Bệnh thủy đậu có thể xảy ra bất kỳ ai, không phân biệt giới tính độ tuổi. Mặc dù đây là bệnh lành tính nhưng nếu như không được điều trị đúng cách hay kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vậy biến chứng thủy đậu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Triệu chứng bệnh thủy đậu như thế nào?
Hầu hết trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân bị thủy đậu thì sẽ xuất hiện triệu chứng sau 10 – 14 ngày. Ban đầu thì những triệu chứng đó là nổi mụn nước ở vùng mặt, đầu, các chi hay toàn thân, chúng sẽ xuất hiện rất nhanh từ 12 – 24 tiếng là có thể nổi lên toàn thân.

Thường những mụn nước sẽ có kích thước từ 1 – 3 mm, bên trong chứa dịch và những trường hợp nặng mụn nước có kích thước to hơn. Người bị nhiễm trùng thì bên trong mụn nước sẽ chứa mủ màu đục.
Với trẻ em khi mắc bệnh thủy đậu thì sẽ xuất hiện những biểu hiện sốt nhẹ, biếng ăn. Còn ở người lớn hay với trẻ lớn thì triệu chứng nặng nề hơn như đau đầu, đau cơ, sốt cao, có cảm giác ngứa ngáy ở mụn nước. Thường bệnh thủy đậu ở người lớn sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng hơn nếu như không được điều trị đúng cách. Về cơ bản bệnh sẽ diễn biến từ 7 – 10 ngày và bắt đầu giai đoạn hồi phục với dấu hiệu các nốt rạ khô lại, bong vảy, da thâm nơi mụn nước và không để lại sẹo.
Biến chứng của thủy đậu như thế nào?
Như ở trên đã nói bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, có thể gặp ở bất kỳ ai dù đã được tiêm phòng Vac xin. Bệnh không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị đúng cách thì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh như sau:
Biến chứng của bệnh thủy đậu có thể gây viêm tai giữa, viêm tai ngoài, viêm phổi hay viêm thanh quản. Ở trường hợp nặng có thể gây nên tình trạng viêm thận cấp.
Tình trạng thủy đậu biến chứng viêm da do bị bội nhiễm vi khuẩn. Lúc này bệnh có dấu hiệu là nốt thủy đậu bị mưng mủ, khi khỏi sẽ để lại sẹo, có thể là sẹo sâu rất khó phục hồi và dễ nhầm lẫn với nốt đậu mùa. Trường hợp người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng thì nốt thủy đậu có thể bị hoại tử, bội nhiễm tụ cầu, liên cầu, chốc, nhọt hay viêm mô tế bào hoại tử.
Theo chia sẻ của Dược sĩ Trường Cao Đẳng Y Dược HCM, biến chứng bệnh thủy đậu nặng nhất là viêm màng não, cực kỳ nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Xem thêm: Khi nào cho bé ăn sữa chua là tốt nhất?
Với phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu hoặc sắp sinh mà bị thủy đậu thì nguy cơ lây từ mẹ sang con là hoàn toàn có thể xảy ra, khiến cho bé bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Dấu hiệu nhận biết là có vết sẹo dưới da, đầu nhỏ, nhẹ cân, đục thủy tinh thể, chi ngắn và chậm phát triển.
Bên cạnh đó bệnh thủy đậu dù ở người lớn hay trẻ nhỏ cũng cho thấy bệnh viêm phổi nặng do virus, nhiễm khuẩn huyết, viêm thận cấp tính hay ban xuất huyết giảm tiểu cầu.
Đáng chú ý bệnh thủy đậu có khả năng gây nguy hiểm bởi dù bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh thì những siêu vi thủy đậu vẫn tổn tại ở các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt. Khi gặp những điều kiện thuận lợi như đề kháng cơ thể kém hay những yếu tố khác thì virus sẽ hoạt động lại khiến cho người bệnh bị zona thần kinh.
Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu
Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu được xem là biện pháp hiệu quả lâu dài. Đây là cách giúp cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại virus thủy đậu, có tác dụng lâu bền. Hầu hết những trường hợp sau khi tiêm phòng thì sẽ có khả năng miễn dịch tuyệt đối với bệnh. Tuy nhiên một số ít có thể vẫn bị thủy đậu sau khi tiêm, thế nhưng những trường hợp này cũng rất nhẹ, ít nốt và giảm thiểu nguy cơ biến chứng thủy đậu rất cao.
Vắc xin phòng ngừa thủy đậu được chỉ định theo từng độ tuổi như sau:
- Với trẻ em từ 12 – 18 tháng tuổi: Tiêm 1 mũi
- Với trẻ em từ 19 tháng – 13 tuổi: tiêm 1 mũi nếu chưa bị thủy đậu lần nào
- Với trẻ em trên 13 tuổi và người lớn: Tiêm 2 mũi, cách nhau 4 – 8 tuần nếu như chưa bị thủy đậu lần nào.
Thông tin về biến chứng thủy đậu vừa được cập nhật trên đây hi vọng sẽ giải đáp được thắc mắc của nhiều người. Đừng quên theo dõi các bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích. Chúc bạn sức khỏe!