Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh vảy nến da đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Cập nhật: 17/03/2020 16:11 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh vảy nến gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt và công việc của người bệnh. Chúng thường khởi phát những dấu hiệu từ nhẹ đến nặng, và có thể lan ra toàn bộ cơ thể. Thông tin về bệnh vảy nến da đầu sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết dưới đây, bạn hãy theo dõi nhé.

Bệnh vảy nến da đầu là gì?

Vảy nến da đầu là gì?

>>Xem thêm: Rau chùm ngây có tác dụng gì? Cách chế biến món ăn với rau chùm ngây

Nhiều người khi tìm hiểu về bệnh vảy nến da đầu đều có chung thắc mắc : bệnh vảy nến da đầu là gì? Đây là một rối loạn da phổ biến khiến cho các mảng vảy nổi lên, đỏ và thường có vảy. Các mảng vảy có thể nổi lên cục bộ hoặc lan rộng ra toàn bộ da đầu. Sau đó chúng có thể lan lên trán, sau gáy hay phía sau hoặc bên trong tai.

Bệnh vảy nến da đầu có lây không? Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Phạm Ngọc Thạch, bệnh vảy nến da đầu không lây từ người này do người khác. Tình trạng bệnh xuất hiện là do sự bất thường của hệ miễn dịch khiến cho các tế bào phát triển quá nhanh gây tích tụ thành các mảng bám. Bệnh có tính chất di truyền trong gia đình, nếu trong nhà bạn có ai mắc bệnh này thì bạn cũng có nguy cơ cao hơn so với những người khác.

Bệnh vảy nến da đầu thường tiến triển từ mức độ nhẹ và đa số là không để lại những triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên một số trường hợp tiến triển đến mức độ nghiêm trọng, chúng tồn tại trong thời gian dài khiến cho mảng bám dày lên hoặc bị vỡ ra. Tình trạng ngứa da đầu có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nếu gãi da đầu thì có thể dẫn đến nhiễm trùng da và gây rụng tóc.

Phân loại bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có nhiều loại, chúng tồn tài từ nhẹ, trung bình và nặng. Qua đó giúp các bác sĩ chẩn đoán được mức độ bệnh để có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, cụ thể như sau:

  • Dựa vào diện tích tổn thương: Nếu như diện tích tổn thương <5% thì được gọi là vảy nến nhẹ, nếu từ 5% đến 10% là trung bình và trường hợp vảy nến nặng khi diện tích tổn thương>10%.
  • Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng: Trường hợp bệnh nhân mắc vảy nến da đầu nếu bị tác động nghiêm trọng thì được coi đó là mức độ nặng
  • Thể bệnh vảy nến: Vảy nến như thể mảng, thể giọt được đánh giá nhẹ, trung bình và những loại vảy nến thể mủ, vảy nến đỏ da toàn thân thì được gọi là vảy nến da đầu nặng.

Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu như thế nào?

Những biểu hiện bệnh vảy nến da đầu ở mức độ nhẹ sẽ xuất hiện các mảng vảy nến nhẹ, mịn. Còn triệu chứng vảy nến da đầu từ vừa đến nặng sẽ bao gồm:

  • Vảy màu trắng bạc, vảy màu đỏ sần sùi
  • Rơi từng mảng giống gàu
  • Da đầu khô, ngứa, rụng tóc
  • Cảm giác đau và nóng rát

Theo đó thì những dấu hiệu vảy nến da đầu thường không gây ra rụng tóc nhưng việc gãi nhiều hay tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng khiến cho bạn bị rụng tóc tạm thời. Thường thì khi da đầu bạn được làm sạch thì tóc của bạn sẽ mọc trở lại.

Nắm được những dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu trên đây thì người bệnh cần phải đi khám bác sĩ da liễu. Qua đó bác sĩ sẽ chỉ định làm sinh thiết da, giúp loại trừ một số bệnh tương tự như viêm da đầu.

Nguyên nhân bị vảy nến da đầu là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây vảy nến da đầu, chủ yếu là do sự suy yếu và rối loạn hệ miễn dịch. Bên cạnh đó thì một số yếu tố dưới đây là nguy cơ khiến cho bệnh vảy nến của bạn ngày càng tăng lên:

Do rối loạn hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là một hệ thống phòng thủ, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh bên ngoài qua cách phát hiện và tiêu diệt virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Thế nhưng với người mắc bệnh tự miễn như bệnh vảy nến thì hệ miễn dịch suy yếu khiến cho chức năng phát hiện bị rối loạn. Do vậy thay vì tiêu diệt những tế bào lạ thì chúng lại tấn công những tế bào mạnh trong cơ thể, nhất là các tế bào biểu bì da, khiến cho tế bào da tăng sinh nhanh chóng và chết đi sau khi hình thành 3 – 4 ngày, những tế bào da chết sẽ tích tụ trên bề mặt da đồng thời hình thành những tổn thương sưng, đỏ, viêm và gây ra ngứa ngáy.

