Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh nhược cơ là gì? Bệnh nhược cơ sống được bao lâu?

Cập nhật: 06/06/2024 16:15 | Người đăng: Lường Toán

Nhược cơ là một bệnh lý thần kinh cơ tự miễn, có thể dẫn đến tình trạng yếu có và suy nhược cơ . Đó là do cơ thể sinh ra một loại kháng thể có thể làm ảnh hưởng đến quá trình truyền đạt thông tin từ thần kinh sang cơ gây nên tình trạng cơ bị nhược. Hãy cùng Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu thông tin về bệnh trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về bệnh nhược cơ là gì?

Nhược cơ là một bệnh lý thần kinh cơ mãn tính đặc trưng với tình trạng yếu cơ xảy ra theo từng đợt hoặc liên tục theo nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, nhóm cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất thường là cơ vân, hoạt động theo ý muốn trong cơ thể như cơ nhai, cơ mặt, cơ vận nhãn, cơ hô hấp, cơ tứ chí, đe dọa đến tính mạng vì suy hô hấp.

Bệnh nhược cơ được xếp vào một trong các bệnh lý tự miễn. Do sự tồn tại các tự kháng thể chống đã lại thụ thể acetylcholin trong màng tế bào cơ tại các vùng tiếp nối thần kinh cơ hậu synap. Điều đó dẫn đến những tín hiệu do sự dẫn truyền thần kinh đến không được tiếp nhận bởi tế bào cơ. Tình trạng suy giảm sức cơ là một quá trình mãn tính, tiến triển và thường có biểu hiện nặng về cuối ngày.

Bệnh nhược cơ là gì?
Bệnh nhược cơ mắt gây nguy hiểm

Hiện nay, bệnh nhược cơ được ghi nhận có liên quan đến những bệnh lý tuyến ức trong 75% số người bệnh. Trong đó khối u tuyến ức gặp trong 15% những trường hợp bệnh. Một số bệnh tự miễn khác như bệnh viêm loét đại trang, viêm đa cơ, viêm khớp dạng thấp gặp trong 10% tổng số những trường hợp gây bệnh.

Có thể nói bệnh nhược cơ không phải là một bệnh lý phổ biến, nhưng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên phụ nữ thường là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều hơn gấp đôi so với nam giới, và thông thường gặp ở phụ nữ trẻ dưới 40 tuổi và trên 70 tuổi, với nam giới thường gặp ở người trên 50 tuổi.

Phân loại bệnh nhược cơ

Hiện nay bệnh nhược cơ được phân loại thành những nhóm sau:

  • Nhóm 1: Bệnh chỉ xảy ra ở những cơ vân nhãn như cơ nâng mi, người bệnh xuất hiện những triệu chứng giảm đi nhanh khi đáp ứng được điều trị kịp thời.
  • Nhóm 2a: Bệnh nhược cơ thường xảy ra với những nhóm cơ trong cơ thể như cơ thân mình, cơ các chi, cơ hô hấp nhưng có thể xảy ra ở mức độ nhẹ.
  • Nhóm 2b: Bệnh nhược có có thể gặp ở nhiều nhóm cơ trong cơ thể, biểu hiện từ mức độ vừa như nói ngọng hay sụp mi, không vận động được do yếu các chi hay nuốt nghẹn.
  • Nhóm 3: Bệnh nhược cơ thường diễn biến nhanh, đột ngột. khi các cơ thân yếu đi nhanh đến mức nghiêm trọng trong khoảng chỉ 6 tháng. Tình trạng liệt cơ hô hấp dẫn đến sớm hơn, cùng với tình trạng yếu liệt cơ tại những vị trí khác như cơ thân mình, cơ vận nhãn hay cơ tứ chí. Người bệnh nằm trong nhóm này thì đáp ứng điều trị nội khoa rất kém bởi họ luôn có tiên lượng xấu với tỷ lệ tử vong khá cao.
  • Nhóm 4: Bệnh nhược cơ diễn biến nặng, từ từ kéo dài trong vòng nhiều năm. Người bệnh thuộc nhóm này thường có liên quan đến bệnh lý u tuyến ức.

