Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bị đau trong tai là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Cập nhật: 06/02/2020 10:36 | Người đăng: Lường Toán

Tình trạng đau nhức bên trong lỗ tai trái và phải không chỉ gây khó chịu mà còn là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng. Nếu tình trạng đau trong tai kéo dài khiến bạn mất tập trung thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Bị đau trong tai có nguy hiểm không?

Tai là một bộ phận khá phức tạp bao gồm nhiều mô nhạy cảm và các xương nhỏ giúp con người có thể nghe được. Tai được nối với mũi và họng, ngoài ra nó còn gần với hàm và các cơ mặt nên khi bị đau trong tai có thể liên quan đến những cơ quan này. Những cơn đau tai có thể bắt nguồn từ tai ngoài, tai giữa khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn.

Đau trong tai là dấu hiệu bệnh gì?

>>Bài viết tham khảo: Bệnh viêm cột sống dính khớp có sao không?

Đa số những trường hợp bị đau trong tai dù là tai trái hay phải đều do nhiễm trùng gây nên. Tình trạng nhiễm trùng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau đây:

Nhiễm trùng có thể làm ảnh hưởng đến màng nhĩ và các xương trong tai. Tình trạng này có thể làm mất thính giác vài tuần, mà nếu không được điều trị kịp thời có thể mất thính giác vĩnh viễn.

Nhiễm trùng có thể lây lan sang các cơ quan bên cạnh trong cơ thể, bao gồm xoang mũi, xương sọ nằm sau tai. Lâu dần có thể gây nên tình trạng viêm màng não.

Tình trạng đau nhói trong tai kéo dài có thể là triệu chứng vỡ màng nhĩ, kèm theo những biểu hiện như chảy máu từ tai. Hoặc có thể gây ra những bệnh lý liên quan đường hô hấp và viêm amidan.

Đau trong tai là bệnh gì?

Do ráy tai quá nhiều

Ráy tai là phần sáo được sản xuất bên trong ống tai, có tác dụng bảo vệ tai khỏi bụi bẩn hay nước ở bên ngoài vào. Thông thường ráy tai có thể tự làm sạch và đồng thời được đẩy ra khỏi ống tai. Ở một số trường hợp ráy tai quá nhiều không thể tự đào thải. Chúng sẽ được tích tụ dần tăng lên về mặt khối lượng và kích thước. Từ đó dẫn đến tình trạng đầy tai gây cảm giác đau nhức bên trong tai.

Để tránh được tình trạng này thì bạn có thể lấy ráy tai từ những dụng cụ chuyên biệt. Tuy nhiên nếu không thể tự thực hiện thì bạn hãy đến bệnh viện chuyên khoa để được xử lý kịp thời. Bên cạnh đó bạn hãy bỏ thói quen dùng tăm bông lấy ráy tai vì nó vô tình khiến cho ráy tai được đẩy sâu vào trong. Khiến cho tình trạng tai đau nhói tăng lên, bị chảy mủ hay nhiễm trùng.

Viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài là tình trạng tai nhiễm trùng bên ngoài. Tình trạng này gây đau trong tai trái hay tai phải khá phổ biến. Đôi khi đau tai còn có thể lan ra cổ hay phía sau tai.

Tình trạng viêm tai ngoài do nhiễm trùng khi người bệnh đang cố gắng làm sạch tay bằng vật dụng tăm bông hay vật khác. Bên cạnh đó khi bị vảy nến hay bệnh chàm đều có thể dẫn đến tình trạng viêm tai ngoài.

Không chỉ gây đau trong tai mà viêm tai ngoài còn để lại những dấu hiệu như sau:

  • Khiếm thính tạm thời
  • Ngứa trong tai dữ dội
  • Đỏ xung quanh tai
  • Những cơn đau tai lan ra mắt hay một bên đầu ( với bên với tai bị tổn thương)

Do viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng dâu hơn bên trong tai gây ra các cơn đau nhức ở tai giữa. Tình trạng này thường đi kèm dấu hiệu cảm cúm hay cảm lạnh. Những chất lỏng tích tụ bên trong ống tai có thể gây nhiễm khuẩn, hình thành mủ và tạo ra triệu chứng đau nhức bên tai trong.

Viêm tai xương chũm

Xương chũm thường nằm sau tai. Khi vi khuẩn từ viêm tai giữa xâm nhập sẽ làm viêm tai xương chũm, gây nên hiện tượng đau nhói liên tục ở tai. Một số triệu chứng khác như: đau phía sau tai, sưng và đỏ tai, sốt…

Vỡ màng nhĩ

Một số trường hợp đau trong tai phải hay trái sẽ là dấu hiệu của bệnh vỡ màng nhĩ. Đó là do bị nhiễm trùng, tổn thương màng nhĩ hay do tiếng ồn quá lớn, sấm sét…có thể gây ra những cơn đau nhói ở tai, người bệnh có thể bị mất thính giác hoặc bị ù tai..

