Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bộ Y tế giải thích lý do vì sao lái tàu phải khám vùng kín

Cập nhật: 08/02/2022 09:58 | Người đăng: Đức Huynh

Dự thảo mới quy định người mắc bệnh về đường sinh dục sẽ không được phép lái tàu khiến cho dư luận được phen tranh cãi kịch liệt. Để giúp cho độc giả có được cái nhìn chính xác nhất về vấn đề này, ngay sau đây chúng tôi xin được đưa ra lời giải thích của Bộ Y tế.

Bộ Y tế giải thích lý do vì sao lái tàu phải khám vùng kín
Bộ Y tế giải thích lý do vì sao lái tàu phải khám vùng kín

Bộ Y tế đang soạn dự thảo Thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt, một trong những quy định đang gây tranh cãi kịch liệt trong dư luận hiện nay đó là: Nhân viên đường sắt phải khám cơ quan sinh dục, những người có bệnh tình dục như: Sùi mào gà, giang mai không được phép lái tàu.

Theo ông Lê Tuấn Đống, Trưởng phòng Phục hồi chức năng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, thành viên ban soạn thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn về sức khỏe của nhân viên đường sắt cho biết, trong dự thảo này, mục liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục, nam giới bị tràn dịch màng tinh hoàn, thiếu tinh hoàn hoặc tinh hoàn ẩn, mắc bệnh niệu đạo, dương vật phải can thiệp... được xếp vào không đủ điều kiện cho vị trí lái tàu, phụ lái tàu. Do vậy, đối với nam giới nếu muốn được làm việc ở vị trí lái tàu sẽ được khám dương vật, tinh hoàn, bộ phận tiết niệu. Ông cho hay “Lái tàu là nghề đặc biệt hơn các ngành nghề khác, sức khỏe bản thân người lái tàu có ảnh hưởng đến nhiều người. Nếu có bệnh này là không đạt yêu cầu”, ông Đống giải thích.

Nếu không đáp ứng đủ được những quy định này sẽ không được phép lái tàu.
Nếu không đáp ứng đủ được những quy định này sẽ không được phép lái tàu.

Một thành viên ban soạn thảo cũng cho biết thêm, người lái tàu thường lái đường dài, đường rừng núi. Không giống như nghề lái xe, nghề lái tàu nếu có bệnh không thể tự nhiên dừng lại để vào trạm xá hay bệnh viện chữa được. Do đó, phải tiến hành “lọc” ngay từ khâu đầu vào bằng việc khám sức khỏe.

Trong trường hợp, người đang công tác mà có những biểu hiện của bệnh như quy định trên thì phải đi kiểm tra sức khỏe. Nếu có bệnh thì phải cho điều trị ngay. Nếu điều trị khỏi, thì mới được quay trở lại công việc của mình còn không khỏi thì không thể tiếp tục công việc.

Chỉ tiêu liên quan đến răng, hàm, mặt.
Chỉ tiêu liên quan đến răng, hàm, mặt.

Còn đối với chỉ số về vòng ngực liên quan đến “ngực lép – ngực nở” quy định vòng ngực trung bình là từ 75 cm trở lên mới được lái tàu. “Tiêu chí “vòng ngực” chỉ là một trong nhiều chỉ số sinh học được đưa ra để đảm bảo sức khỏe của người lái tàu. Vòng ngực được đánh giá là một trong những chỉ số đánh giá thể trạng sức khỏe hiệu quả nhất của con người bởi nó có chức năng hô hấp.

Cả nam và nữ nếu có độ giãn nở của phổi lớn, có nghĩa là đường hô hấp tốt thì vòng ngực sẽ lớn. Tuy nhiên, chỉ số này có thể thay đổi nếu sau này các cơ sở khám chữa bệnh có ý kiến”, ông Đống lý giải. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự thảo lần 1. Bộ Y tế sẽ còn họp với đại diện của Đường sắt Việt Nam, lấy ý kiến, lắng nghe và mong mọi người góp ý mang tính xây dựng. Khi các bên đồng ý thì mới chính thức ban hành rộng rãi.

Một lãnh đạo Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng, khi đưa ra dự thảo này cơ quan soạn thảo chắc chắn sẽ có cái lý của họ. Vì “Người lái tàu mắc bệnh tiết niệu, sinh dục suốt ngày tè dầm, ngứa gãi thì khó có thể ngồi mà lái được”. Do đó, nếu khám sức khỏe, nếu tuyển đầu vào thì không nên tuyển người có bệnh về đường tình dục, còn nếu đang bị các bệnh tình dục, nếu mắc thì phải chữa cho khỏi mới có thể làm việc tiếp được.

Dự thảo hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái ngược nhau
Dự thảo hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái ngược nhau

Ngoài ra, một thành viên ban soạn thảo cũng cho hay, về ngoại hình, những người tuy đủ điều kiện sức khỏe nhưng ngoại hình có dị tật, tật ảnh hưởng đến công tác và giao tiếp cũng không tuyển dụng vào lái tàu, phụ lái tàu, trưởng tàu nên trong dự thảo đã đưa ra một số quy định: răng hô, khe hở môi vòm miệng có ảnh hưởng phát âm …thì không phù hợp với vị trí công việc trên.

Dự thảo cũng đưa ra các tiêu chí sức khỏe: bệnh trĩ, rò hậu môn, một số bệnh da liễu cũng không đủ điều kiện sức khỏe để làm nhiệm vụ lái tàu, trưởng tàu.

Nguồn: Tổng Hợp.

Thông tin hữu ích khác
du-thi-khoi-a1-gom-nhung-mon-nao Khối A1 (A01) gồm những môn nào? Có Ngành & Trường nào? Khối A01 gồm những môn nào? Có những ngành nào và Trường nào tuyển sinh? Những câu hỏi này thu hút được nhiều sự quan tâm của thí sinh khi mà khối... bao-ve-suc-khoe-voi-10-thuc-pham-tot-cho-than Bảo vệ sức khỏe với 10+ thực phẩm tốt cho thận Thận là cơ quan đảm nhiệm những vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp đào thải những chất độc và chất cặn bã. Khi cơ quan này bị tác động cũng sẽ... nguoi-benh-mau-nhiem-mo-nen-an-gi-va-kieng-gi Người bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì? Máu nhiễm mỡ là một trong những bệnh rất nguy hiểm và phổ biến ngày nay. Khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì nếu không có chế độ ăn... phuong-phap-chua-sot-ret-va-cach-phong-tranh-hieu-qua Phương pháp chữa sốt rét và cách phòng tránh hiệu quả Sốt rét rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm ký sinh trùng lây truyền từ người này sang người khác từ muỗi đốt. Nếu không phát hiện điều... ung-dung-thanh-thao-phau-thuat-robot-cho-benh-nhi-khoa Ứng dụng thành thạo phẫu thuật robot cho bệnh nhi khoa Bệnh viện Nhi Trung Ương là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á tiến hành phẫu thuật bằng robot. Trong nhiều năm qua, đội ngũ y bác sĩ tại... viem-tai-giua-tre-so-sinh-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-chua-benh-hieu-qua Viêm tai giữa trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh rất phổ biến. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa viêm tai giữa như thế nào? Cùng đọc bài...
Xem thêm >>



0899 955 990