Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh viêm tụy có dấu hiệu gì? Có nguy hiểm không?

Cập nhật: 15/02/2020 14:38 | Người đăng: Lường Toán

Tuyến tụy có vai trò quan trọng trong cơ thể, vừa có khả năng ngoại tiết và nội tiết. Khi tuyến tụy bị viêm có thể gây ra tình trạng nguy hiểm với cơ thể. Trong chuyên mục bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm tụy là gì? Mức độ nguy hiểm như thế nào nhé.

Viêm tụy là gì?

Trong y học, viêm tụy là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng tuyến tụy bị viêm. Tuyến tụy thường ẩn phía sau  dạ dày ở vùng bụng trên, chúng phóng thích các men tiêu hóa vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn đồng thời tiết ra hormone Insulin nhằm điều chỉnh đường huyết trong cơ thể.

Bệnh viêm tụy gây biến chứng nặng cho cơ thể

>>Tham khảo thêm: Biến chứng bệnh thủy đậu như thế nào?

Viêm tụy được chia làm hai loại:

Viêm tụy cấp: Là tình trạng viêm đột ngột trong thời gian ngăn, có mức độ nghiêm trọng của bệnh thay đổi đột ngột từ việc gây khó chịu nhẹ cho đến nguy hiểm đến tính mạng. Đa số những bệnh nhân bị viêm tụy cấp nếu được điều trị đúng cách thì có thể phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên ở trường hợp nặng thì bệnh có thể gây xuất huyết tụy, làm tổn thương mô nghiêm trọng, nhiễm trùng hay hình thành những nang giả tụy. Tình trạng viêm tụy nặng còn có thể gây tổn thương cho những cơ quan quan trọng khác như phổi, tim, thận

Tình trạng viêm tụy mãn kéo dài thường xảy ra sau đợt viêm tụy cấp tính. Nguyên nhân có thể là do uống nhiều rượu gây triệu chứng âm thầm trong nhiều năm và đột nhiên phát triển thành những triệu chứng viêm tụy nặng.

Nguyên nhân gây viêm tụy

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm tụy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó sỏi mật và nghiện rượu là hai nguyên nhân chính, chiếm khoảng 80 – 90 % trường hợp mắc bệnh. Ngoài ra có khoảng từ 10 – 20 % trường hợp mắc bệnh viêm tụy là do những nguyên nhân khác như tiếp xúc với hóa chất, thuốc hay tổn thương do tai nạn xe, ngã xe hay chấn thương vùng bụng.

Một số bệnh lý về di truyền, các thủ thuật ngoại khoa, hay phẫu thuật, bệnh nhiễm trùng như sởi dị dạng tụy, mỡ máu cao cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm tụy. Còn lại có khoảng 15%  người bị viêm tụy cấp và có đến 40% trường hợp không xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Dấu hiệu viêm tụy là gì?

Tùy từng thời điểm phát hiện bệnh viêm tụy sẽ có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể như sau:

Bệnh viêm tụy cấp có dấu hiệu:

  • Tăng nhịp tim
  • Buồn nôn hoặc nôn ói mửa
  • Sưng và chướng bụng
  • Xuất hiện các cơn đau từ bụng phía trên sau đó lan ra lưng, những cơn đau này có thể trầm trọng hơn khi ăn uống, nhất là khi ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo
  • Sốt.

Những dấu hiệu viêm tụy mãn tính

Ngoài bao gồm những triệu chứng của viêm tụy cấp tình thì biểu hiện ở giai đoạn mãn tính tiến triển nặng hơn, kèm theo tình trạng sút cân do khả năng hấp thu kém. Điều này được lý giải là do các tuyến không tiết ra đủ lượng enzyme để tiêu hóa thức ăn. Không chỉ vậy khi bệnh phát triển thì các tế bào sản xuất insulin ở tụy cũng bị hư hỏng.

Bệnh viêm tụy có nguy hiểm không?

Có lẽ khi được chẩn đoán về bệnh viêm tụy thì khiến cho không ít người phải lo lắng. Rất nhiều người cùng có chung câu hỏi “ Bệnh viêm tụy có nguy hiểm không?” Dưới đây là những giải đáp của các dược sĩ Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch như sau:

Với người bị viêm tụy cấp:

Đa số bệnh nhân bị viêm tụy cấp thì đều được hồi phục hoàn toàn. Theo đó tuyến tụy sẽ được hoạt động bình thường mà không gây ra biến chứng nguy hiểm. Và tất nhiên nếu không được điều trị dứt điểm thì bệnh có thể bị tái phát.

Hiện nay có khoảng 5 – 10 % bệnh nhân bị viêm tụy ảnh hưởng nhiều đến tính mạng đồng thời để lại di chứng như tiểu đường, suy thận, khó thở, tổn thương não. Thậm chí có thể gây tử vong

  • Sốc: Đây cũng là một chiến chứng sớm xảy ra trong giai đoạn đầu của bệnh, đó là hậu quả của xuất huyết. Tuy nhiên nếu lâu dài thì tình trạng này kèm theo dấu hiệu ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh.
  • Nang giả tụy: Thường xuất hiện ở tuần thứ 2 hoặc thứ 3 của bệnh, nguyên nhân có thể do quá trình đóng kén để khu trú những tổn thương tại nhu mô tụy. Trong nang tụy giả có chứa những enzym tuyến tụy, các chất dịch cũng như mảnh vỡ của nhu mô tuyến tụy. Những nang này sẽ được thu dọn hoặc tự dẫn vào đường tụy, sau đó sẽ biến mất từ 4 – 6 tuần, khi tiến triển kéo dài có thể gây áp xe hoặc bội nhiễm.

