Đối với những bệnh nhân suy thận thì khả năng lọc và bài tiết chất thải kém hơn rất nhiều so với những bệnh nhân bình thường. Do vậy chế độ ăn uống ảnh hưởng không ít đến tình trạng bệnh của bệnh nhân. Vậy bệnh suy thận nên ăn gì và không nên ăn gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi này.
1. Nhu cầu dinh dưỡng của những bệnh nhân bị suy thận
Với những bệnh nhân bị suy thận cấp thường gặp một số dấu hiệu là giảm nhanh mức lọc cầu thận với thể tích nước tiểu nhỏ hơn 0,5 ml/kg/giờ kéo dài trên 6 giờ và có nồng độ creatinin trong huyết tương tăng thêm 0,5mg/dl hoặc trên 50% so với giá trị bình thường ( trên 130wg/l) ở người trước đó chức năng thận bình thường. Với việc vận chuyển như vậy gây nên hiện tượng ứ đọng các sản phẩm của chuyển hóa nitơ, rối loạn cân bằng điện giải, nước và axit bazơ.

Đối với những bệnh nhân bị suy thận mãn tính là do sự tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận có thể khiến chức năng của thận mất dần hoặc mất vĩnh viễn theo thời gian. Tình trạng này kéo dài với những biểu hiện như: cơ thể xanh xao, chán ăn, vàng vọt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, tiểu nhiều lần. Suy thận giai đoạn cuối có thể gây biến chứng dẫn đến tử vong.
Về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị suy thận ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Cơ bản thì người mắc bệnh không nên ăn những thức ăn giàu chất đạm, canxi như tôm, cua, nghêu, sò…Ngoài ra thì người suy thận không nên duy trì chế độ ăn uống quá mặn, có thể khiến cơ thể giữ nước, làm tăng gánh nặng làm việc của thận.
Bệnh nhân mắc bệnh này chỉ nên ăn 2 – 4g muối / ngày và giảm lượng đạm tiêu thụ tùy thuộc và mức độ của bệnh. Bên cạnh đó việc duy trì uống nước nhiều là một trong những biện pháp lọc thận rất tốt, giúp đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể.
Tuy nhiên với bệnh nhân suy thận nặng, thì không nên uống nước nhiều để tránh thận phải làm việc quá tải.
Bài viết tham khảo thêm:
2. Vậy bệnh suy thận nên ăn gì?
2.1. Bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cấp tính, trước khi lọc thận.
Về nhu cầu nạp năng lượng: Bệnh nhân cần nạp 35 kcal/kg cân nặng/ ngày hoặc từ 1800 – 1900 kcal/ ngày. Còn với lượng glucid cần cung cấp cho cơ thể là 310 – 350 gam/ngày.
Lượng Lipid cơ thể bệnh nhân cần dung nạp 20 – 25% tổng năng lượng / ngày tương đương với 40 – 50g/ngày. Trong đó acid béo chưa no 1 nối đôi chiếm khoảng 1/3, và nhiều nối đôi chiếm 1/3 còn acid béo no chiếm 1/3 trên tổng số lượng lipid cơ thể cần hấp thu.
Lượng protein bệnh nhân cần là 0.6g/kg cân năng/ ngày tương đương với 33g/ ngày trong đó tỷ lệ protein động vật chiếm 60% tổng số protein cần cung cấp cho cơ thể.
Bệnh nhân suy thận giai đoạn đầu cần phải cung cấp đủ nước và điện giải: Nên ăn nhạt tương đối với lượng Natri dưới 2000mg/ ngày.
Cần cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn từ 4 – 6 bữa / ngày để thận có thể làm việc đều đặc tránh quá tải.
2.2. Đối với bệnh nhân bị suy thận mãn tính giai đoạn 1 -2
Ở mỗi bệnh nhân trong giai đoạn bệnh khác nhau cần có một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Do vậy khi suy thận giai đoạn mãn tính thì chế độ dinh dưỡng cần phải thực hiện như dưới đây:
Về nhu cầu nạp năng lượng: Người bệnh cần nạp 35 Kcal /kg cân nặng/ ngày tương đương 1800 – 1900 kcal/ ngày. Về lượng glucid là 313 – 336 gam/ ngày.
Lượng lipid cần dung nạp cho cơ thể là 20 – 25% / tổng số năng lượng tương đương 40 – 50g/ ngày. Trong số đó, lượng acid béo chưa no 1 nối đôi chiếm 1/3, nhiều nối đôi 1/3 và lượng acid béo nó chiếm 1/3 tổng số lipi

