Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh tứ chứng Fallot là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Cập nhật: 24/02/2020 11:58 | Người đăng: Lường Toán

Tứ chứng fallot là bệnh gì? Câu hỏi này được rất nhiều người bệnh quan tâm. Để tìm hiểu kỹ hơn thì mời các bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về bệnh tứ chứng Fallot

Tứ chứng Fallot là một tình trạng bệnh hiếm gặp do sự kết hợp ở 4 khuyết tật tim xuất hiện ngay khi trẻ được sinh ra. Những khiếm khuyết này có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc của tim, khiến cho máu nghèo oxy được tim co bóp đến khắp cơ quan trong cơ thể. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị tứ chứng Fallot thì thường có da màu xanh tím do máu không mang đủ oxy.

Tứ chứng Fallot là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh

>>Tham khảo thêm: Viêm tụy là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Tứ chứng Fallot thường được chẩn đoán trong thời gian mang thai hay ngay sau khi sinh. Tuy nhiên có những trường hợp tứ chứng Fallot không được phát hiện thì đến tuổi trưởng thành có thể gây ra những triệu chứng và khiếm khuyết tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nếu được chẩn đoán bệnh sớm thì người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thích hợp. Đa số những trẻ em và người lớn khi bị tứ chứng Fallot thường có cuộc sống tương đối bình thường, mặc dù họ được chăm sóc y tế thường xuyên trong suốt cuộc đời và hạn chế những công việc nặng.

Vậy bệnh tứ chứng Fallot là gì? Theo các dược sĩ của các Trường Cao Đẳng Dược TP HCM thì có 4 bất thường gây ra tứ chứng Fallot như sau:

Hẹp đường ra thất phải: Hẹp van động mạch phổi khiến cho máu tâm thất bị giảm lượng dẫn đến phổi. Vùng hẹp chính là ngay dưới van động mạch phổi làm vùng cơ này bị dày lên. Một trong số những trường hợp nghiêm trọng như không có động mạch phổi  sẽ làm giảm lưu lượng máu đến phổi.

Thông liên thất: Khuyết tật thông liên thất này thường trên vách ngăn ở hai buồng tim bao gồm tâm thất trái và phải bình thường không có lỗ, nhưng trong thông liên thất thì lại có lỗ. Lỗ này sẽ cho phép máu nghèo oxy ở tâm thất phải quay trở lại phổi để bổ sung lượng oxy cung cấp đồng thời chảy vào tâm thất trái trộn với máu giàu oxy. Qua đó máu ở tâm thất trái cũng chảy ngược về tâm thất phải làm giảm khả năng cung cấp máu giàu oxy đến cơ thể và cuối cùng có thể gây suy tim

Phì đại thất phải: Khi hoạt động bơm của tim bị làm việc quá sức khiến cho thành cơ của tâm thất dày lên. Theo thời gian thì việc này có thể khiến cho tim bị cứng lại, yếu đi và cuối cùng là gây nguy cơ suy tim.

Động mạch chủ cưỡi ngựa lên vách liên thất: Bệnh động mạch chủ thường bị lệch phải nhiều và nằm ngay trên lỗ thông liên thất.

Bên cạnh đó một số trẻ em hay người lớn khi mắc bệnh tứ chứng Fallot thì có thể bị một số dị tật tim khác như lỗ thủng ở các buồng nhĩ, vòm động mạch chủ phải hay bất thường ở động mạch vành.

Những triệu chứng của bệnh tứ chứng Fallot là gì?

Tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn ở dòng máu chảy ra từ tâm thất phải vào phổi thì những triệu chứng của tứ chứng Fallot ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau. Qua đó những dấu hiệu bệnh tứ chứng Fallot gồm:

  • Da bất thường có màu xanh tím
  • Mất ý thức hoặc ngất xỉu
  • Khó thở, thở nhanh, thở gấp hay đặc biệt là khi cho trẻ ăn hay tập thể dục
  • Ngon tay hoặc ngón chân dùi trống
  • Tăng cân chậm
  • Người bệnh mệt mỏi nhanh trong khi chơi hoặc tập thể dục
  • Khóc kéo dài
  • Cáu gắt
  • Tiếng thổi của tim
  • Hãy cơn đau tim thiếu oxy

Đôi khi những trẻ bị tứ chứng Fallot đột nhiên có những triệu chứng tím tái ở da, môi, móng tay sau khi khóc hoặc bú hay khi bị kích động. Những triệu chứng này được gọi là cơn tím thiếu oxy do sự suy giảm nhanh chóng lượng oxy trong máu thường gặp ở trẻ từ 2 – 4 tháng tuổi

Với những trẻ mới biết đi hay trẻ lớn có thể ngồi xổm theo bản năng khi chúng bị hụt hơn, việc ngồi xổm có thể giúp làm tăng lưu lượng máu đến phổi.

Những triệu chứng của bệnh tứ chứng Fallot cần phải được đi thăm khám và điều trị bao gồm:

  • Yếu cơ
  • Khó thở
  • Sự thay đổi màu da chuyển sang xanh tím
  • Khó chịu bất thường
  • Co giật

Với những trẻ có dấu hiệu da xanh tím tái thì hãy đặt trẻ nằm nghiêng và cho trẻ gối ôm, điều này sẽ giúp làm tăng lưu lượng máu đến phổi để làm giảm tình trạng khó thở. Sau đó hãy gọi cấp cứu để nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để xử lý kịp thời.

Đa số những trẻ bị tứ chứng Fallot đều cần được phẫu thuật chỉnh sửa sớm, do nếu không được điều trị có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này, thậm chí có thể khiến trẻ không tăng trưởng và phát triển bình thường như những trẻ khác. Ngoài ra những trẻ có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nghiêm trọng như viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, đây là dạng nhiễm trùng lớp lót bên trong của tim hay van tim do bị nhiễm vi khuẩn.

Một số trường hợp bị tứ chứng Fallot không được điều trị thường phát triển những biến chứng nghiêm trọng và có thể gây tử vong khi đến độ tuổi trưởng thành.

Các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tứ chứng Fallot

Khi trẻ có nghi ngờ mắc bệnh tim tứ chứng Fallot thì các bác sĩ sẽ tiến hành khám thực tế để nghe tiếng tim phổi đồng thời chỉ định một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

Những xét nghiệm chẩn đoán bệnh bao gồm:

Siêu âm tim: phương pháp siêu âm sử dụng sóng âm có tần số cao nhằm tạo ra hình ảnh của tim. Khi sóng âm đi đến tim thì sẽ bật lại tạo ra hình ảnh chuyển động giúp bác sĩ có thể theo dõi những hoạt động của tim trên màn hình. Kỹ thuật này thường được sử dụng để chẩn đoán tứ chứng Fallot. Qua đó bác sĩ sẽ xem có những khiếm khuyết thông liên thất hay không để xác định vị trí của nó, cấu trúc van phổi hay động mạch phổi bình thường hay không, tâm thất hoạt động như thế nào, động mạch chủ có được đặt đúng vị trí hay không. Ngoài ra có thể phát hiện những khiếm khuyết khác của tim. Qua đó bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị cho bệnh nhân.

Bệnh tứ chứng Fallot thường được phát hiện ở giai đoạn mang thai
  • Phương pháp điện tâm đồ: Phương pháp này ghi lại hoạt động điện trong tim mỗi khi có co bóp, chúng giúp xác định xem tâm thất có bị phì đại hay không, tâm nhĩ có bị dày và nhịp tim có đều không.
  • Chụp X – Quang ngực có thể cho thấy cấu trúc của tim và phổi. Người bệnh sẽ có những triệu chứng của tứ chứng Fallot điển hình trên X – Quang là tim hình chiếc giày do tâm thất phải bị phì đại.
  • Đo mức độ bão hòa oxy: Xét nghiệm được thực hiện bằng cách đeo một cảm biến nhỏ trên ngón tay hoặc ngón chân để đo dòng oxy lưu thông trong máu.

Ngoài ra bác sĩ có thể tiêm thuốc cản quang qua ống thông nhằm tái hiện cấu trúc tim trên hình ảnh X – Quang. Có thể đặt ống thông tim nhằm đo áp lực và nồng độ oxy trong buồng tim và mạch máu.

Những biện pháp điều trị bệnh tứ chứng Fallot

Phẫu thuật tứ chứng Fallot được xem là phương pháp điều trị hiệu quả duy nhất với bệnh. Những lựa chọn phẫu thuật bao gồm sửa chữa nội tâm mạc hay tạo Shunt bằng cách xác định phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất và thời gian phẫu thuật dựa trên tình trạng ở người bệnh.

