Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh vảy phần hồng là gì? Nên ăn gì và kiêng gì để chữa bệnh?

Cập nhật: 04/05/2020 17:23 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh vảy phấn hồng là một căn bệnh ngoài da, thường xảy ra ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Người bệnh phải đối mặt với những triệu chứng do chịu do bệnh gây ra khiến cho họ gặp khó khăn trong những sinh hoạt đời thường. Điều cần thiết là bạn phải nắm được những thông tin về bệnh để có cách điều trị hiệu quả. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bệnh vảy phấn hồng là gì?

Bệnh vảy phấn hồng thường được gọi là vảy nến phấn hồng hay bệnh vảy phấn hồng gibert. Đây là một bệnh ngoài da có thể xảy ra ở mọi người, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Một số nghiên cứu cho thấy, bệnh vảy phấn hồng thường phát triển mạnh vào mùa xuân và mùa thu. Trước tiên bệnh gây ra những đốm hồng ban, bị tróc vảy to ở vùng ngực, bụng, lưng sau đó có thể bị lan ra khắp người. Bệnh gây ra triệu chứng ngứa ran nhất là khi thân nhiệt của người bệnh bị tăng lên.

Bệnh vảy phần hồng không có khả năng lây nhiễm

>>Xem thêm: Hồng ban nút là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Tại vùng da bị tổn thương thì xuất hiện vảy ở ngoài viền nhưng trung tâm không có vảy, những tổn thương này thường khu trú tại các gốc chi, chúng thường có kích thước lớn hơn so với những tổn thương có sau. Những đốm vảy nến này hình thành như vảy cá với màu hồng. Với những người bệnh có vùng da sậm màu thì xuất hiện đốm màu xám hoặc nâu đậm.

Hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng. Một số nghiên cứu tìm thấy virus có thể gây ra bệnh vảy phấn hồng nhưng lại chưa chứng minh được. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác lại cho thấy bệnh có liên quan đến rối loạn miễn dịch trong cơ thể qua trung gian tế bào.

Thường bệnh vảy phấn hồng không cần điều trị, chúng sẽ tự khỏi sau 6-8 tuần. Đây là bệnh lành tính, nếu như biết cách chăm sóc da và kiêng trong ăn uống và sinh hoạt thì bệnh sẽ nhanh khỏi hơn và không để lại sẹo thâm trên da.

Bệnh vảy phấn hồng có lây không?

Nhiều người lo ngại bệnh vảy phấn hồng có lây không? Để giúp mọi người giải tỏa những băn khoăn thì dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết, đây thực tế không phải là bệnh truyền nhiễm. Nghĩa là bệnh không có khả năng lây lan từ người này sang người khác dưới mọi hình thức kể cả do tiếp xúc trực tiếp. Thường bệnh chỉ có khả năng lan sang những vùng da gần nhau trên cơ thể người bệnh.

Bởi vậy khi mắc phải bệnh này thì người bệnh không cần quá lo lắng về việc bị lây nhiễm bệnh này từ người khác. Thay vào đó hãy cứ an tâm chung sống bình thường với những bệnh nhân bị bệnh. Trước đây khi những ai mắc bệnh này đều rất dễ bị xa lánh và kỳ thì. Tuy nhiên sau chuyên mục này thì các bạn hoàn toàn có thể yên tâm được chung sống hòa bình với nó, tránh thái độ kỳ thị người bệnh dễ khiến họ cảm giác tự ti, ngại giao tiếp, có thể dẫn đến tự kỷ.

Cách chữa bệnh vẩy phấn hồng

Như đã nói ở trên, bệnh vảy phấn hồng thường sẽ tự khỏi bệnh trong vòng từ 3 đến 8 tuần mà không cần phải dùng đến thuốc. Những biện pháp điều trị hiện nay chủ yếu là chữa triệu chứng ngứa làm ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Cụ thể người bệnh nên tham khảo các loại thuốc được dùng dưới đây bao gồm:

  •         Thuốc kháng virus bao gồm acyclovir, famciclovir hoặc các loại thuốc kháng sinh khác như là erythromycin. Khi sử dụng các thuốc này sẽ giúp cho người bệnh rút ngắn thời gian điều trị bệnh xuống 1-2 tuần. Với những trường hợp người bệnh cảm thấy ngứa nhiều thì sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thêm các loại kem bôi ngoài da có chứa corticoid như Elomet, Flucinar hoặc Diprosone,... từ đó sẽ giúp bệnh nhân bị giảm cảm giác ngứa, khó chịu
  •         Ngoài ra có thể sử dụng một số loại xà phòng có chứa hắc ín hay acid salicylic sẽ giúp người bệnh bị bong vẩy
  •         Một số loại thuốc kháng histamin như Cetirizine , Diphenhydramine, Chlorpheniramine hay Loratadine cũng có thể được bác sĩ chỉ định ở một số trường hợp.
  •         Với những bệnh nhân bị bệnh vảy nến thì sẽ được bác sĩ khuyên nên tắm bằng nước ấm hòa với dung dịch Calamine và đồng thời nên tránh những hoạt động thể lực khiến cho mồ hôi ra nhiều càng làm tăng cảm giác ngứa ngáy do vi khuẩn. Tốt nhất nên nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ mát và thông khí tốt nhằm làm giảm những triệu chứng khó chịu.

