Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách điều trị bệnh viêm thanh quản cấp

Cập nhật: 31/12/2021 17:58 | Người đăng: Lường Toán

Nếu như niêm mạc của thanh quản bị viêm trong thời gian dưới 3 tuần sẽ dẫn đến tình trạng viêm thanh quản cấp. Hiện nay, đây là một căn bệnh khá phổ biến và nguyên nhân gây bệnh chủ yếu chính là do vi rút xâm nhập vào trong cơ thể. Vậy bệnh viêm thanh quản cấp tính có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào, hãy cùng ban tư vấn Cao đẳng Y Dược HCM tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Viêm thanh quản cấp là gì?

Viêm thanh quản cấp tính chính là tình trạng niêm mạc bị viêm trong thời gian dưới 3 tuần. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm thanh quản cấp tính và biểu hiện lâm sàng của bệnh cũng rất khác nhau. Tuy theo từng nguyên nhân gây bệnh và từng độ tuổi mà bệnh viêm thanh quản cấp sẽ được phân chia thành những loại khác nhau như: Viêm thanh quản cấp ở người lớn, viêm thanh quản cấp ở trẻ em và trẻ em chính là đối tượng thường bị viêm thanh quản nhất.

Nguyên nhân gây viêm thanh quản cấp tính

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm thanh quản cấp tính, sau đây chính là những nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất:

  • Do những bệnh lý của đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang  mũi, viêm amidan.
  • Lạm dụng giọng nói: nói nhiều, nói to, gắng sức nói… tình trạng này thường xảy ra ở những người làm ca sĩ, giáo viên, bán hàng.
  • Hít phải nhiều khí độc hại như hóa chất, thuốc lào, thuốc lá.
  • Nhiệt độ trong ngày thay đổi quá nhiều hoặc khí hậu ẩm ướt, những người làm việc ở ngoài trời, làm thủy tinh, nấu ăn chính là những người dễ bị mắc bệnh nhất.
  • Những người bị bệnh toàn thân như béo phì, các bệnh về gan, bệnh gout.
  • Hội chứng trào ngược (GERD).

Bệnh viêm thanh quản cấp có nguy hiểm không?

Đối với trẻ em

Đối với trường hợp trẻ em bị viêm thanh quản cấp sẽ cần phải theo dõi rất cẩn thận vì rất dễ gây ra tình trạng khó thở ở thanh quản và có thể ảnh hưởng đối với tính mạng của trẻ.

  • Viêm thanh nhiệt: Thanh nhiệt bị sưng nề, gây ra cảm giác đau khi nuốt, nhiều nước bọt, khó thở tăng tiết, cổ ngả về trước, cảm giác khó thở hơn khi nằm ngửa thường do vi khuẩn Hemophilus Influenza.
  • Viêm thanh quản giả bạch cầu hoặc viêm thanh quản co thắt: Sưng và viêm phù  nề khu trú ở cùng hạ họng, thanh quản bị co thắt gây ra những cơn khó thở, đặc biệt là thời điểm về đêm và gần sáng, thở rít, khó thở, giọng khàn. Ho nhiều, co kéo các cơ liên sườn và các cơ hô hấp. Cơn khó thở có thể qua đi trong khoảng nửa giờ nhưng cũng có thể bị tái phát lại. Trẻ sẽ không bị sốt và xuất hiện những dấu hiệu toàn thân khác.
  • Viêm thanh quản hạ thanh môn: Đây là bệnh lý thường gặp nhất ở những trẻ trong độ tuổi từ 1-3 tuổi. Bệnh thường phát về đêm nên trẻ đang bị bệnh viêm mũi họng thông thường, bệnh sẽ tiến triển từ từ và đột nhiên xuất hiện những cơn khó thở ở thanh quản. Tiếng ho ông ổng và cứng, giọng nói vẫn gần như bình thường nhưng sau đó sẽ cứng và trầm hơn, đến sáng dậy trẻ vẫn có thể chơi bình thường.
  • Viêm thanh quản bạch hầu: Nguyên nhân gây bệnh chính là do vi khuẩn Loeffler xâm nhập vào trong đường thanh quản gây ra tình trạng phù nề và loét có màng giả. Lớp màng giả có màu trắng, dính, dai, bít tắc đường thở gây ra tình trạng khó thở thanh quản, giọng nói khàn và có thể kèm theo số nhiễm độc nội tố rất dễ dẫn tới tử vong.

