Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh máu không lên não nên ăn gì và không nên ăn gì?

Cập nhật: 09/12/2019 11:59 | Người đăng: Lường Toán

Những người mắc bệnh máu không lên não sẽ gặp phải hiện tượng máu đang tuần hoàn gặp phải trở ngại, không có đủ lượng oxy cần thiết cung cấp cho não, từ đó khiến cho các chức năng não bị rối loạn. Đối với những người mắc bệnh máu không lên não, chế độ ăn uống có một vai trò rất quan trọng. Vậy chúng ta nên ăn uống như thế nào để cải thiện được tình trạng thiếu máu não và hỗ trợ điều trị. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc của mình ra những thông tin được cung cấp trong bài viết sau đây.

Nếu như trước đây, bệnh thiếu máu não thường gặp ở những người trung niên và cao tuổi, đặc biệt là những người thường xuyên lao động trí óc thì hiện nay có rất nhiều người trẻ tuổi cũng đã mắc phải căn bệnh này. Giới trẻ thường rất dễ bỏ qua triệu chứng của bệnh thiếu máu não và đến khi bệnh đã trở nặng thì mới biết rằng mình đã bị mắc bệnh thiếu máu não. Bệnh thiếu máu não có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm khiến cho các mô não bị tổn thương, liệt não và thậm chí là có thể dẫn đến tử vong.


Những người mắc bệnh máu không lên não sẽ gặp phải hiện tượng máu đang tuần hoàn gặp phải trở ngại, không có đủ lượng oxy cần thiết cung cấp cho não, từ đó khiến cho các chức năng não bị rối loạn

Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não

Các nguyên cứu đã chỉ được ra rằng tình trạng thiếu máu não phổ biến nhất chính là do 3 nguyên nhân sau đây: các bệnh về tim mạch, cột sống bị tổn thương và xơ vữa động mạch não.

Đối với những người trẻ tuổi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu não đến từ những thói quen sinh hoạt không lành mạnh hàng ngày như:

  • Lười vận động: Không vận động nhiều sẽ khiến cho máu bị ứ trệ và quá trình lưu thông máu trong cơ thể cũng sẽ chậm hơn. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não.
  • “Nghiện” điện thoại: cũng giống như ngồi làm việc cùng máy tính quá nhiều, sử dụng điện thoại thường xuyên trong thời gian dài sẽ gây ra tổn hại đối với những đốt sống cổ dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não. 
  • Ăn những đồ ăn có chứa nhiều chất béo: Thức ăn nhanh hoặc thực phẩm có nhiều chất béo, dầu mỡ có thể dẫn đến tình trạng hình thành các mảng xơ vữa thành mạch. Khi xuất hiện tình trạng xơ vữa mạch máu sẽ làm hẹp lòng mạch gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu. 
  • Sử dụng máy tính quá nhiều: Khi ngồi, chỉ nhìn vào màn hình máy tính khiến cơ cổ không được vận động, ảnh hưởng đến việc tuần hoàn não.
  • Gối đầu cao hơn cơ thể khi nằm: Gối đầu cao khi nằm ngủ sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu từ tim lên não. Lúc này cổ bị gập ngay đốt sống, chèn ép lên các dây thần kinh gáy gây ảnh hưởng đến việc tuần hoàn máu lên não lâu dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Những chiếc gối cao hơn 15cm sẽ rất có hại đối với sức khỏe.

Triệu chứng của bệnh máu không lên não

Một khi não của bạn đã gặp phải những vấn đề bất thường thì sẽ rất dễ để nhận biết. Triệu chứng cụ thể của những đối tượng bị thiếu máu lên não như: 

  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: tình trạng này có thể là xảy ra ngay cả khi người bệnh đang ở trong một không gian yên tĩnh và không có gió. Những cơn hoa mắt, choáng váng và mất thăng bằng sẽ có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào.
  • Suy giảm trí nhớ: Đau đầu, hoa mắt chóng mặt thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến cho người bệnh bị suy giảm trí nhớ, quên nhanh mọi việc. Suy giảm trí nhớ có thể là do tình trạng lão hóa ở tế bào não, thoái hóa não, teo não và cũng có thể là do tình trạng thiếu máu nuôi não.
  • Đau đầu: Mới đầu cường độ của những cơn đau đầu sẽ nhẹ hơn nhưng lâu dần có thể đau như búa bổ nhất là khi phải di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy. Khi cơn đau khởi phát thường chỉ ở một vùng nào đó cố định, sau đó dần dần cơn đau sẽ lan ra khắp đầu. 
  • Mất ngủ thường xuyên: Giấc ngủ chập chờn, hay gặp ác mộng, rất khó kiểm soát được tình trạng ngủ và thức giấc, tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc đến sáng mới ngủ được…
  • Tê bì, nhức mỏi chân tay: Khi các bạn có cảm giác bị tê ở đầu ngón tay và đôi khi cảm thấy ở dưới da râm ran giống như kiến bò. Hay bị đau dọc xương sườn, đôi lúc có cảm giác lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi, đau dọc vai gáy và đau dọc các xương sườn. 

Máu không lên não có nguy hiểm hay không?