Hiện tượng vỡ màng nhĩ không cần phải phẫu thuật hay điều trị. Thông thường chúng sẽ tự cải thiện sau vài tháng, tuy nhiên do chức năng màng nhĩ bị ảnh hưởng sẽ tạo nguy cơ cho ống tai bị nhiễm trùng nhiều hơn. Người bệnh hãy lưu ý giữ cho tai không trong tình trạng khô ráo, tránh ẩm ướt.

Do sưng niêm mạc sau tai

Tai bị nhiễm trùng hay viêm thì có thể cản trở lưu thông không khí giữa tai và họng. Tình trạng này có thể gây sưng nang niêm mạc phía sau tai, tạo áp lực ở tai giữa, khiến cho tai bị khô và tạo ra các cơn đau bên trong tai.

Tình trạng nhiễm trùng tai phải được điều trị càng sớm càng tốt để không làm ảnh hưởng đến cấu trúc tai. Ngoài ra nếu không được điều trị thì nhiễm trùng tai có thể dẫn đến tình trạng áp xe tai hay viêm màng não.

Do bệnh lý mũi họng gây nên

Theo các dược sĩ của trường Cao Đẳng Y Dược Hồ Chí Minh, đau trong tai có thể là do một số bệnh lý ở mũi họng gây nên bởi lẽ tai – mũi – họng thông với nhau. Trường hợp bị nhiễm trùng vòm họng hay bệnh lý ở mũi sẽ làm tăng nguy cơ đau nhức trong lỗ tai trái hoặc phải. Một số bệnh lý phổ biến bao gồm như:

Đau họng do nhiễm trùng hay dị ứng khiến cho hàm lượng chất lỏng tăng lên chảy vào tai giữa và gây nên tình trạng đau nhức trong tai. Những triệu chứng bao gồm sưng hạch cổ và thay đổi giọng nói.

Viêm mũi dị ứng, cảm lạnh…có thể gây ra tình trạng đau nhói trong tai, một số triệu chứng khác như hắt hơi, sổ mũi, ho cảnh báo nguy cơ đau trong tai nhiều hơn

Viêm xoang gây ảnh hưởng đến cổ họng và mũi. Bệnh này thường làm tăng tiết dịch niêm mạc và sưng niêm mạc. Chúng có thể gây tắc nghẽn niêm mạc gây nhiễm trùng xuất hiện những cơn đau và mủ. Đôi khi tình trạng này có thể lan ra gò má, mắt hay quai hàm và bên trong tai.

Viêm amidan hay tình trạng nhiễm trùng khác khiến cho amidan sưng lên. Từ đó khiến cho cổ họng đau khi nuốt và thở. Một số trường hợp viêm amidan với triệu chứng ho, sốt cao và đau nhói trong tai.

Bị đau trong tai trái phải khi nào nên đi khám?

Đau trong tai cần phải điều trị sớm

Nếu bị đau trong tai thông thường thì người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau hay phương pháp điều trị trong cuộc sống nhằm hạn chế và kiểm soát cơn đau trong tai. Tình trạng sốt kéo dài hay bị đau dữ dội đột nhiên hết thì người bệnh vẫn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nhất là khi đau trong tai tồi tệ và dữ dội hơn đồng thời không cải thiện trong vòng 24 – 48 tiếng hay xuất hiện triệu chứng bất thường dưới đây thì hãy đi gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời:

  • Cơ mặt rũ xuống
  • Đau tai nghiêm trọng
  • Đau đầu trầm trọng
  • Chóng mặt
  • Máu hoặc mủ chảy ra từ tai
  • Sưng quanh tai…

Phương pháp điều trị đau trong tai đúng cách

Nếu xuất hiện những triệu chứng đau trong tai, người bệnh không được chủ quan. Hãy đi thăm khám để được điều trị đúng cách. Phương pháp điều trị đau trong tai phụ thuộc vào những nguyên nhân gây bệnh, có thể kết hợp với thuốc giảm đau không kê đơn phù hợp với độ tuổi như ibuprofen hay aspirin dùng để giảm đau và hạ sốt. Cách điều trị cũng có thể bao gồm liệu pháp dùng thuốc chống viêm, chườm ấm, acetaminophen hay một liệu trình giảm đau ngắn gây nghiện, kháng sinh dạng uống

Một số trường hợp có thể được chỉ định dùng thuốc nhỏ tai kháng sinh để ngăn tình trạng nhiễm trùng. Trong hầu hết trường hợp mà cơn đau tai giảm đi thì không cần phải điều trị, tuy nhiên nếu nó không biến mất hay kèm theo những triệu chứng khác thì người bệnh cần đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Những thông tin trong bài viết trên đây hi vọng giúp bạn đọc tìm hiểu về đau trong tai là bệnh gì. Mọi thắc mắc của bạn đọc hãy để lại dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990