Lượng protein cơ thể người bệnh cần dung nạp là 0,6 – 0,8g/kg/ngày tương đương với 40 – 44g/ngày. Trong đó tỉ lệ protein động vật chiếm bằng hoặc hơn 60% tổng lượng protein.
Ngoài ra cơ thể người bệnh suy thận mãn tính giai đoạn 1 -2 cần phải đảm bảo cung cấp đủ nước và điện giải. Nên ăn nhạt Natri dưới 2000mg/ngày đồng thời cung cấp đủ vitamin và chất khoáng
Nên chia nhỏ bữa ăn 4 bữa / ngày
Những thực phẩm được kể đến ở đây là rau củ quả, trái cây, chất bột đường ( gạo nếp, miến, phở…), chất béo ( dầu mè, đậu nành..) chính là giải đáp cho câu hỏi bệnh nhân suy thận nên ăn gì.
3. Bệnh suy thận không nên ăn gì?
Bệnh nhân suy thận kiêng ăn gì là một trong những thắc mắc được nhiều người đặt ra. Để giải đáp câu hỏi này, thầy cô trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch có những chia sẻ ngay sau đây:
- Muối:
Để làm giảm áp lực làm việc của thận qua bài tiết, lọc thải thì người bệnh nên kiêng ăn muối. Bệnh nhân sử dụng nhiều muối có nguy cơ bị phù, huyết áp tăng cao do không được đào thải ra bên ngoài và tích trữ bên trong cơ thể.
- Loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C:

Việc bổ sung nhiều Vitamin C cho bệnh nhân suy thận sẽ làm tăng gấp đôi khả năng bị sỏi thận ở người bệnh. Nguyên nhân là khi Vitamin C đi vào cơ thể sẽ bị chuyển hóa thành Oxalate, đây là thành phần chính của những viên sỏi thận. Do vậy bệnh nhân nên tránh những loại hoa quả như ổi, chanh, cam, khế chua…
- Không nên uống nước quá nhiều ( áp dụng với bệnh nhân suy thận mãn tính):
Uống nước nhiều tốt cho người suy thận giai đoạn đầu nhưng lại gây một số biến chứng cho người mắc bệnh mãn tính như huyết áp cao, phù nề gây hại cho thận
- Những thực phẩm chứa nhiều photpho:
Hạt sen, đậu đỏ, nấm, cua, thịt rừng …là đáp án cho câu hỏi bệnh suy thận không nên ăn gì.
- Thực phẩm chứa nhiều Kali:
Với bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối nếu cung cấp nhiều kali sẽ gây rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong. Kali được chứa nhiều trong các loại thực phẩm như: socola, hạt điều, chuối, hạt dẻ, cam…
4. Các phương pháp phòng tránh bị suy thận
- Uống đủ nước mỗi ngày: mỗi ngày cần cần cung cấp 2 -3 lít nước tùy vào thời tiết và mức vận động.
- Tập thể dục hàng ngày
- Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, nhất là thuốc Tây
- Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích như rượu, bia..
- Thực hiện khẩu phần ăn có lợi cho sức khỏe như ít muối, chất béo, nên ăn nhiều rau củ quả, cá..
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/ lần, cần xét nghiệm máu, kiểm tra huyết áp, nước tiểu…
Trên đây là những thông tin về bệnh suy thận nên ăn gì, người bệnh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và có những lưu ý cần thiết để bệnh nhanh khỏi. Hi vọng những thông tin mà ban tư vấn Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống.