Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bỏng bô xe máy cần xử lý đúng cách như thế nào?

Cập nhật: 10/02/2020 09:53 | Người đăng: Lường Toán

Bỏng bô xe máy là tình trạng mà có thể ai cũng phải gặp một lần trong đời. Chúng có thể làm thay đổi cấu trúc, làm rối loạn chức năng vùng tổn thương gây ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do vậy mỗi người cần phải bỏ túi cách chữa bỏng bô xe máy để ứng phó kịp thời.

Bỏng bô xe máy là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình huống bị bỏng có thể là bỏng do nhiệt, do bị điện giật hay bỏng do hóa chất…nhưng bỏng nhiệt vẫn là dạng thường gặp nhất và chúng thường xảy ra trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Bỏng bô xe máy cần được xử lý đúng cách

>>>Xem thêm: Hệ thần kinh giao cảm và đối phó là gì?

Bỏng nhiệt thường xuất phát với việc tiếp xúc với bô xe máy đang nóng, bàn là, cháy nổ hay hỏa hoạn. Tỷ lệ bỏng bô xe máy ở Việt Nam hiện nay là rất cao, nhất là với chị em phụ nữ thường mặc váy ngắn hay trẻ em do nô đùa. Mặc dù diện tích bỏng bô là khá nhỏ nhưng sự dẫn truyền nhiệt từ bô qua da rất nhanh. Khi bị bỏng bô thì sự dẫn truyền nhiệt từ bô qua da rất nhanh với nhiệt độ da vùng bỏng được duy trì ở mức độ cao sau bỏng rất dễ gây ra những tổn thương sâu.

Nếu không nhanh chóng được xử lý và chăm sóc kịp thời thì chúng sẽ để lại sẹo thâm rất mất thẩm mỹ. Trong khi đó việc xử lý đúng cách sau khi bị tai nạn sẽ giúp làm giảm diện tích bỏng. Đồng thời làm giảm mức độ sâu tổn thương khiến cho diễn biến bỏng sẽ nhẹ hơn rất nhiều. Từ đó sẽ làm lành nhanh hơn, làm hạn chế được sẹo xấu sau bỏng. Do vậy khi bị bỏng bô xe máy thì cần phải thực hiện sơ cứu ngay lập tức để giảm tính trạng đau rát và nguy cơ gây sẹo.

Xác định mức độ nặng – nhẹ của tình trạng bỏng bô xe máy

Theo chia sẻ của Dược sĩ trường Cao Đẳng Y Dược HCM, các cấp độ bỏng bô xe máy được xác định như sau:

Bỏng cấp độ 1:

Tình trạng này chỉ làm tổn thương vùng da bên ngoài lớp biểu bì, xuất hiện tình trạng đỏ da, đau. Từ đó khiến da sẽ chuyển sang màu trắng khi đụng vào, làm cho da bị rộng và phỏng nước.

Bỏng độ 2:

Tình trạng này gây tổn thương lớp biểu bì và phần chân bì cho da. Người bệnh xuất hiện những biểu hiện nhẹ là vùng da bị đỏ, đau. Ngoài xuất hiện màu trắng khi chạm vào, da bị rộp vẫn còn chân lông. Còn nếu như tình trạng nặng hơn có thể khiến người bệnh bị đau hoặc không đau, vết thương có thể sâu đến mức dây thần kinh bị đứt mà không có cảm giác bị đau. Vết bỏng có thể ẩm hoặc khô, có thể phá hủy tuyến mồ hôi, lông trên da bị rụng.

Bỏng cấp độ 3:

Đây là tình trạng bỏng bô xe máy nặng nhất, chúng làm tổn thương cả lớp biểu bì và chân bí. Khi dân thần kinh, huyết quản và nang lông đều bị phá hủy. Trường hợp bỏng nặng thì vết bỏng có thể làm ảnh hưởng đến xương và cơ.

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng bô xe máy

Tình trạng bỏng bô xe máy bị phồng cần phải sơ cứu thế nào

Loại bỏ những tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt đồng thời làm giảm diện tích và độ sâu tổn thương khi bỏng . Người bệnh hãy cởi bỏ quần áo ở vùng bị bỏng do quần áo có tác dụng giữ nhiệt tốt nhất.

Làm mát vùng bỏng: Bạn hãy ngâm hoặc tưới rửa vùng bỏng bằng nước mát nhiệt độ từ 16 – 20 độ C. Thời điểm ngâm rửa vết thương tốt nhất trong khoảng từ 30 phút sau khi bị bỏng, việc này mới có tác dụng tốt. Thời gian ngâm rửa tốt nhất từ 15 – 30 phút cho vết thương hết đau rát. Ở trường hợp khác người bệnh có thể thay vì ngâm rửa có thể dùng khăn ướt hay quần áo ướt sạch đắp lên vùng bỏng và thay khăn mát thường xuyên thay vì khăn bị hấp thu và giữ nhiệt.