Còn nếu như xác định được nguyên nhân gây bệnh vảy phấn hồng thì tốt nhất người bệnh nên được điều trị tận gốc những nguyên nhân. Sau khoảng 3 tháng điều trị bệnh vảy phấn hồng mà tình trạng không được thuyên giảm, người bệnh cũng cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để tái khám và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh vảy phấn hồng nên ăn gì và kiêng gì?

Dù phải đang trong thời gian trị bệnh vảy phấn hồng bằng thuốc hoặc để bệnh khỏi tự nhiên thì tốt nhất nên tuân theo một chế độ ăn uống hợp lý. Nó vừa có tác dụng chữa bệnh hiệu quả vừa giúp bạn phòng ngừa sự tái phát bệnh

Bệnh vảy phấn hồng nên ăn gì?

  •         Thực phẩm chứa nhiều Omega-3: người bệnh vảy phấn hồng nên ăn nhiều thực phẩm chứa omega 3 như cá hồi, cá thu và cá saba… Hoạt chất này sẽ có tác dụng ức chế những chất gây viêm gây ra bệnh vảy phấn hồng. Bởi vậy nếu như bạn nên bổ sung mỗi ngày 150g cá biển được kể trên trong thời gian dài thì nó sẽ giúp bạn giảm khả năng bị tái phát bệnh rất hiệu quả.
  •         Ăn nhiều rau quả có chứa beta-caroten: Những thực phẩm mà chúng tôi đang muốn nhắc đến đó là những trái bơ, cà rốt, nhất là xoài bởi chúng có chứa rất nhiều beta-caroten giúp người bệnh bảo vệ cấu trúc da tốt nhất. Qua đó giảm thiểu được tác nhân gây bệnh.
  •         Vừng đen: Một số nghiên cứu cho thấy loại ngũ cốc này có chứa rất nhiều dầu béo có cấu trúc tương tự như omega-3, đồng thời có chứa rất nhiều Vitamin E cần thiết cho sự phát triển lớp collagen dưới da. Từ đó có thể giúp da trở nên khỏe mạnh và căng mịn hơn.
  •         Bông cải xanh: Một trong số loại rau có chứa nhiều Axit folic nhất phải kể đến bông cải xanh. Chúng có vai trò rất quan trọng trong sự tổng hợp kháng thể. Bởi vậy việc tăng cường bổ sung bông cải xanh trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp cung cấp lượng Axit folic cần thiết cho làn da của bạn.
  •         Ngao sò: Nguồn thực phẩm này cung cấp rất nhiều Kẽm. Nghiên cứu cho thấy khoáng chất này vô cùng tốt cho sự tăng cường sức đề kháng trong cơ thể, qua đó giúp bổ sung những dưỡng chất tốt nhất cho làn da khỏe mạnh. Bởi vậy, nếu như bạn không bị dị ứng hải sản thì có thể sử dụng những loại thực phẩm này mỗi ngày nhé!

Bệnh vảy phấn hồng nên kiêng gì?

Bệnh vảy phấn hồng sẽ lan sang vùng da khác

Ngoài những thực phẩm tốt cho bệnh vảy phấn hồng mà chúng tôi vừa nhắc đến ở trên thì bạn đừng bỏ qua thông tin về bệnh vảy phấn hồng nên kiêng ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé:

  •         Không nên sử dụng rượu bia, cafe, thuốc lá hay các chất kích thích: Những các chất trên trong một số nghiên cứu khi vào trong cơ thể sẽ xảy ra một số phản ứng hóa học với bạch cầu, kèm theo những thay đổi của  tế bào Lympho T. Từ đó khiến cho những tế bào da chết ngày càng dày hơn và rất khó khăn trong việc điều trị. Không chỉ vậy những chất kích thích trên cũng rất khó để bài tiết hết ra ngoài cơ thể. Thường chúng sẽ tích tụ nhiều trong cơ thể gây độc hại và cuối cùng sẽ bị bùng phát qua da khiến các triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng thêm trầm trọng hơn.
  •         Một số thực phẩm gây dị ứng: Những thực phẩm gây dị ứng khiến cho người có cơ địa này gặp phải sẽ bị ngứa dữ dội hơn. Do vậy nếu như người bệnh gãi ngứa nhiều còn có khả năng khiến cho làn da dễ bị nhiễm trùng rất nguy hiểm cho cơ thể. Do vậy, cách tốt nhất với người bệnh nên chủ động kiêng ăn những loại thực phẩm đó. Chúng tôi muốn nhắc đến ở đây là hải sản, đậu phộng, thịt bò, trứng, sữa v.v…
  •         Kiêng ăn thức ăn cay nóng: Những thực phẩm cay nóng khiến cho cơ thể người bệnh bị tăng nhiệt. Từ đó tình trạng ngứa ngáy sẽ ngày càng bùng phát nhiều hơn. Hãy chủ động tránh xa những loại thực phẩm hay loại gia vị bao gồm tỏi, ớt, cà-ri, mù tạt, tiêu, sả v.v… Chúng sẽ kích thích các phản ứng không tốt cho hệ miễn dịch của bạn, càng tăng ngứa và tróc vảy trên da.

Trên đây là những thông tin về bệnh vảy phấn hồng và cách điều trị. Nếu có thắc mắc nào về tình trạng này, hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990