Tuy não bộ chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng của cơ thể như được cung cấp đến 15% khối lượng máu xuất phát từ tim, tiêu thụ khoảng 20% tổng lượng oxy ở trong máu và sử dụng tới 25% lượng glucose để có thể sản sinh ra đủ năng lượng để cung cấp cho hoạt động của các tế bào thần kinh. Do đó, khi bị thiếu máu não thì các hoạt động thần kinh của não bộ sẽ không được đảm bảo. 

Những dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng thiếu máu não lúc mới bắt đầu có thể rất nhẹ nhàng như phát triển rất nhanh. Đặc biệt là những cơn choáng xảy ra rất bất ngờ và nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, khi phát hiện có một trong những triệu chứng của bệnh máu không lên não thì cần phải nhanh chóng tới trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị bệnh.

Cách điều trị thiếu máu não hiệu quả

Sau khi thăm khám cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất đối với từng trường hợp cụ thể. Hầu hết tất cả các trường hợp đều cần tới sự can thiệp của thuốc. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc khác nhau. Các phương pháp chẩn đoán hẹp động mạch cảnh hiện nay là chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA), siêu âm màu hoặc chụp CT đa lớp cắt (MSCT), chụp mạch số hóa xóa nền DSA… những phương pháp này có thể giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh thiếu máu não.

Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc, chúng ta cũng có thể thực hiện một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Vậy bệnh máu không lên não nên ăn gì và không nên ăn gì?


Việc thực hiện một chế độ ăn uống khoa học có vai trò rất quan trọng đối với việc điều trị bệnh máu không lên não

Bệnh máu không lên não nên ăn gì và không nên ăn gì?

Việc thực hiện một chế độ ăn uống khoa học có vai trò rất quan trọng đối với việc điều trị bệnh máu không lên não. Để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của mình, các bạn hãy tham khảo một số thông tin sau đây:

Nhóm giàu đạm, sắt

  • Lòng đỏ trứng gà: chứa đạm có giá trị sinh học cao, giàu canxi, sắt, photpho cùng nhiều loại vitamin tham gia vào quá trình tạo máu.
  • Hải sản: giàu sắt, kẽm, vitamin B12 và các axit amin giúp cơ thể sản sinh hồng cầu, chống mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường sức đề kháng,... tăng lưu thông máu và cung cấp oxy cho não bộ.
  • Cá hồi: Giàu axit béo không no, các khoáng chất canxi, kali, kẽm, photpho và các vitamin A, B6, B12, D... tốt cho hoạt động của não bộ.
  • Thịt bò: giàu đạm, sắt, vitamin B2, B6 và B12 thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, cung cấp oxy cho các tế bào của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.

Nhóm giàu sắt và vitamin

  • Quả mận: Chứa nhiều chất xơ và các chất magie, chất sắt, một lượng vitamin A, E khá cao giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do gây hại, giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
  • Nho đen khô: Chứa hàm lượng vitamin C và sắt cao giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt, từ đó làm tăng hemoglobin tạo máu.
  • Dâu tây và quả mâm xôi: Giàu folate, kẽm, cacbohydrate, chất xơ và chứa hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao, sẽ giúp cho cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt và tăng cường miễn dịch.
  • Lựu: Gàu sắt, canxi, magie, vitamin C ... có vai trò chống oxy hóa và tăng hấp thu sắt, tham gia tạo máu.
  • Cà rốt: giàu beta-carotene, vitamin C, D, A, B, E, axit folic và kali, sắt, canxi,magie, photpho giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và lưu thông máu hiệu quả.
  • Bí ngô: chứa nhiều vitamin C, carotene, sắt, canxi, protein, kẽm....
  • Rau cần tây: chứa nhiều axit amin, sắt, kẽm và nhiều loại vitamin giúp tăng tuần hoàn máu.
  • Bông cải xanh: có nhiều chất xơ, chất sắt, vitamin A, C và magie.
  • Rau chân vịt (bó xôi): là “đại diện” tiêu biểu của nhóm rau xanh khi giàu chất sắt, vitamin B12 và axit folic.

Bên cạnh những loại thực phẩm có lợi đối với người mắc bệnh máu không lên não nêu trên thì những loại đồ ăn như: đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt và rượu bia lại khiến cho tình trạng của bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Chúng chính là  nguyên nhân khiến cho tỷ lệ mỡ ở trong máu tăng cao và ảnh hưởng tới chất lượng máu, gây ra cản trở đối với quá trình lưu thông máu cũng như tăng lượng cholesterol xấu ở trong cơ thể…

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người thường xuyên uống rượu bia có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn gấp 5 lần so với người bình thường. Do đó, nếu không muốn bệnh thiếu máu não thêm trầm trọng, hãy tuyệt đối tránh xa những thực phẩm này.

Nếu như bạn thực sự yêu bản thân mình và muốn tốt cho sức khỏe, hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học kết hợp cùng với lối sống lành mạnh để duy trì được tình trạng sức khỏe ở trạng thái tốt nhất, chắc chắn thiếu máu não sẽ không có cơ hội ghé thăm. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng sức khỏe của mình ở trạng thái tốt nhất.

Nguồn: cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990