hay họng viêm đỏ.

Bệnh quai bị phổ biến nhất ở ở trẻ em và thường bị một lần trong đời. Nếu hồi bé chưa bị thì người lớn cũng có thể mắc phải bệnh này và nguy hiểm nhất là triệu chứng quai bị khi mang thai có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Trong một số trường hợp có thể khiến cho tuyến dưới hàm bị sưng to gây phù trước xương ức. Tình trạng này có thể khiến cho trẻ cảm thấy khó thở, khó nuốt và khó nói. Thường thì bệnh quai bị sẽ tự khỏi sau 1 tuần với những triệu chứng giảm hẳn nếu được chăm sóc đúng cách. Ngược lại nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm khác.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, triệu chứng quai bị ở trẻ em thường hiếm khi xảy ra biến chứng nguy hiểm hơn so với người lớn. Tuy nhiên về lâu dài thì tình trạng này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh

Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị:

  • Điếc tai: biến chứng này rất hiếm xảy ra. Theo nghiên cứu tình trạng này xảy ra khoảng 1/200.000 trong số trẻ bị nhiễm bệnh quai bị. Chúng ảnh hưởng nặng ở giai đoạn khởi phát, bởi thời điểm này virus quai bị phát triển mạnh gây tổn thương ốc tai. Biến chứng điếc tai này rất khó để điều trị khỏi, chỉ có thể cải thiện bằng phương pháp cấy ốc tai và đeo trợ thính để cải thiện  tình trạng nghe nói.
  • Viêm não: Nếu virus quai bị tấn công đến hệ thần kinh trung ương, chúng sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm màng não, dị tật tiểu não hay viêm não gây ra một số triệu chứng bất thường về vận động. Theo đó biến chứng hệ thần kinh do bị quai bị dễ gặp hơn ở người lớn hơn, tuy nhiên không ngoại trừ khả năng xảy ra ở trẻ em.
  • Viêm tinh hoàn ở bé trai: Viêm tinh hoàn do quai bị có thể gặp ở người lớn và trẻ em. Đây là biến chứng nguy hiểm và rất phổ biến hiện nay. Bởi vậy mỗi người cần phải nắm được thông tin về triệu chứng quai bị ở người lớn hay hay trẻ em để kiểm soát kịp thời, nhằm tránh nguy cơ biến chứng này.
  • Viêm buồng trứng ở bé gái: Triệu chứng quai bị ở phụ nữ có thể gây ra biến chứng viêm buồng trứng dù là trẻ em hay người lớn. Khi đó người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng bao gồm đau bụng nhiều. Theo đó mỗi người bệnh cần phải được đưa đi khám và điều trị kịp thời.
  • Viêm màng não do virus: Viêm màng não do virus quai bị diễn biến rất nghiêm trọng, có thể làm tổn thương đến hệ thần kinh, thậm chí gây chết não. Người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng quai bị bao gồm đau bụng nhiều, ói, có khi tụt huyết áp cần được thăm khám và xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó quai bị còn gây ra một số biến chứng khác:

  • Viêm tụy: đây cũng là biến chứng nặng của quai bị, tuy nhiên bệnh thường diễn biến ở dạng nhẹ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
  • Viêm cơ tim, viêm đường hô hấp hay viêm tuyến giáp: Tình trạng này ít xảy ra, tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách thì nguy cơ mắc phải cũng khá cao.

Quai bị ở bà mẹ mang thai nguy hiểm thế nào?

Đa số bệnh nhân bị quai bị thường khá lành tính, ít gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu được phát hiện sớm và cơ biện pháp xử lý đúng cách. Dù vậy thì với phụ nữ mang thai hay bà mẹ đang cho con bú cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng nếu không may mắc phải.

  • Phụ nữ mang thai nếu bị bệnh quai bị ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và nhất là cả tính mạng của thai nhi.
  • Đối với phụ nữ mang thai nếu không may mắc bệnh quai bị trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ gây dị dạng thai nhi, sảy thai rất cao. Trường hợp nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ nguy cơ thai chết lưu, đẻ non cũng rất lớn.
  • Với phụ nữ mang thai thường có hệ miễn dịch yếu nên khi mắc phải bệnh quai bị, thì các triệu chứng của bệnh có xu hướng phát triển nhanh và gây nguy hiểm hơn người bình thường.

Bên cạnh đó bệnh quai bị có khả năng lây lan khá mạnh, do vậy bà mẹ đang cho con bú thì cần phải kiêng khem tuyệt đối để tránh sự lây lan cho trẻ nhỏ.

Cách chăm sóc bệnh nhân quai bị 

Quai bị ở phụ nữ mang thai gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh quai bị hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy cách tốt nhất là người bệnh cần phải nắm được những biện pháp chăm sóc tại nhà để giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

  • Bệnh quai bị thường có thể được điều trị ngay tại nhà. Đa số trường hợp bệnh thường sẽ tự khỏi trong khoảng từ 1 – 2 tuần. Dù vậy thì người bệnh cần phải được thăm khám và thực hiện theo đúng sự hướng dẫn chi tiết của bác sĩ hoặc người có chuyên môn y khoa. Cụ thể bạn cần phải thực hiện theo lộ trình điều trị của bác sĩ để mang lại hiệu quả nhất.
  • Tốt nhất hãy uống thuốc đúng liều, đúng thời gian là việc làm tích cực giúp người bệnh mắc quai bị nhanh chóng hồi phục đồng thời giúp hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng.
  • Cũng như với trẻ em, bệnh quai bị ở người lớn cần phải được chăm sóc đúng cách theo nguyên tắc hạn chế vận động tối đa. Qua đó giúp cho cơ thể tiết kiệm năng lượng cho việc phục hồi.
  • Với trẻ em xuất hiện các triệu chứng quai bị thì phụ huynh cần phải dùng khăn ấm lau người hàng ngày. Tuyệt đối không được tắm nước lạnh cho trẻ trong suốt thời gian mang bệnh. Để giảm đau cho người bệnh thì bạn cũng có thể chườm ấm hoặc chườm lạnh lên vết sưng.
  • Người bệnh cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi trên giường bệnh đến khi hết sốt. Qua đó cũng giúp cho hạn chế sự phát tán, lây lan của vi khuẩn trong không gian sống của cả gia đình.
  • Trong thời gian mang bệnh thì cần phải được cách ly đồng thời giữ khoảng cách an toàn với các thành viên khác trong gia đình qua đó giúp ngăn chặn sự lây lan vi khuẩn.
  • Về chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Người bệnh cần được bổ sung chế độ ăn lỏng, mềm, dễ nuốt; Nên bổ sung thêm nước hoa quả trái cây đồng thời đa dạng các loại rau xanh. Tuyệt đối nên tránh những loại thức ăn có vị chua, cay, nóng.
  • Tuân thủ giữ vệ sinh sạch sẽ cho người bệnh.
  • Người bệnh cần được uống nhiều nước trong suốt thời gian mang bệnh. Bên cạnh đó có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý hay dung dịch súc miệng có tính sát khuẩn cao.
  • Bên cạnh đó bạn cũng không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc đắp thảo dược lên vùng tổn thương mà chưa có chỉ định của bác sĩ, qua đó hạn chế sự nhiễm độc hoặc nhiễm trùng nặng hơn.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng quai bị và cách điều trị bệnh hiệu quả. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990