Do môi trường ô nhiễm

  • Không khí, môi trường, nguồn nước ô nhiễm không tốt cho da, khiến cho da bị tổn thương và dẫn đến bệnh vảy nến
  • Vết trầy xước và vết thương
  • Vết vảy nến có thể phát triển trên những tổn thương da cũ như vết cắn, vết trầy xước, hình xăm hay vết tiêm.
  • Do hút thuốc lá
  • Hút thuốc lá khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu, kích hoạt bệnh vảy nến bùng phát và làm cho tình trạng bệnh trở lên trầm trọng hơn.
  • Do yếu tố di truyền
  • Như đã nói ở trên thì yếu tố di truyền là nguy cơ gây bệnh cũng chủ yếu. Nếu như bạn có bố hoặc mẹ bị vảy nến thì tỷ lệ bạn mắc bệnh này cũng có thể là 8%, còn nếu như cả bố và mẹ mắc bệnh này thì nguy cơ của bạn là 41%.
  • Do nghiện bia rượu

Việc uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ bị vảy nến. Đó là do khi uống rượu thì sẽ làm giãn nở các mạch máu. Khi đó thì những tế bào bạch cầu T dễ dàng lẻn vào lớp biểu bì dưới da và kích hoạt gây bệnh vảy nến.

Cách chữa bệnh vảy nến da đầu

Vảy nến da đầu gây ngứa và rụng tóc

Bệnh vảy nến da đầu và cách điều trị hiệu quả sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát nghiêm trọng, qua đó sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Thay đổi lối sống, sinh hoạt

Với trường hợp bị vảy nến nhẹ thì người bệnh chỉ cần thay đổi sinh hoạt, lối sống khoa học, qua đó giúp điều trị vảy nến da đầu đồng thời ngăn ngừa được sự tái phát bệnh như sau:

  • Chế độ ăn uống phù hợp: hạn chế ăn một số loại thịt đỏ, sữa và kiêng bia rượu bởi đây đều là những thực phẩm gây viêm , làm nghiêm trọng bệnh vảy nến thêm. Không chỉ vậy, việc bổ sung một số loại rau xanh, hoa quả tươi vào thực đơn ăn uống hàng ngày cũng rất tốt cho bệnh.
  • Tập thể thao mỗi ngày: Mỗi người nên vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày với những bài tập nhẹ nhàng như chạy bộ, đi bộ, đua xe, bơi lội…
  • Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời, với vảy nến da đầu thì khi ra ngoài đường nên đội mũ để tránh làm tổn thương da bởi những yếu tố kích hoạt bệnh vảy nến bùng phát
  • Kiểm soát stress tốt bởi căng thẳng kéo dài có thể làm cho hệ miễn dịch suy yếu, tình trạng vảy nến ngày càng trầm trọng hơn.

Điều trị vảy nến da đầu tại chỗ

Biện pháp điều trị trực tiếp trên da bằng cách sử dụng dầu gội dưỡng phẩm, gel, kem, kem dưỡng, thuốc mỡ, xà phòng….Những sản phẩm này bạn có thể mua được ở hiệu thuốc. Với những loại thuốc có tác dụng mạnh hơn thì cần phải sử dụng theo sự kê đơn. Những sản phẩm không kê đơn thường chứa một trong hai loại thuốc được FDA phê duyệt cho bệnh vảy nến: Axit salicylic, Coal tar

Những sản phẩm kê đơn của bệnh vảy nến da đầu cùng với các loại thuốc khác được FDA chấp nhận như: thuốc kháng sinh, anthralin, Calcipotriene, calcipotriene và betamethasone dipropionate, Tazarotene và steroid.

Điều trị bệnh vảy nến da đầu tại bệnh viện

Trường hợp bạn bị vảy nến da đầu nhẹ ở một số khu vực trên đầu thì bác sĩ sẽ thực hiện tiêm steroid trực tiếp vào khu vực đó. Nếu như người bệnh không đáp ứng được phương pháp điều trị bệnh tại chỗ, liệu pháp quang trị liệu bằng nguồn sáng Laser hay không laser cùng có thể giúp ích rất tốt. Chẳng hạn như laser excimer thường tập trung ánh sáng cường độ cao tại khu vực bị ảnh hưởng đồng thời tránh vùng da khỏe mạnh. Ánh sáng cực tím từ UV có thể được chiếu điều trị toàn bộ da dầu. Với những bạn có mái tóc mỏng, đầu cạo tróc thì bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên ra ngoài dưới ánh sáng mặt trời trong thời gian ngắn.

Việc điều trị bệnh vảy nến da đầu bằng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như tổn thương gan, người bệnh cần phải được bác sĩ tiến hành theo dõi. Điều quan trọng là người bệnh cần lưu ý các dẫn xuất vitamin đường uống là khác nhau và thường có tác dụng mạnh hơn các chất bổ sung vitamin mua ngoài quầy thuốc. Bên cạnh đó vitamin A và D thường không có tác dụng mạnh. Theo đó việc điều trị vảy nến da đầu theo liệu pháp bác sĩ đưa ra sẽ mang lại hiệu quả hơn.

Trên đây là những thông tin về bệnh vảy nến da đầu, nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Đừng quên theo dõi bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990