Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các chuyên gia cảnh báo một số bệnh mùa Đông Xuân có khả năng lây lan thành đại dịch

Cập nhật: 26/02/2021 16:43 | Người đăng: Lường Toán

Tại thời điểm giao mùa Đông - Xuân với không khí nồm ẩm hiện tại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển những loại virus, vi khuẩn. Các dược sĩ Cao đẳng Y Dược TP HCM khuyến cáo nhiều loại bệnh có thể xảy ra và một số biện pháp phòng tránh. Các bạn hãy theo dõi nhé. 

Một số bệnh nguy hiểm thường gặp trong mùa đông xuân

Thời tiết nồm ẩm mùa đông xuân hiện nay là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại virus, vi khuẩn. Các chuyên gia cảnh báo một số bệnh có thể bùng phát thành dịch, nhất là những bệnh về đường tiêu hóa hay bệnh lây truyền qua đường hô hấp. 

Dịch bệnh hô hấp Covid 19 dễ lây mùa Đông Xuân

Trước thời điểm Tết Nguyên Đán thì chúng ta đã phải đối mặt với đợt bùng dịch Covid 19 với nhiều biến chủng mới khôn lường hơn. Điều đó khiến cho tình trạng khan hiếm thuốc cũng như vắc-xin phòng một số bệnh cúm. Điều quan trọng nhất hiện nay, mỗi người cần biết cách phòng dịch bệnh Đông Xuân để vừa bảo vệ sức khỏe mà tránh những tác hại khôn lường. Dưới đây là những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân và dễ bùng phát thành ổ dịch có thể kể đến như:

Bệnh sởi, bệnh rubella

Cả hai bệnh sởi và rubella đều là 2 căn bệnh truyền nhiễm cấp tính bị gây ra do virus. Chúng chủ yếu lây qua đường hô hấp, từ giọt bắn dịch tiết theo đường hô hấp của người bệnh hay có thể lây qua con đường tiếp xúc trực tiếp. Với những trẻ em chưa được tiêm phòng Rubella và Sởi thì cả 2 bệnh này rất dễ lây lan và nhanh chóng thành đại dịch.

Bệnh sỏi và Rubella khởi phát triệu chứng là phát ban, sốt hay viêm đường hô hấp. Nguy hiểm hơn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não, tiêu chảy... dễ dẫn đến tử vong.

Mặc dù bệnh này được các chuyên gia cảnh báo nguy hiểm, dễ trở thành đại dịch nhưng bạn có thể phòng ngừa bằng cách cách tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh ngay từ nhỏ. Theo các chuyên gia y tế thì với trẻ trong độ tuổi từ 9 - 12 tháng thì bố mẹ cần phải đưa trẻ đi tiêm mũi một vắc - xin phòng bệnh sởi và tiêm Vắc xin nhắc lại mũi hai cho trẻ trên 18 tháng tuổi. Ngoài ra có thể tiêm vắc - xin phòng bệnh rubella đối với trẻ ở độ tuổi từ 12 - 14 tháng, nhưng cũng đừng quên vệ sinh thường xuyên tai, mũi, họng, mắt hàng ngày.

Bệnh cảm cúm

Bệnh cúm mùa là một bệnh thường gặp trong mùa Đông xuân, và được xem là dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát cao. Ngoài ra thì với những trường hợp có sức đề kháng kém, không được tiêm chủng đầy đủ vắc - xin thì những bệnh này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh cúm mùa thường rất dễ lây lan qua tuyến nước bọt, đờm hay nước mũi của bệnh nhân với những triệu chứng như ngạt mũi, đau đầu, sốt và đau họng nhẹ.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng ngừa cúm thì người dân tốt nhất hãy sử dụng những biện pháp phòng ngừa như vệ sinh cá nhân, rửa tay xà phòng, che miệng khi hắt hơi; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Bên cạnh đó thì bạn cần phải duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế tiếp xúc với người bệnh đồng thời cần phải tiêm chủng đầy đủ những loại vắc - xin phòng ngừa bệnh cúm mỗi năm. Nếu xuất hiện những triệu chứng cúm bao gồm sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, ho, sốt, mệt mỏi thì tốt nhất hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử lý và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của các bác sĩ kê đơn và dược sĩ tư vấn.

Bệnh tiêu chảy cấp

Một trong những bệnh mùa đông xuân dễ bùng phát thành đại dịch nhất ở nước ta là bệnh tiêu chảy cấp. Nguyên nhân là bởi điều kiện không khí ẩm dễ sinh sôi vi khuẩn, nhất là với những trẻ em có sức đề kháng kém.

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Dược Hồ Chí Minh, bệnh tiêu chảy cấp nguyên nhân bởi những loại vi trùng tả, virus đường ruột, thương hàn xâm nhập vào cơ thể bằng đường miệng. Bệnh có tốc độ lây nhiễm cao do vậy rất dễ trở thành dịch bệnh nguy hiểm.

Người mắc bệnh tiêu chảy cấp có thể xuất hiện những triệu chứng như: mất nước, đi ngoài, nôn mửa, với những triệu chứng này có thể gây trụy mạch, thậm chí là tử vong nếu không được bổ sung nước kịp thời cho cơ thể.

Theo đó thì Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện những biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp. Trước tiên phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng ngày, thực hiện ăn chín, uống chín. Bên cạnh đó cần phải rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nếu có những triệu chứng nghi ngờ tiêu chảy cấp thì tốt nhất hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Bên cạnh những căn bệnh dễ gặp mùa đông xuân có thể bùng phát trở thành dịch liệt kê ở trên thì người bệnh cần chú ý đến một số bệnh khác như thủy đậu, bệnh liên cầu lợn, viêm đường hô hấp cấp, viêm giác mạc, viêm màng não mô cầu, ho gà... Do vậy mỗi người cần nâng cao ý thức phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế, ngoài ra còn phải thực tiêm chủng đầy đủ những loại vắc - xin trong chương trình mở rộng hay theo chương trình tiêm chủng dịch vụ theo đúng lịch hẹn.

Biện pháp phòng tránh dịch bệnh mùa đông xuân hiệu quả

Một số cách phòng tránh bệnh lây nhiễm

Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế thì người dân hãy chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa đông xuân với những biện pháp dưới đây:

  • Thực hiện đúng lịch tiêm chủng vacxin dự phòng đầy đủ, cụ thể là những đối tượng có sức đề kháng kém như trẻ em thì cần tiêm vacxin phòng các bệnh như: ho gà, sởi, rubella, não mô cầu, cúm, thủy đậu....
  • Bạn cần phải giữ ấm cơ thể nếu thời tiết chuyển lạnh; với trẻ nhỏ nên ủ ấm khi ra ngoài hay khi bạn làm việc ngoài trời vào ban đêm. Buổi sáng hãy uống một cốc nước ấm, giữ ấm bàn chân, ngực, tay, cổ, đầu...
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang xuất hiện dấu hiệu mắc accs bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, trường hợp cần thiết thì nên đeo khẩu trang.
  • Thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày có đủ chất dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng.
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân, đồng thời cần phải thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh tai, mũi, họng mỗi ngày bằng nước súc miệng hay với nước muối sinh lý. Bên cạnh đó cần vệ sinh môi trường, gia đình sạch sẽ.

Với những thông tin chia sẻ trên đây về những bệnh thường gặp giao mùa Đông Xuân hi vọng sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Đừng quên theo dõi bài viết sau để cập nhật kiến thức hữu ích nhé. 

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990