Nguyên nhân của bệnh nhược cơ

Ngoài những thông tin về nhược cơ là bệnh gì thì mỗi người cần phải nắm được những thông tin về nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhược cơ bệnh học có những đặc trưng là giảm hay mất sự liên tục trong việc dẫn truyền xung động thần kinh đến những các cơ tương ứng, gây nên tình trạng yếu và liệt cơ lâm sàng. Cụ thể nguyên nhân bệnh nhược cơ do một số giả thuyết đặt ra như sau:

  • Sự tồn tại những tự kháng thể để kháng lại các enzyme kinase : nó có thể cản trở sự hình thành và biệt hóa những thụ thể của acetylcholin.
  • Do sự xuất hiện những tự kháng thể phá hủy những thụ thể của acetylcholin tại các màng tế bào cơ tại màng sau synap. Do vậy xung động thần kinh dẫn đến không được tế bào cơ tiếp nhận.
  • Một số bệnh lý tuyến ức như tăng sản tuyến ức, u tuyến ức làm tăng sản xuất những tự kháng thể trong cơ thể để tấn công những thụ thể của acetylcholin.

Dấu hiệu của bệnh nhược cơ là gì?

Dấu hiệu bệnh nhược cơ không chỉ là yếu và liệt mà còn do một số biểu hiện sau:

  • Yếu cơ tay chân, trong những cơn bệnh nhược cơ, người bệnh thậm chí không nhấc được cánh tay lên.
  • Yếu cơ vùng đầu cổ mặt: nhìn mờ, nhìn đôi, sụp mi, liệt mặt, nhai khó, khó nuốt, đùn nước bọt, giọng nói bị thay đổi, đầu thường rũ xuống, nét mặt buồn rầu.
  • Yếu các cơ hô hấp: suy hô hấp cấp, khó thở.

Những dấu hiệu bệnh nhược cơ thường xuất hiện ở cuối ngày, hay sau khi vận động nhiều và thuyên giảm khi người bệnh được nghỉ ngơi. Các cơ thường chỉ bị ảnh hưởng một bên, không có đặc tính đối xứng. Mỗi người sẽ có những triệu chứng rối loạn khác nhau. Những phản xạ về thần kinh hay cảm giác của người bệnh thường không bị tổn thương.

Bệnh nhược cơ có tiền triển âm thầm, ở giai đoạn đầu có những dấu hiệu chỉ thoáng qua, một số trường hợp bệnh phát triển nhanh đến giai đoạn cuối của bệnh. Bệnh có thể khởi phát sau một thời gian bị stress hay mắc các bệnh nhiễm trùng, thường là nhiễm trùng hô hấp trong khi gây mê hay trong thời gian mang thai.

Có khoảng 85% số người bệnh khi bị tổn thường các cơ vận động nhãn cầu sẽ dẫn đến sụp mí mặt. Người bệnh nhược cơ có thể bị sụp mi một bên kèm với mắt còn lại mở to và bị sụp mí cả hai bên. Nhiều bệnh nhân bị nhược cơ còn kèm theo những triệu chứng song thị.

Có khoảng 5 – 10% người bệnh thường ở giai đoạn khởi phát và có đến 80% người bệnh tiến triển bị tổn thương các cơ ở mặt, cơ nuốt, nhai và nói. Khi đó, người bệnh cảm thấy việc nuốt cũng gặp nhiều khó khăn, nuốt nhiều lần mới có thể xong 1 miếng. Trong các cuộc nói chuyện thì càng về cuối, giọng càng khó nghe hơn chuyển sang giọng mũi…

Do bị yếu cơ gáy nên cổ người bệnh có thể bị rủ xuống. Ở giai đoạn nặng hơn thì hầu hết tất cả các cơ đều bị yếu suy nhược bao gồm cơ hô hấp như cơ thành bụng, cơ hoành và cơ liên sườn. Tại các cơ ở tứ chi thì các cơ gốc chi thường bị nặng hơn so với cơ ở ngoại biên.

Bệnh nhược cơ sống được bao lâu?

Hiện nay với sự phát triển trong y học thì việc điều trị bệnh nhược cơ cũng có nhiều tiến triển. Tuy nhiên nhiều người rất lo lắng và có chung thắc mắc “ bệnh nhược cơ sống được bao lâu?”

Trước đây, khi chưa có những phương pháp ức chế miễn dịch, thì có khoảng 30% bệnh nhân nhược cơ bị tử vong, hơn 60% người bệnh không được cải thiện triệu chứng của bệnh khiến cho tình trạng trở lên nặng nề hơn. Và đặc biệt là có khoảng 70% người bệnh sẽ tử vong nếu như bệnh trở thành nhược cơ cấp.