Đối với người lớn

Nếu như người lớn bị viêm thanh quản cấp thường không gây ra nhiều nguy  hiểm và khả năng phục hồi nhanh chóng hơn so với trẻ em. Đa số các trường hợp viêm thanh quản đều do cúm đơn thuần hoặc có thể  kết hợp với một số loại vi khuẩn khác gây nên những căn bệnh như:

  • Thể xuất tiết: Người bệnh sẽ có triệu chứng bị sốt và mệt mỏi kéo dài. Đôi khi thanh quản sẽ có điểm bị xuất huyết ở dưới niêm mạc. Đây chính là dấu hiệu phổ biến nhất đối với những người bị viêm thanh quản do cúm.
  • Thể phù nề: Thể phù nề chính là giai đoạn tiếp theo của thể xuất tiết. Tình trạng phù nề thường khu trú ở mặt sau của sụn phễu và thanh nhiệt. Người bị bệnh sẽ cảm thấy đau khi nuốt, tiếng nói ít thay đổi và đôi khi cảm thấy khó thở.
  • Thể loét: Khi soi thanh quản sẽ thấy xuất hiện những bờ đỏ, vết loét nông, sụn thanh nhiệt và sụn phễu bị phù nề. 
  • Thể viêm tấy: Xuất hiện những triệu chứng toàn thân nặng, mạch nhanh, sốt cao mặt hốc hác. Cảm thấy đau họng, khó nuốt, bị nhói ở bên tai, giọng bị khàn đặc hoặc có thể mất hẳn giọng, khó thở thanh quản.  Vùng trước thanh quản bị viêm tấy, sưng to, khi ấn cảm thấy đau. sau khi hết bệnh có thể lại sẹo khiến thanh quản bị hẹp.
  • Thể hoại tử: Màng sụn có thể bị viêm và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hoại tử, các tổ chức liên kết với nhau một cách lỏng lẻo ở cổ bị cứng, viêm tấy, viêm tấy có mủ, thanh quản thường bị sưng to và có một lớp màng giả che phủ khiến cho người bệnh cảm thấy khó nói, nuốt khi đau và khó thở.
  • Các triệu chứng toàn thân xuất hiện rầm rộ, mạch nhanh nhưng yếu, nhiệt độ cao, huyết áp thấp, thở nhanh nông, trong nước tiểu có chứa Albumin, tiên lượng rất xấu, phế quản viêm trụy tim mạch có thể dẫn đến tử vong.

Cách điều trị viêm thanh quản cấp

Nguyên tắc điều trị

Khi điều trị viêm thanh quản cấp sẽ cần phải tuân theo những nguyên tắc điều trị sau đây:

Đối với trường hợp viêm thanh quản cấp không gây khó thở

  • Điều quan trọng nhất trong khi trị bệnh chính là tránh lạnh và kiêng nói
  • Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc giảm viêm, kháng sinh, kháng Histamin H1, giảm ho, tiêu đờm…
  • Có thể điều trị tại chỗ bằng những loại thuốc giảm viêm nhóm Corticoid, tinh dầu, men tiêu hóa.
  • Nâng cao sức đề kháng của người bệnh bằng cách bổ sung chất điện giải và chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

Đối với trường hợp viêm thanh quản cấp gây khó thở

  • Cấp độ 1: Có thể điều trị khỏi bằng phương pháp nội khoa
  • Cấp độ 2: Cần phải mở khí quản để cấp cứu
  • Cấp độ 3: Mở khí quản để cấp cứu kết hợp cùng với hồi sức tích cực

Phương pháp điều trị cụ thể

Điều trị bằng thuốc kháng sinh:

  • Nhóm macrolide: roxithromycin, azithromycin, clarythromycin
  • Nhóm Beta lactam: cephalexin, Amoxicilin; các loại thuốc kháng men; các cephalosporin thế hệ 1,2.

Điều trị bằng thuốc kháng viêm

  • Kháng viêm dạng men: lysozym, alpha chymotrypsin
  • Kháng viêm steroid: methylprednisolon, prednisolon

Phương pháp điều trị tại chỗ

  • Thường xuyên sử dụng các dung dịch sát khuẩn để súc họng, giảm viêm tại chỗ.
  • Sử dụng các hỗn dịch kháng viêm, kháng sinh, kháng viêm dạng men để khí dung và bơm thuốc thanh quản.

Giảm đau, hạ sốt: Truyền dịch, aspirin, paracetamol…

Nâng cao sức đề kháng của cơ thể: Bổ sung vào cơ thể những yếu tố vi lượng, vitamin, các chất dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho các bạn các thông tin về bệnh viêm thanh quản cấp và cách điều trị bệnh. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu trong gia đình.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990