Phẫu thuật sửa chữa

Phương pháp này áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi để điều trị tứ chứng Fallot, ở những quốc gia khác có thể sớm hơn từ 3 – 6 tháng. Với trẻ mới được phát hiện và phẫu thuật sớm thì khả năng có cuộc sống bình thường như trẻ khác sẽ cao hơn đồng thời tránh được những biến chứng sau này. Nếu phẫu thuật tứ chứng Fallot muộn thì thường sẽ không có kết quả tốt. Người bệnh thường chỉ được thực hiện tại một số trung tâm tim mạch lớn ở nước ta, do đây là một phẫu thuật được xem là phẫu thuật khá phức tạp.

Sau phẫu thuật

Với những trẻ sơ sinh và người lớn khi cơ sự tiến triển tốt sau phẫu thuật nhưng cũng có thể gây ra biến chứng sau này như:

  • Gặp vấn đề về van tim như máu chảy ngược qua van ba lá
  • Hồi quy phổi mãn tính: xuất hiện tình trạng máu rò rỉ qua van phổi trở lại tâm thất phải
  • Xuất hiện các lỗ trên vách giữa tâm thất có thể rò rỉ sau phẫu thuật hay có thể phẫu thuật lại
  • Tâm thất phải phì đại hay tâm thất trái hoạt động không bình thường
  • Đột tử do tim
  • Nhịp tim không đều
  • Bệnh động mạch vành

Những biến chứng có thể đi theo suốt đời thơ ấu, thanh thiếu niên hay độ tuổi trường thành. Điều quan trọng là người bệnh cần phải theo dõi thường xuyên với bác sĩ tim mạch để đưa ra đánh giá về người bệnh. Đồng thời xác định thời điểm thích hợp để thực hiện thêm các biện pháp can thiệp hay thủ thuật khác.

Chăm sóc liên tục

Sau phẫu thuật tứ chứng Fallot thì người bệnh cần phải được chăm sóc suốt đời với các bác sĩ tim mạch như đặt lịch theo dõi định kỳ để đảm bảo các ca phẫu thuật hay thủ thuật nhằm can thiệp thành công và những biến chứng mới.

Các bác sĩ có thể khuyên người bệnh hạn chế hoạt động thể lực nặng, nhất là khi có những rò rỉ, tắc nghẽn van phổi hay rối loạn nhịp tim.

Đôi khi người bệnh cũng được khuyên dùng kháng sinh trong những trường hợp gặp vấn đề về răng miệng để ngăn ngừa nhiễm trùng gây viêm nội tâm mạc. Thuốc kháng sinh có vai trò rất quan trọng với những người bệnh bị viêm nội tâm mạc do van nhân tạo hoặc qua sửa chữa vật liệu tổng hợp.

Những thông tin về bệnh tứ chứng Fallot vừa được chúng tôi tổng hợp trên đây hi vọng cũng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo.... bien-chung-thuy-dau-nhu-the-nao-cach-phong-ngua-benh-thuy-dau-hieu-qua Bệnh thủy đậu: Dấu hiệu nhận biết, Biến chứng, Cách phòng Bệnh thủy đậu có thể xảy ra bất kỳ ai, không phân biệt giới tính độ tuổi. Mặc dù đây là bệnh lành tính nhưng nếu như không được điều trị đúng cách... ung-thu-da-co-nguy-hiem-khong-co-chua-duoc-khong Ung thư da có nguy hiểm không? Có chữa được không? Ung thư da là một trong những bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Vậy ung thư da có nguy hiểm không có chữa được... ho-khac-ra-mau-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Ho khạc ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Ho khạc ra máu là tình trạng  khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản, đây là một bệnh lý khá phổ biến. Nếu không được điều trị dứt điểm kịp... vitamin-k-co-tac-dung-gi-nen-an-gi-de-bo-sung-vitamin-k-cho-co-the Vitamin K có tác dụng gì? Nên ăn gì để bổ sung Vitamin K? Vitamin K có tác dụng gì? Nên ăn gì để bổ sung Vitamin K cho cơ thể? Câu hỏi này nhận được khá nhiều sự quan tâm của các...
Xem thêm >>



0899 955 990