Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các loại ung thư khó chữa và nhưng lưu ý trong điều trị

Cập nhật: 01/11/2022 10:39 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Việc chú trọng đến sức khỏe ngày càng được cải thiện hơn, do vậy mà nhiều người đặt ra câu hỏi về các loại ung thư khó chữa như thế nào? Bởi điều trị căn bệnh này đang phải gặp nhiều khó khăn, tốn kém về chi phí, thời gian. Bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu về các loại ung thư khó chữa để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé.

>>> Xem ngay 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm

1. 4 loại ung thư không thể chữa khỏi được

1.1. Ung thư tuyến tụy

Một trong số loại ung thư khó chữa nhất trong y học hiện nay phải kể đến ung thư tuyến tụy. Không nói quá khi đây là “vua của các bệnh ung thư”, và cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe con người. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tụy thấp hơn so với ung thư phổi, tiêu hóa…nhưng tỷ lệ tử vong cao do việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Ung thư tuyến tụy khó phát hiện và cũng rất khó chữa
Ung thư tuyến tụy khó phát hiện và cũng rất khó chữa

Không chỉ vậy, ung thư tuyến tụy thường là ác tính, không nhạy cảm với xạ trị và hóa trị. Chúng thường trú ẩn tại các mạch máu hay những cơ quan quan trọng xung quanh. Kể cả khi phát hiện ung thư tuyến tụy sớm nhưng việc phẫu thuật và điều trị rất khó khăn. Do vậy, tỷ lệ người bệnh tử vong do biến chứng trước khi phẫu thuật ung thư tuyến tụy rất cao.

1.2. Ung thư phổi

Theo nghiên cứu y khoa, các loại ung thư không chữa được phải kể đến ung thư phổi. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 20.000 bệnh nhân ung thư phổi; thì có đến 17.000 ca không thể chữa được và tử vong. Nguyên nhân là do người bệnh không chú ý đến điều trị ở giai đoạn vàng của bệnh để chữa hiệu quả, khiến cho nguy cơ nặng hơn.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh ung thư phổi nếu được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh cũng lên tới hơn 80%. Tuy nhiên, số người phát hiện bệnh sớm rất ít. Trong đó có hơn 80% bệnh nhân ung thư phổi khi phát hiện lâm sàng cũng bước sang giai đoạn cuối với tỷ lệ tử vong rất cao. Do vậy, việc tầm soát phổi, ngăn ngừa ung thư cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe

1.3. Ung thư dạ dày

Câu trả lời tiếp theo của câu hỏi bệnh ung thư nào khó chữa nhất chính là bệnh ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày cũng là một trong những khối u ác tính có tỷ lệ mắc bệnh cao; tạm thời đứng thứ hai trong số các bệnh ung thư; đồng thời tỷ lệ tử vong cũng tương đối cao; xếp sau ung thư phổi và ung thư gan hay số người chết vì ung thư dạ dày .

Để nói về việc tại sao tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư dạ dày cao như vậy thì thực ra là do thời điểm phát hiện bệnh quá muộn. Nhiều bệnh nhân đã bước sang giai đoạn giữa và cuối của bệnh. Ở giai đoạn này các tế bào ung thư đã liên tục di căn và xâm lấn các mô khác

Những người được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh cao; vì vậy, để ngăn ngừa ung thư dạ dày gây hại cho cơ thể con người, ngày thường cần đề phòng; kiểm soát thường xuyên và chú ý các các tín hiệu cấp cứu trên cơ thể.

1.4. Ung thư đường mật

Theo chia sẻ giảng viên Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, bệnh ung thư đường mật còn khá lạ lẫm với nhiều người bởi tỷ lệ người mắc bệnh này thấp hơn nhiều so với ung thư gan và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, bệnh này có nhiều nét tương đồng với ung thư tuyến tụy bởi mức độ suy giảm cao và tiên lượng tốt hơn.

Nhiều người bệnh khi được chẩn đoán lâm sàng thì bệnh đã qua giai đoạn vàng chữa bệnh. Nếu như gấp rút điều trị ngoại khoa thì khả năng tái phát sau phẫu thuật cũng cao. Bởi vậy, ung thư đường mật là 1 trong các loại ung thư khó chữa nhất hiện nay. 

Hiện nay, dù công nghệ y học đã phát triển không ngừng tuy nhiên những bệnh ung thư khó chữa này rất khó điều trị dứt điểm, nhất là khi bệnh chuyển sang giai đoạn giữa và cuối. Dù điều trị ngay thì tỷ lệ sống thêm 5 năm cũng giảm đi rất nhiều.

Do vậy, việc phát hiện những biểu hiện các loại ung thư khó chữa ở trên rất quan trọng. Tốt nhất hãy kết hợp biện pháp phòng ngừa, kiểm soát thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng xảy ra.

2. Có cần thiết phải điều trị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không?

Với các bệnh ung thư khó chữa nhất vừa được kể ở trên thì có nhiều người đặt câu hỏi: nếu mắc một trong 4 loại bệnh trên thì có nên chữa trị không? Có cần thiết điều trị không?

Ung thư cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời
Ung thư cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Câu hỏi trên nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối và người thân có thắc mắc như vậy. Thực tế thì các loại ung thư khó chữa ở trên thì vẫn có khả năng chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Bởi vậy, điều quan trọng là phân tích tình trạng sức khỏe đối với từng người để đưa ra phác đồ cụ thể hơn.

Đa số các bệnh ung thư giai đoạn đầu đều có thể chữa được thông qua phẫu thuật bằng viết kết hợp xạ trị và hóa trị. Do vậy, nếu bỏ lỡ cơ hội phẫu thuật thì cũng không có nghĩa là không thể chữa khỏi. Thường các bệnh ung thư sẽ rất nhạy cảm với hóa trị và xạ trị.

Một số bệnh ung thư tiến triển mạnh sẽ không thể chữa khỏi nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ cũng kéo dài thời gian sống hơn. Ví dụ như ung thư vú giai đoạn cuối nếu điều trị toàn diện thì cũng sống thêm vài năm, có thể 7-8 năm hoặc dài hơn.

Với bệnh ung thư giai đoạn cuối cần thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ để được điều trị hiệu quả nhất, dựa vào sức khỏe bệnh nhân.

3. Điều trị các bệnh ung thư khó chữa cần lưu ý những gì?

Các loại ung thư không chữa được? Và cần phải lưu ý những gì trong khi điều trị? Những bệnh này có chữa được hay không phải dựa vào niềm tin ở người bệnh. Nên kết hợp với bác sĩ kinh nghiệm tại các bệnh viện lớn, tránh tin vào bài thuốc dân gian, hay dựa vào những sản phẩm chăm sóc sức khỏe trì hoãn việc điều trị.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân và người nhà phải phối hợp điều trị tích cực bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị. Đồng thời phải lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe lành mạnh. Cần phải thực hiện chế độ ăn uống, tập thể dục thường xuyên để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Với bệnh ung thư, người bệnh cần chủ yếu tập trung vào việc tầm soát, phòng ngừa hiệu quả. Với người phát hiện ra bệnh ung thư khó chữa thì nên tích cực điều trị, phấn đấu để có hy vọng khỏi bệnh.

Bài viết trên về các loại ung thư khó chữa hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Để có sức khỏe, kế hoạch phòng bệnh tốt cần phải đầy đủ về vật chất và tinh thần. Người bệnh nên tập luyện thể dục thường xuyên, và giữ cho tinh thần lạc quan nhất có thể. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990