Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh sán lợn nguy hiểm như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh

Cập nhật: 23/11/2022 16:11 | Người đăng: Khánh Hòa

Vừa qua vụ việc rất nhiều cháu nhỏ tại Thuận Thành Bắc Ninh được chẩn đoán bị bệnh ấu trùng sán lợn đã khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Bệnh sán lợn này nguy hiểm như thế nào? Có cách nào nào phòng ngừa và điều trị hiệu quả không?

1. Bệnh ấu trùng sán lợn là bệnh như thế nào?

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh sán lợn hay còn gọi là sán dây/ấu trùng sán lợn, bệnh sán dải, sán dải heo là tình trạng nhiễm mô do ký sinh gây ra bởi ấu trùng sán dây lợn Taenia solium. Đã có ít nhất 55 tỉnh, thành trong cả nước đã phát hiện trường hợp mắc bệnh sán lợn.

bệnh sán lợn 1

Bệnh sán lợn vô cùng nguy hiểm đối với con người

Việc ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sẽ gây ra nhiễm sán dây. Nếu bạn ăn trứng sán dây, chúng có thể di chuyển bên ngoài ruột và hình thành các nang ấu trùng trong các mô cơ thể và các cơ quan (nhiễm trùng xâm nhập). Nếu bạn ăn phải ấu trùng sán dây lợn, chúng sẽ phát triển thành sán dây trưởng thành trong ruột (nhiễm trùng đường ruột).

Xem thêm: 

Vòng đời của sán dây lợn trưởng thành có thể là 30 năm trong ký chủ. Nhiễm sán dây đường ruột thường nhẹ, nhưng nhiễm ấu trùng xâm lấn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây bệnh sán lợn

Việc mắc bệnh sán dây lợn liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín kỹ. Cụ thể có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng bệnh đó là:

  • Nuốt trứng sán dây hoặc ấu trùng: Khi bạn ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm phân từ người hoặc động vật nhiễm sán dây, thì bạn có thể ăn phải trứng sán dây.
  • Nuốt nang ấu trùng trong thịt hoặc các mô cơ: Nguyên nhân này xảy ra khi có một con vật bị nhiễm sán ấu trùng sán dây sẽ vào trong mô cơ của nó. Nếu bạn ăn thịt sống hoặc nấu chưa chín thịt bị nhiễm sẽ ăn phải các ấu trùng, sau đó chúng phát triển thành sán dây trưởng thành trong ruột.

3. Biểu hiện bệnh sán lợn

Đối với người, tùy thuộc ăn hay nuốt phải trứng, hay nang ấu trùng có thể mắc các thể bệnh và triệu chứng khác nhau:

Trong trường hợp người bệnh có con sán trưởng thành trong ruột, thì khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột, như vậy sẽ tương tự như ăn phải đốt sán mới sẽ có các dấu hiệu: Buồn nôn; yếu ớt; chán ăn; đau bụng; tiêu chảy; sút cân.

Nếu ấu trùng sán dây đã di cư ra khỏi ruột và hình thành các nang ở các mô khác, chúng có thể gây ra tổn thương nội tạng và mô, kết quả là: sốt, khối u nang, có phản ứng dị ứng ấu trùng, dấu hiệu thần kinh như co giật.

Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội.

4. Bệnh sán lợn nguy hiểm như thế nào?

Việc mắc bệnh sán lợn liên quan đến tập quán ăn uống, ăn đồ chưa nấu chín của nhiều người. Nếu không may mắc sán lợn bạn có thể gặp nhiều nguy hiểm:

  • Người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội nếu sán nằm trong não.
  • Có thể bị tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù nếu nang sán nằm trong mắt.

Chính vì những nguy hiểm này Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không được ăn thịt lợn sống, các món gỏi, thịt chưa nấu chín, nem chua, các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

5. Phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh sán lợn

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương án thích hợp nhất.

bệnh sán lợn 2

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là cách tốt nhất giúp phòng tránh bệnh sán lợn

Nguyên tắc điều trị bệnh sán lợn là phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, việc điều trị cần được tiến hành tại cơ sở y tế với thiết bị và thuốc đặc trị. Người dân tuyệt đối không được chủ quan tự ý mua thuốc về nhà điều trị hoặc xem nhẹ bệnh tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.

Bệnh sán lợn có thể điều trị khỏi hoàn toàn sán lợn thời gian điều trị sán nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào từng cơ địa. Đối với người trưởng thành thì điều trị sán lợn nhanh hơn ở trẻ em. Nhiễm ấu trùng sán thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 đợt, mỗi đợt 21 ngày và trong quá trình điều trị tuyệt đối người bệnh không được bỏ dở giữa chừng.

Để phòng bệnh sán lợn, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân:

- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Phải ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

- Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống; không ăn rau sống không đảm bảo vệ sinh.

- Cần quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.

- Không ăn thịt lợn chết, lợn ốm không rõ nguyên nhân.

- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

- Không nuôi lợn thả rông.

- Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn (heo)

Để đảm bảo tốt nhất sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình, ngay từ hôm nay hãy thay đổi cách sinh hoạt, ăn chín uống sôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho gia đình. Đó cũng là cách phòng tránh tốt nhất bệnh sán lợn nói riêng và các bệnh lý khác.

Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM (Tổng hợp)

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990