Có thể che phủ vết bỏng bô, băng vết thương bằng vải sạch, khô và băng ép vùng da bị bỏng

Hãy nâng cao vị trí bị bỏng bô xe máy để giảm sưng nề.

Hiện nay có một loại băng gạc thường được dùng để sơ cứu vết bỏng có chứa Hydrocolloid. Loại băng này khi được đắp lên vết thương sẽ luôn duy trì môi trường ẩm tại vị trí bị bỏng, tăng sinh tế bào tại chỗ vết bỏng khiến vết thương mau lành hơn. Bên cạnh đó băng này cũng giúp che phủ vết bỏng rất tốt, làm giảm đau và giúp sinh hoạt của người bệnh trở lên thuận lợi hơn.

Cách sơ cứu vết thương bỏng bô xe máy bằng băng gạc chứa Hydrocolloid

  • Hãy rửa vùng da lành quanh vết bỏng
  • Dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa vệ sinh vết bỏng
  • Loại bỏ được những dị tật, chất bẩn. Do vậy nếu như vòm nốt phồng còn nguyên vẹn thì có thể chích những nốt phỏng để làm thoát dịch và dùng băng gạc đắp lên vết bỏng.

Lưu ý: Cách chữa bỏng bô xe máy bằng gạc Hydrocolloid chỉ nên dùng cho các vết bỏng sạch, nông và ít tiết dịch. Loại bảng này chống chỉ định dùng cho vết bỏng nhiễm khuẩn hay vết bỏng có nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu như người bệnh bị bỏng có triệu chứng đau, rát, đỏ phù nề, viêm tấy có mủ thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị đúng cách nhất nhé.

Một số lưu ý khi bị chữa bỏng bô xe máy

Bỏng bô xe máy dùng thuốc gì?

Với trường hợp bị bỏng bô xe máy nhẹ: có thể không cần dùng thuốc, người bệnh có thể dùng lô hội hay nghệ bôi mỗi ngày vài lần tiếp xúc vết bỏng để nhanh chóng bình phục.

Lưu ý khi bị bỏng bô xe máy

Với trường hợp bị bỏng độ 2 và 3: việc điều trị khá phức tạp cần phải tham khảo hướng dẫn của bác sĩ :

Rửa bằng nước muối sinh lý 2 lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn và phần da chết trên bề mặt vết thương.

Hong khô vết bỏng: dùng loại kem Silver Sulfadiazine 1% lên vết bỏng. Loại kem kháng khuẩn này được chứng minh khá hiệu quả trong việc làm lành vết thương đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng. Người bệnh chỉ cần bôi kem một lớp mỏng bằng dụng cụ vô trùng mua ở hiệu thuốc. Mỗi lần thay băng thì có thể loại bỏ toàn bộ kem bôi ở lần trước thầm vào băng, không để đọng lại trên vết bỏng.

Băng vết bỏng bằng gạc vô trùng: Điều này khá cần thiết nhưng việc thay băng trở lên rất khó khăn và gây đau đớn cho người bệnh nhất là với trẻ em. Việc cố gắng tháo bỏ băng gạc có thể gây tổn thương da và khiến cho vết thương lâu lành hơn. Bạn có thể dùng loại băng ít bám dính vào bề mặt da, được tẩm thuốc thì có thể hạn chế được vết thương đồng thời giúp quá trình lành vết thương mau chóng, trở lên dễ dàng và không gây đau đớn.

Bổ sung vitamin E và C:

Vitamin E giúp cho vết thương mau lành hơn khi da chờ cho vết bỏng không còn bị phồng lên đồng thời bắt đầu khô với lớp da non màu hồng. người bệnh có thể dùng vitamin E mỗi ngày co đến khi vết thương lành hẳn.

Vitamin C: rất cần thiết cho sự tạo thành Collagen, một chất được cơ thể tiết ra giúp cho vùng da bị bỏng mau chóng lành hơn

Lưu ý: Với trường hợp bị bỏng độ 3 thì nhất định phải đi khám bác sĩ và thực hiện theo hướng dẫn. Tốt nhất không nên tự ý điều trị tại nhà.

Những thông tin về chữa bỏng bô xe máy vừa được chúng tôi hướng dẫn trên đây hi vọng sẽ làm hài lòng bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990