Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào?

Cập nhật: 05/10/2019 14:22 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim là một trong những bệnh lý về tim mạch rất phổ biến và có rất nhiều khả năng dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim, khiến cho cơ tim bị hoại tử và đe dọa tính mạng của người bệnh. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu thông tin về bệnh thiếu máu cục bộ để có thể giảm thiểu được những rủi ro và góp phần điều trị bệnh hiệu quả nhất.


Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim hay còn được gọi là thiếu máu cơ tim chính là một bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu về tim bị giảm

Bệnh thiếu máu cơ tim là bệnh gì?

Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim hay còn được gọi là thiếu máu cơ tim chính là một bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu về tim bị giảm, khiến cho tim không có đủ lượng oxy cần thiết cho những hoạt động co bóp, lưu thông máu. 

Khi lượng máu về tim bị giảm chính là hậu quả của việc tắc nghẽn toàn phần hoặc một phần của các nhánh động mạch tim. Thiếu máu cục bộ cơ tim sẽ làm giảm khả năng bơm của tim, khiến cho cơ tim bị tổn thương, nhiều trường hợp bị rối loạn nhịp tim và dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim. Sự tắc nghẽn đột ngột ở động mạch vành sẽ có thể gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim.

Biểu hiện của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ

Có một số người mắc bệnh thiếu máu cơ tim sẽ không biểu hiện những triệu chứng phổ biến của bệnh. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các trường hợp đều xuất hiện triệu chứng phổ biến của bệnh là những cơn đau ở vùng ngực bên trái. Đối với người cao tuổi, bệnh nhân nữ, người bệnh tiểu đường thì bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ sẽ dễ nhận biết hơn:

  • Mệt mỏi
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Buồn nôn và nôn
  • Khó thở khi vận động cơ thể
  • Nhịp tim nhanh
  • Đau vai hoặc cánh tay
  • Đau vùng cổ hoặc hàm

Ngoài ra, cũng có một số triệu chứng khác không được chúng tôi đề cập trong bài viết trên đây. Chính vì thế, khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường hãy đến ngay trung tâm y tế để kiểm tra cụ thể.

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cơ tim

Thiếu máu cục bộ cơ tim thường xảy ra khi dòng máu qua động mạng vàng của bệnh nhân bị cản trở hoặc suy giảm hơn so với bình thường. Chức năng chính của những tế bào hồng cầu ở trong máy chính là vận chuyển oxy đến những bộ phận khác ở trong cơ thể, trong đó bao gồm cả tim. Chính vì lượng máu đến tim bị suy giảm nên lượng oxy cung cấp cho tim và những cơ quan khác trong cơ thể cũng sẽ bị giảm.

Thiếu máu cục bộ cơ tim thường phát triển rất chậm theo thời gian do các mảng xơ vữa tích tụ dần ở trong lòng của động mạch. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh phát triển nhanh, có biểu hiện ngay lập tức khi động mạch bị tắc đột ngột do cục máu đông gây ra tắc nghẽn.

Những nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ cơ tim

  • Bệnh xơ vữa động mạch (động mạch vành): Những mảng xơ vữa chủ yếu được tạo thành từ cholesterol, các mảng xơ vữa tích tụ ở trên thành động mạch khiến cho máu khó lưu thông. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ.
  • Co thắt động mạch vành: Sự co thắt tạm thời của những cơ ở động mạch vành sẽ làm làm lưu lượng máu và thậm chí có thể làm cản trở dòng chảy của máu đến để cung cấp oxi cho tim. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh thiếu máu cục bộ ở cơ tim.
  • Cục máu đông: những mảng xơ vữa ở trong động mạch có thể sẽ bị vỡ ra tạo thành những cục máu đông. Các cục máu đông sẽ di chuyển ở trong mạch máu gây ra tình trạng tắc mạch ở những đoạn mạch máu hẹp dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim đột ngột. Đây chính là nguyên nhân làm khởi phát tình trạng nhồi máu cơ tim.

Những tác nhân gây khởi phát cơn đau thắt ngực

Đối với những người mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim, những nguyên nhân sau đây sẽ có khả năng gây ra những cơn đau thắt ngực:

  • Sử dụng cocain
  • Nhiệt độ lạnh
  • Sự căng thẳng
  • Vận động gắng sức

Những yếu tố nguy cơ của bệnh thiếu máu cơ tim

Nguy cơ mắc mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim cũng sẽ tăng cao hơn so với bình thường bởi những yếu tố sau đây:

  • Béo phì: tình trạng béo phì, thừa cân có nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường rất cao, cao huyết áp và hàm lượng cholesterol trong máu cũng tăng cao hơn.
  • Triglycerid và cholesterol trong máu tăng cao: Triglycerid và cholesterol chính là những thành phần chính của các mảng xơ vữa động mạch. Khi lượng cholesterol xấu ở trong máu tăng cao có thể là do chế độ ăn uống giàu đạm, chất béo bão hòa hoặc cũng có thể là do di truyền.
  • Bệnh tăng huyết áp: Bệnh tăng huyết áp trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch là những động mạch vành bị tổn thương.
  • Bệnh đái tháo đường: Đây chính là một trong những bệnh lý có liên quan rất lớn đến tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ, nhồi máu cơ tim cùng với hàng loạt những vấn đề khác có liên quan tới tim.
  • Thuốc lá: Hút thuốc là có thể sẽ khiến cho thành động mạch bị xơ cứng, tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông ở động mạch.
  • Lười vận động: Lười vận động, thiếu những hoạt động thể chất cũng khiến cho nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim tăng lên.


Sẽ không bao giờ quá muộn để chúng ta thay đổi những thói quen xấu của mình, hãy xây dựng một lối sống tích cực để việc điều trị mang lại hiệu quả cao hơn

Phương pháp điều trị bệnh thiếu máu cơ tim

Thay đổi lối sống

Sẽ không bao giờ quá muộn để chúng ta thay đổi những thói quen xấu của mình, hãy xây dựng một lối sống tích cực. Việc thay đổi những thói quen xấu hàng ngày sẽ có tác động rất lớn đến quá trình điều trị bệnh thiếu máu cơ tim. Sau đây là một số lời khuyên bổ ích mà các bạn không nên bỏ qua:

  • Không hút thuốc lá
  • Thường xuyên vận động cơ thể
  • Giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Có một số người luôn gặp phải những vấn đề khó khăn khi giảm cân. Hãy thẳng thắn trao đổi những vấn để này cùng với bác sĩ để có được một cân nặng hợp lý nhất.
  • Kiểm soát tốt các loại bệnh lý có nguy cơ gây bệnh cao như: bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu
  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều trái cây, ngũ cốc, rau củ và hạn chế ăn những loại chất béo bão hòa.

Sử dụng thuốc

Khi điều trị bệnh thiếu máu cơ tim, bác sĩ thường chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Ranolazine (Ranexa)
  • Nhóm ức chế men chuyển angiotensin (ACEi)
  • Nhóm chẹn kênh canxi
  • Nhóm chẹn beta
  • Nhóm nitrat
  • Aspirin

Khi sử dụng thuốc điều trị cần phải tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị để có được hiệu quả tốt nhất.

Phẫu thuật

Một số trường hợp sử dụng thuốc điều trị không mang lại hiệu quả như mong muốn và bệnh thiếu máu cơ tim cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với những trường hợp này, lựa chọn tốt nhất chính là thực hiện phẫu thuật.