Với người bị viêm tụy mạn:

Tình trạng viêm tụy mạn thì không được điều trị khỏi hoàn toàn giữa các cơn. Mặc dù cũng có những triệu chứng của viêm tụy cấp nhưng mức độ nghiêm trọng ở giai đoạn này nguy hiểm hơn rất nhiều. Đó là do những tổn thương ở tụy vẫn tiếp tục phát triển, dẫn đến những biến chứng như chảy máu xung quanh tuyến tụy. Nếu tình trạng chảy máu này nhanh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm tụy gây ra những cơn đau dữ dội

Nhiễm trùng có thể tạo thành ổ áp xe, chúng xảy ra ở đầu hoặc cuối tuần thứ 2 của bệnh, có thể gây viêm phúc mạc toàn thể, hoại tử mô diễn biến khá nặng.

Suy đa tạng

Viêm tụy mãn tính có thể gây suy đa tạng. Đó là do men tụy khi bị giải phóng ra ngoài thì các nhu mô sẽ khởi kích một dòng thác kích hoạt quá trình phản ứng viêm của cơ thể, làm tổn thương những cơ quan trong cơ thể. Qua đó khiến cho người bệnh rất dễ bị suy hô hấp do bị phù phổi hoặc trụy mạch tuần hoàn do suy tim hay ứ đọng những chất độc do suy thận cấp và suy đa dạng, bao gồm cả huyết học về hệ thần kinh.

Hệ quả sau đó người bệnh nhanh chóng bị sốc, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm và phương pháp điều trị kịp thời.

Khởi phát các đợt cấp của bệnh nội khoa

Viêm tụy cấp được xem là một trong những biến cố khởi phát cấp các bệnh nội khoa đi kèm mặc dù người bệnh đã được kiểm soát khá tốt. Một số bệnh nội khoa bao gồm: suy tim mạn, bệnh mạch vành bệnh phổi và suy thận mạn…

Lúc này thì người bệnh không chỉ chịu tác động của những biến chứng bệnh viêm tụy cấp mà còn phải chịu những ảnh hưởng của đợt cấp các bệnh nội khoa. Với diễn biến nặng nề của bệnh hơn rất nhiều so với người chưa có tiền căn, qua đó việc điều trị bệnh cũng gặp không ít khó khăn.

Điều trị bệnh viêm tụy như thế nào?

Bệnh viêm tụy gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe. Do vậy ngay khi phát hiện những dấu hiệu viêm tụy thì người bệnh cần phải có phương pháp điều trị kịp thời

Khi được thăm khám về bệnh sử dụng như tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện thì các bác sĩ sẽ xét nghiệm máu nhằm hỗ trợ về việc chẩn đoán bệnh tốt nhất. Với trường hợp bị viêm tụy cấp tính thì trong máu có chứa nồng độ lipase và Amylase, những enzyme tiêu hóa sẽ được hình thành trong tuyến tụy cao ít nhất hơn 3 lần so với bình thường. Những thay đổi này có thể xảy ra trong các  hóa chất khác ở cơ thể như canxi, magie, natri, carbonat và kali. Sau khi tình trạng sức khỏe có dấu hiệu cải thiện thì mức độ bệnh cũng bình thường trở lại.

Các phương pháp chẩn đoán viêm tụy cấp như sau:

  • Siêu âm bụng
  • Siêu âm nội soi
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Chụp cộng hưởng từ đường mật – tụy

Các phương pháp điều trị bệnh viêm tụy như sau:

Việc điều trị tuyến tụy bây giờ thường đòi hỏi bệnh nhân phải nhập viện. Ngay khi tình trạng của bạn tại bệnh viện được ổn định và kiểm soát kịp thời thì các bác sĩ sẽ điều trị theo những nguyên nhân cơ bản của bệnh với các phương pháp dưới đây:

  • Nằm viện để được theo dõi: Người bệnh bị viêm tụy phải được đến bệnh viện để được chăm sóc. Những phương pháp điều trị ban đầu giúp kiểm soát tình trạng viêm tuyến tụy giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  • Nhịn ăn: Người bệnh cần phải nhịn ăn một vài ngày tại bệnh viện để tuyến tụy có thời gian hồi phục. Ngay khi chức năng tuyến tụy được kiểm soát thì người bệnh có thể uống chất lỏng trong suốt như nước hay thức ăn nhạt. Sau đó bạn có thể quay trở lại chế độ ăn uống bình thường. Khi tình trạng bệnh viêm tụy của bạn vẫn còn và bị đau bụng khi ăn thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng dung dịch dưỡng tĩnh mạch giúp bạn có được chế độ dinh dưỡng tốt nhất.
  • Dùng thuốc giảm đau: Người bệnh viêm tụy có thể đối mặt với những cơn đau dữ dội. Qua đó bác sĩ sẽ cung cấp cho bệnh nhân loại thuốc giúp kiểm soát cơn đau
  • Thuốc truyền tĩnh mạch: Bệnh viêm tụy nặng có thể làm cho bạn bị tràn dịch ổ bụng mà mất nước nhiều do nôn mửa. Bởi vậy mà người bệnh sẽ được truyền dung dịch điện giải nhiều hơn qua tĩnh mạch ở cánh tay trong thời gian dài nằm viện.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm tụy, sẽ giúp bạn nắm được những thắc mắc về bệnh. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990