Các phương pháp điều trị nhược cơ giúp kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân
Các phương pháp điều trị nhược cơ giúp kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân

Nhưng với phương pháp điều trị hiện nay thì bệnh nhược có thể giúp cho cuộc sống người bệnh trở lên bình thường so với những người chưa bệnh, bên cạnh đó tuổi thọ cũng không hề bị giảm đi so với những người khác.

Nhưng vấn đề được đặt ra là người bệnh sẽ bị lệ thuộc khá nhiều vào thuốc trong nhiều năm hay gần như là suốt đời, cho dù người bệnh sẽ có nguy cơ mắc phải tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc.

Hiện nay, phương pháp điều trị nhằm làm giảm triệu chứng, ức chế sự tiến triển của bệnh nhưng không chữa trị được tận gốc những nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay phương pháp điều trị bệnh nhược cơ như sau:

  • Điều trị khởi đầu: Sử dụng nhóm thuốc Acetycholinesterase ức chế việc điều trị khởi đầu của bệnh nhược cơ. Thuốc có tác dụng ức chế sự phá hủy những thụ thể acetycholinesterase của kháng thể. Do vậy không làm giảm đi số lượng những thụ thể khe synap thần kinh cơ. Thế nhưng thuốc chỉ có tác dụng điều trị ban đầu với người bệnh bị nhược cơ nhẹ hay mới được chẩn đoán về bệnh nhược cơ.
  • Phương pháp ức chế miễn dịch: Phương pháp này sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, ức chế hoạt động tự miễn dịch tại khe synap thần kinh cơ. Corticoid hay nhóm thuốc không chứa steroid là nhóm thuốc dùng để điều trị trường hợp này. Thế nhưng những tác dụng phụ của Corticoid có thể gây nguy hiểm nếu như người bệnh sử dụng lâu dài.
  • Phẫu thuật tuyến ức: Như ở trên chúng tôi đã nói có đến 85% người bệnh nhược cơ gặp những bất thường ở tuyến ức. Do vậy có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ tuyến ức cũng là cách chữa bệnh nhược cơ hiệu quả. Phương pháp này cho thấy sự hiệu quả tương đối khả quan nhưng ngược lại việc điều trị lại khá vất vả, do vậy phẫu thuật cần phải được thực hiện tại những trung tâm có kinh nghiệm và hồi sức tốt. Sau khi mổ thì người bệnh vẫn được duy trì điều trị bằng phương pháp Prednisolon liều trung bình.
  • Lọc huyết tương: Phương pháp này mục đích là lọc bỏ những kháng thể kháng thụ thể cũng như những thành phần bổ thể trong huyết tương ở người bệnh nhược cơ, những triệu chứng nặng nề của bệnh cũng sẽ được thuyên giảm. Ở một khía cạnh nào đó cũng có thể xem đây là phương pháp ức chế miễn dịch.
  • Một số phương pháp điều trị ngắn hạn khác: Người bệnh có thể được điều trị bởi những phương pháp ngắn hạn như thay huyết tương, truyền Immunoglobulin miễn dịch khi những triệu chứng của bệnh chưa được kiểm soát tốt. Cả hai phương pháp điều trị này cho thấy kết quả tốt nhưng không có tác dụng lâu dài.

Những thông tin về bệnh nhược cơ vừa được chúng tôi chia sẻ trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có băn khoăn gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-telfast-180 Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Cùng Xem Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Tác Dụng Phụ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng... thuoc-rotundin-than-duoc-dieu-tri-mat-ngu-can-bang-sinh-hoat-co-the Thuốc rotundin 30mg, 60mg trị bệnh gì? Liều dùng thế nào? Thuốc rotundin khá quen thuộc với những người bị mất ngủ kinh niên hay gặp khó khăn trong giấc ngủ. Việc nắm được thông tin cần thiết về thuốc ... dieu-tri-benh-lao-bang-thuoc-cycloserin-nhu-the-nao Thuốc Cycloserine 250mg điều trị lao như thế nào? Cycloserin điều trị bệnh lao có liều dùng như thế nào? Cách sử dụng như thế nào để đảm bảo được tình trạng sức... mau-khong-dong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-benh Máu khó đông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Máu khó đông chính là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Chính vì thế, tìm... dau-hieu-nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xuất hiện triệu chứng với những mức độ nặng... ung-thu-co-kha-nang-chua-khoi 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư như: ung thư...
Xem thêm >>



0899 955 990