  • Các phương pháp điều trị cơ học hiện đại: đây chính là một phương pháp điều trị mới thường được áp dụng đối với những người bị thiếu máu cơ tim mãn tính, nghiêm trọng và những biện pháp điều trị khác không hiệu quả, bệnh nhân không đủ điều kiện để làm những thủ thuật điều trị khác.
  • Nong và đặt stent: Bác sĩ điều trị sẽ đưa một đoạn ống rất mỏng vào phần bị hẹp của động mạch. Sau đó, một sợi dây cùng với một quả bóng nhỏ được luồn vào trong khu vực này và bơm căng lên để mở rộng động mạch. Stent chính là một cuộn dây lưới thép nhỏ sẽ được đưa vào bên trong động mạch để giữ cho động mạch luôn mở.
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Đây là một hình thức phẫu thuật tim hở sử dụng một đoạn mạch khác ở trong cơ thể để có thể tạo thành một nhánh ghép giúp cho máu lưu thông vòng qua đoạn mạch bị tắc nghẽn.

Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim nên ăn gì?

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và chi phí cho việc chăm sóc và điều trị bệnh cũng rất tốn kém. Không những thế, người mắc bệnh còn giảm khả năng lao động, các hoạt động thể chất mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh. Ngoài việc tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ thì người bệnh cũng cần phải chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày để có thể kiểm soát bệnh tốt hơn và giảm nguy cơ dẫn đến tử vong.

Biểu hiện chủ yếu của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ chính là những cơn đau thắt ngực. Những cơn đau này chỉ thưởng xuất hiện khi không nghỉ ngơi đầy đủ hoặc làm việc gắng sức. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ có thể kiểm soát được lượng chất béo xấu hấp thụ vào cơ thể, hạn chế sự gia tăng kích thước của những mảng xơ vữa và làm giảm cholesterol xấu trong máu.

Ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, hoa quả tươi

Người bệnh nên ưu tiên những loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, tăng cường hoa quả tươi và rau xanh trong khẩu phần ăn uống hàng ngày:

Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa một nguồn chất xơ rất dồi dào như yến mạch, lúa mạch, các loại đỗ, đậu Hà Lan. Ăn nhiều chất xơ sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn, giảm hàm lượng cholesterol xấu ở trong máu.

Trong các loại rau xanh và hoa quả tươi cũng là một nguồn chất xơ rất phong phú cùng với vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin A, vitamin C, Canxi, Kali… và nhiều chất dinh dưỡng tốt cho hệ tim mạch.

Chính vì thế, khi mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nên ăn nhiều loại rau xanh, hoa quả tươi và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Các loại Omega-3 có lợi cho sức khỏe tim mạch

Omega-3 được tìm thấy rất nhiều ở trong những loại cá như cá hồi, các thu, cá ngừ, cá trích, những chất béo này rất tốt đối với trái tim của những người khỏe mạnh và cả những người mắc bệnh về tim mạch.

Đã rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Omega-3 có thể làm chậm được sự tích tụ mảng bám ở trong động mạch và có thể làm giảm được nguy cơ gây ra tình trạng nhịp tim bất thường.

Theo khuyến cáo của những chuyên gia dinh dưỡng, nên ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần nhưng đối với những người gặp phải tình trạng đau thắt ngực thì sẽ cần phải ăn nhiều hơn để có thể kiểm soát được lượng mỡ ở trong máu. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để nắm rõ về lượng Omega-3 cần thiết cung cấp cho cơ thể.

Sữa ít béo hoặc sữa không béo

Khi bị mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nên uống loại sữa ít béo hoặc không béo như sữa chua không béo, sữa đậu nành, phô mai ít béo. Các loại sữa giàu kali có thể làm giảm được nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

Một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp cùng với luyện tập thể dụng không chỉ tốt với những người bị mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mà còn rất tốt đối với những người khỏe mạnh. Hãy bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình ngay từ những bữa ăn hàng ngày nhé!

Trên đây chính là một số thông tin cơ bản về bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mà mọi người cần phải nắm được để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất. Khi bệnh thấy xuất hiện những triệu chứng của bệnh cần phải nhanh chóng đến khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa để có những lời khuyên tốt nhất cũng như phương hướng điều trị bệnh phù hợp. Chúc các bạn mạnh khỏe!

Cao đẳng Y Dược HCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990