Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh nhi đã tỉnh lại sau 2 năm sống thực vật vì viêm não Nhật Bản

Cập nhật: 23/10/2019 16:01 | Người đăng: Lường Toán

Di chứng nặng nề của viêm não Nhật Bản lên hệ thần kinh và cơ quan hô hấp, khiến bệnh nhi 15 tuổi rơi vào tình trạng thực vật suốt 2 năm qua.

Ngày 22/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, sau 2 năm sống thực vật do di chứng viêm não Nhật Bản, bệnh nhi Bùi Ngọc T. (SN 2004, xóm Trang, xã Đông Bắc, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) đã có dấu hiệu hồi phục.

Theo bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, đây là trường hợp đặc biệt, khi T. mắc viêm não Nhật Bản với di chứng để lại cho hệ thần kinh và cơ quan hô hấp. Trước đó, bệnh nhi đã được điều trị 6 tháng tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), sau đó chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trong tình trạng hôn mê sâu, thở bằng máy.

Hơn một năm nay, bệnh nhi được điều trị theo phác đồ của Bệnh viện Nhi Trung ương, đảm bảo các chỉ số sinh tồn cho cháu và phục hồi các chức năng sống.

“Điều thần kỳ là trong khoảng một tuần vừa qua, bệnh nhi bỗng nhiên có sự tiến triển về hệ thần kinh, tri giác, có dấu hiệu nhận biết được các sự vật xung quanh, làm được các động tác theo hướng dẫn của y, bác sỹ, trao đổi ngôn ngữ cháu đã biết cười và làm một số động tác. Bước tiếp theo, các y, bác sĩ sẽ từng bước điều trị bằng các biện pháp tâm lý hồi phục não của bệnh nhân, tập cho cháu ăn nuốt, cai máy thở...”, bác sĩ Tình cho biết.

Gia đình bệnh nhi rất vui mừng và hy vọng T. sớm hồi phục để trở lại trường học và sớm hòa nhập lại với cuộc sống.


Bệnh nhi đã tỉnh lại sau 2 năm sống thực vật vì viêm não Nhật Bản

Nhiều trường hợp bị viêm não Nhật Bản sau khi đã tiêm phòng

Theo BS Đỗ Thiện Hải, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, có khoảng 17-18 ca và có ngày 25 ca viêm não nhập viện, trong đó, nhiều ca nguy hiểm là viêm não Nhật Bản. Từ đầu tháng 6 vào mùa viêm não Nhật Bản và bắt đầu xuất hiện các bệnh nhi nhập viện.

Từ đầu mùa, bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 20 ca viêm não Nhật Bản. Hầu hết số bệnh nhi không tiêm phòng nhắc lại và một số trường hợp không tiêm phòng.

“Sau khoảng 3-5 năm, khả năng bảo vệ của vaccine xuống thấp, chỉ khoảng 60-70%. Tỷ lệ mắc viêm não Nhật Bản ở độ tuổi từ 5 trở lên. Bởi đáng nhẽ phải tiêm nhắc lại, nhưng bị bỏ qua. Tỷ lệ trẻ nhiễm bệnh rơi vào số 40% không còn được bảo vệ nữa”, BS Hải cho biết.

Viêm não Nhật Bản trong 1-2 ngày đầu thường khó phát hiện. Trẻ có thể bị sốt, đau đầu… Cần phải lưu ý triệu chứng đau đầu tăng dần lên, trẻ bị buồn nôn hoặc nôn khan. Nhiều phụ huynh hay nhầm việc trẻ ăn hay bị ho nên nôn trớ và sử dụng thuốc của đường tiêu hóa để giảm nôn hoặc dùng men tiêu hóa. Trẻ lớn sẽ đau đầu, hoạt động chậm chạp và ngủ nhiều. Đây là những triệu chứng rất sớm của rối loạn chức năng thần kinh trung ương và cần phải đưa trẻ đến viện ngay lập tức.

BS Hải lưu ý: “Nôn khan không liên quan đến ăn uống là biểu hiện của việc trẻ bị tổn thương thần kinh trung ương. Hoặc trẻ ngủ nhiều. Các bậc phụ huynh cần lưu ý, nếu trẻ sốt virus được dùng thuốc hạ sốt là trẻ đã tỉnh và chơi đùa bình thường. Nhưng với trẻ bị viêm não Nhật Bản, khi thần kinh trung ương bị tổn thương thì đến ngày thứ hai trẻ đã ngủ nhiều và ngủ lì bì. Dù không sốt trẻ cũng không hoạt bát, không chơi đùa như bình thường”.

Các rối loạn thần kinh trung ương tăng lên (vào khoảng ngày thứ ba), trẻ sẽ bị co giật, ngủ ly bì, hôn mê… Các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý vì khoảng ngày thứ hai trẻ đã có những dấu hiệu để nhận biết bệnh viêm não. Để trẻ đến lúc hôn mê ly bì thì những di chứng để lại sẽ rất khủng khiếp.

Số ca mắc viêm não Nhật Bản thường ở trẻ từ 5 tuổi trở lên. Lứa tuổi này có hai vấn đề khiến trẻ dễ mắc. Thứ nhất, là đến lúc phải tiêm phòng nhắc lại vì khả năng miễn dịch và bảo vệ đã giảm. Thứ hai, trẻ từ 5 tuổi trở lên, nhất là tại các vùng quê trẻ có thể tự đi chơi và dễ bị muỗi đốt. Virus viêm não Nhật Bản không truyền từ người này sang người khác mà muỗi là tác nhân truyền bệnh. Muỗi mang virus Nhật Bản khi đốt trẻ sẽ gây bệnh.

Nguồn bệnh có thể ở trâu, bò, lợn… Ví dụ, mẫu xét nghiệm lợn ở Hà Nam trong mùa viêm não cho thấy, khoảng 15-20% lợn mang virus viêm não Nhật Bản, nhưng gia súc lại không bị bệnh.

Nguồn: Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990