Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có biểu hiện như thế nào? Khi nào nên đi khám?

Cập nhật: 04/03/2020 13:48 | Người đăng: Lường Toán

Vàng da có thể là triệu chứng khá bình thường và tự biến mất nhưng đôi khi nó cũng là những dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm. Vàng da có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng trong chuyên mục hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, hãy cùng tham khảo nhé.

Tìm hiểu vàng da là bệnh gì?

Vàng da là tình trạng da và kết mạc mắt có màu vàng, là do nồng độ Bilirubin tăng cao trong máu bởi những nguyên nhân bệnh lý gây nên. Màu vàng da thường xuất hiện ở kết mạc mắt đầu tiên và mức độ bệnh phụ thuộc vào nồng độ Bilirubin trong máu.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và cách chữa

Từ đó có thể thấy việc tăng nồng độ bilirubin trong máu tăng cao chính là nguyên nhân gây bệnh vàng da do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Việc hình thành bilirubin là do hồng cầu bị vỡ để được thay thế bởi những hồng cầu mới, khi chúng lưu chuyển trong máu, gan và những tế bào gan, men gan cũng làm biến đổi cấu trúc của bilirubin nhằm tạo nên dạng hòa tan trong nước. Các bác sĩ gọi đó là bilirubin liên hợp. Những tế bào gan đã phân phối bilirubin liên hợp vào các ống mật nhỏ khiến cho chúng trở thành một phần của dịch mật. Mạng lưới ống dẫn mật lại hợp thành ống mất chủ đề đến tá tràng và sau đó thì chúng sẽ có trong phân, đó là lý do mà phân có màu vàng nâu. Bởi vậy bất cứ sự rối loạn nào cũng khiến cho bilirubin tích tụ trong máu cũng đều là nguyên nhân gây vàng da.

Theo đó bệnh vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ sinh non. Nguyên nhân thường do gan của những bé chưa đủ tuổi trường thành để loại bỏ được bilirubin trong máu. Ở một số trường hợp thì một số căn bệnh cũng tiềm ẩn nguy cơ gây vàng da.

Hầu hết những trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh do sinh lý thì sẽ tự biến mất khoảng từ 2-3 tuần sau sinh. Khi mà gan của bé đã phát triển, nhất là khi trẻ bắt đầu ăn giúp thải được bilirubin ra khỏi cơ thể.

Việc điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh thường không cần thiết nhưng các trường hợp cần điều trị đáp ứng tốt với việc điều trị không xâm lấn. Mặc dù biến chứng của bệnh khá nguy hiểm, với trẻ bị vàng da nặng hay đáp ứng điều trị kém thì có thể gây tổn thương não. Do vậy mà những chuyên gia luôn khuyến cáo tất cả những trẻ sơ sinh cần phải được kiểm tra những biểu hiện vàng da trong khoảng từ 8 – 12 tiếng trước và sau khi xuất viện vài ngày.

Phân biệt tình trạng vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý

Vàng da sơ sinh có thể là tình trạng sinh lý hoặc bệnh lý. Với vàng da sinh lý của trẻ sơ sinh thường sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Trong khi đó thì nếu như vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh sẽ rất nguy hiểm có thể khiến cho trẻ bị hôn mê, co giật. Do vậy những bậc phụ huynh cần phải biết cách phân biệt tình trạng vàng da trẻ sơ sinh như sau:

Vàng da sinh lý

Tình trạng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ. Với những trẻ đủ tháng khi sinh ra mà bị vàng da thì được coi là sinh lý khi tình trạng này xuất hiện sau 24 tiếng. Vậy vàng da sinh lý kéo dài bao lâu? Thường sau khi phát bệnh thì chúng có thể biến mất trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non.

Mức độ vàng da nhẹ có thể khá bình thường, chúng xuất hiện ở vùng mặt, cổ, ngực, và vùng bụng phía trên rốn mà không kèm theo những triệu chứng bất thường khác như gan lách to, thiếu máu, bỏ bủ hay người lừ đừ…Theo đó thì nồng độ Bilirubin trong máu không vượt quá 12mg% với những trẻ đủ tháng và đồng thời không quá 14mg% với trẻ bị thiếu tháng. Việc tăng tốc độ bilirubin trong máu không quá 5mg% trong vòng 24 tiếng. Bên cạnh đó nước tiểu ở trẻ sơ sinh thường có màu tối hoặc màu vàng đồng thời phân cũng nhạt màu.

Tình trạng vàng da sinh lý ở trẻ như ở trên chúng tôi có nói là do sự tích tụ của Bilirubin trong máu. Tình trạng này khá phổ biến với những trẻ sơ sinh có lượng tế bào hồng cầu cao, những tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Trong khi đó thì gan của bé lại chưa đủ tuổi trường thành để lọc bỏ hết bilirubin ra khỏi máu gây nên hiện tượng vàng da. Theo đó thì khi trẻ khoảng 2 tuần tuổi thì gan phát triển đủ như vậy sẽ đủ sức xử lý bilirubin và bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không để lại bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào.

Vàng da bệnh lý

Ngoài những trường hợp sinh lý kể trên thì một số bệnh cũng tiềm ẩn nguy cơ gây nên chứng bệnh vàng da trẻ em. Cụ thể thì chứng bệnh này sẽ xuất hiện sớm trong vòng 24 giờ sau sinh. Dấu hiệu vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sớm không hết màu vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ thiếu tháng. Mức độ vàng có thể xảy ra ở toàn thân, lòng bàn tay bàn chân và cả kết mạc mắt. Bệnh vàng da xuất hiện đồng thời với những triệu chứng bất thường như co giật, trẻ lừ đừ, bỏ bú…Khi thực hiện xét nghiệm thì sẽ thấy nồng độ bilirubin trong máu tăng cao hơn bình thường.

Bệnh vàng da cần điều trị kịp thời

Nếu không được phát hiện tình trạng vàng da sớm và có biện pháp điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấp vào não khiến cho trẻ tử vong và bị bại não suốt đời.

Một số nguyên nhân gây vàng da bệnh lý khác như bệnh tan máu, bất đồng nhóm máu mẹ con, do nhiễm trùng hay hồng cầu hình liềm, xuất huyết dưới da hay nhiễm virus bào thai…

Khi nào nên cho trẻ đi khám dấu hiệu vàng da

Theo như dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn thì vàng da có thể là hiện tượng sinh lý hoặc bệnh lý. Do vậy nếu thấy những dấu hiệu của bệnh thì bố mẹ nên đưa trẻ đi đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tình trạng vàng da kịp thời:

  • Vàng da toàn thân, bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân
  • Vàng da xuất hiện trước 24 tiếng sau khi sinh
  • Tình trạng vàng da kéo dài trên 1 tuần với trẻ đủ tháng và trên 2 tuần với trẻ thiếu tháng
  • Vàng da kèm theo những triệu chứng bất thường như co giật, bú kém, sốt, phân màu bạc..

Theo đó bệnh vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Phụ huynh nên chú ý quan sát màu da trên toàn thân của trẻ. Với trường hợp khó nhận biết thì bố mẹ hãy thử cách ấn nhẹ ngón tay lên da của bé khoảng vài giây sau đó buông ra. Nếu trẻ bị vàng da thì nơi bạn vừa ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu có thắc mắc gì về bệnh vàng da mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây thì bạn hãy liên hệ với các bác sĩ để được giải đáp. Đừng quên theo dõi các bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích nhé. Chúc bạn sức khỏe!

 

 

Thông tin hữu ích khác
nhung-ky-nang-giao-tiep-ung-xu-trong-nganh-y-te-can-co-hien-nay Những kỹ năng giao tiếp ứng xử trong ngành Y tế cho cán bộ Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong ngành Y tế, trong bệnh viện hay các cơ sở khám chữa bệnh là vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu các kỹ năng ở bài viết... lipid-la-gi Lipid là gì? Lợi ích của Lipid trong cơ thể như thế nào? Lipid là gì? Lipid có vai trò trong cơ thể như thế nào? Những câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Để giải đáp những câu... tck-la-gi Xét nghiệm TCK là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm TCK trong rối loạn đông máu Rối loạn đông máu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm về sức khỏe, bởi vậy việc tiến hành xét nghiệm đông máu là cực kỳ cần thiết. Bài viết... vien-uong-glutathione-2000mg Viên Uống Trắng Da Glutathione 2000mg Có Tốt Không? Viên Uống Trắng Da Glutathione 2000mg Có Tác Dụng Gì? Có Tốt Không? Cùng Tìm Hiểu Công Dụng, Liều Dùng, Cơ Chế Hoạt Động Và Những Lưu Ý... kem-duong-trang-da-ponds-ban-dem Kem Dưỡng Trắng Da Pond’s Ban Đêm Có Tốt Không? Kem dưỡng trắng da Pond’s ban đêm là sản phẩm không quá xa lạ với các chị em. Để biết được mình có phù hợp với sản phẩm không và có cân nhắc sử... thuoc-tylenol Thuốc Tylenol Giảm Đau, Hạ Sốt An Toàn, Hiệu Quả Hiện Nay Thuốc Tylenol được chỉ định làm giảm đau, hạ sốt thông thường hiện nay. Thuốc được chỉ định điều trị cho nhiều đối tượng, tuy nhiên cần lưu ý về...
Xem thêm >>



0899 955 990