Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh liệt mặt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Cập nhật: 05/02/2020 14:44 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh liệt mặt ngày càng phổ biến hiện nay, bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Hiện nay, liệt mặt có xu hướng phổ biến hơn do tính chủ quan và thiết kiến thức phòng tránh của bệnh nhân. Từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý cũng như vấn đề thẩm mỹ khuôn mặt. Đó chính là lý do bạn nên tổng hợp kiến thức về bệnh liệt mặt trong chuyên mục bài viết hôm nay. Hãy cùng theo dõi nhé.

Tìm hiểu bệnh liệt mặt là gì?

Bệnh liệt mặt còn được gọi là liệt dây thần kinh số VII bao gồm cả liệt VII ngoại vi và liệt VII trung ương. Bệnh có khả năng làm giảm hay mất hoàn toàn vận động cơ mặt do dây thần kinh số VII chi phối. Người bệnh có thể bị liệt hoàn toàn ½ mặt ( liệt V11 ngoại biên) hay liệt ¼ mặt phía dưới ( liệt VII trung ương).

benh-liet-mat
Bệnh liệt mặt dễ nhận biết

>> Theo dõi thêm: Bệnh suy tim và cách điều trị

Kiến thức về dây thần kinh số VII bạn nên biết:

Dây thần kinh số VII là dây thần kinh hỗn hợp gồm 4 nhân là nhân cảm giác, nhân vận động và nhân thực vật. Chúng vừa có chức năng vận động, dinh dưỡng, cảm giác và phản xạ, dây thần kinh số VII vận động các cơ bám da mặt, đồng thời chi phối vị giác 2/3 lưỡi, vận động tiết dịch tuyến lệ, tuyến nước bọt hàm dưới và dưới lưỡi cùng các tuyến niêm mạc mũi.

Đường đi của dây thần kinh số VII

Đường đi của dây thần kinh số VII được chia làm 3 đoạn là đoạn trong xương đá, đoạn trong sọ và đoạn ngoài sọ.

Đoạn trong sọ:

Từ rãnh hành – cầu, dây VII thoát ra khỏi não đi vào xương đá qua lỗ tai trong

Đoạn trong xương đá:

Đoạn này bao gồm 2 phần, đó là phần đi qua ống tai trong, các sợi thần kinh tiền đình ốc tai nằm trong đáy ống, sợi dây thần kinh vận động dây mặt nằm trên cùng trong đó sợi cảm giác và tự chủ nằm giữa là thần kinh trung gian. Khi đó phần đi trong ống thần kinh mặt có 3 đoạn: đoạn nhĩ, đoạn mê đạo và đoạn chũm.

Đoạn ngoài sọ:

Dây VII đi qua lỗ châm chũm, bắt chéo rồi chui vào tuyến mang tai. Sau đó chia làm 2 nhánh thái dương ở mặt và nhánh cổ - mặt, qua đó chi phối vận động cho cơ bám da mặt và cơ bám da cổ. Trong tuyến mang tai, dây thần kinh số VII và các nhánh sẽ nằm nông nhất, sâu hơn là tĩnh mạch dưới hàm và tĩnh mạch cùng động mạch cảnh ngoài.

Nguyên nhân bệnh liệt mặt là gì?

Bệnh liệt mặt do một số nguyên nhân khác nhau. Theo các dược sĩ của các Trường Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, một số nguyên nhân chính gây bệnh như sau:

Bệnh liệt mặt ngoại vi

Trong Y Học hiện đại, nguyên nhân gây bệnh liệt mặt ngoại vi gồm 2 thuyết. Ở giai đoạn đầu, dây VII phù nề, sưng đỏ và bị chèn ép trong ống Fallop. Trường hợp gặp lạnh thì mạch máu co lại, thiếu chất nuôi dưỡng và dây VII đáp ứng lại để gây bệnh.

Cách giải thích này dựa theo thuyết về mạch máu. Còn theo chia sẻ về thuyết virus thì đó là do virus gây bệnh tai, mũi họng như bệnh viêm tai xương chùm, viêm tai giữa, chấn thương vùng tai…từ đó gây tổn thương đến dây VII.

Bệnh liệt mặt trung ương

Sự tổn thương tại một bên bán cầu não như chấn thương sọ não, nhũn não, u não, xuất huyết não, u nền sọ…Có thể do biến chứng u vòm họng hay viêm màng não do lao.

Những dấu hiệu của bệnh liệt mặt

Bệnh liệt mặt có nhiều triệu chứng khác nhau, người bệnh cần phải chú ý đến những dấu hiệu này để phát hiện bệnh sớm và có phương án điều trị kịp thời.

Với bệnh liệt mặt ngoại vi

Mất cân xứng hai bên mặt

Khi mắc bệnh liệt mặt ngoại vi thì Mặt sẽ bị kéo hẳn sang một bên lành. Trán có xuất hiện những nếp nhăn, rãnh mũi má mờ hay mất. Theo nhân trung sẽ lệch sang một bên lành với nét mặt vô cảm

Khi ở trạng thái động thì người bệnh thường thực hiện những động tác như huýt sáo, cau mày, nhe răng, thổi lửa…khiến cho mặt bị mất cân xứng rõ rệt.

Nhắm mắt không kín

Tình trạng này được biết đến là dấu hiệu của Charles Bell, khi đó một bên liệt nhắm không kín làm tăng tiết nước bọt đồng thời giảm phản xạ. Khi đó lưỡi giả lệch về bên liệt do cơ bên lành đẩy sang được gọi là liệt mặt méo miệng.

Bên cạnh đó bệnh nhân còn xuất hiện những triệu chứng như tê bì một bên mặt, ăn uống rơi vãi hay đọng thức ăn. Một số trường hợp có thể do nguyên nhân viêm nhiễm kèm theo triệu chứng đau nhức đầu, sốt và đau tai…

Bệnh liệt mặt trung ương

Không giống như liệt dây thần kinh số VII ngoại vi, bệnh liệt mặt trung ương với tổn thương từ nhân trở lên, người bệnh chỉ bị liệt ¼ dưới mặt mà không xuất hiện triệu chứng Charles Bell và kèm theo dấu hiệu nửa người.

Biến chứng của bệnh liệt mặt

Bệnh liệt mặt gây nguy hiểm đến sức khỏe

Dù là bệnh liệt mặt trung ương và ngoại vi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể khiến cho người bệnh đối diện với nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của bệnh nhân. Cụ thể những biến chứng của bệnh liệt mặt như sau:

Viêm loét giác mạc

Trong bệnh liệt mặt ngoại vi xuất hiện tình trạng nhắm mắt không kín kèm theo tình trạng rối loạn điều tiết tuyến lệ, giảm phản xạ nếu như bạn không biết cách bảo vệ mắt đúng cách. Khi đó mắt sẽ dễ bị gió bụi bẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Tình trạng trên kéo dài có thể gây viêm loét giác mạc. Do vậy mỗi người bệnh trong thời gian điều trị cần phải hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với gió bụi, đeo kính hay vệ sinh mắt liên tục bằng những dung dịch NaCL 0.9% cần điều trị sớm khi xuất hiện những biến chứng về viêm nhiễm.

Ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt

Khuôn mặt là đại diện trong cơ thể mà bất kỳ ai cũng nên chú trọng bảo vệ và chăm sóc da thật nhiều. Bệnh liệt mặt khiến cho mặt bị biến dạng, làm mất khả năng thể hiện cảm xúc khiến cho bệnh nhân cảm thấy tự ti, mặc cảm với nhan sắc của mình. Từ đó làm ảnh hưởng đến công việc cũng như hoạt động xã hội của họ.

Co giật cơ và làm cứng cơ nửa mặt

Tình trạng liệt mặt nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng liệt hoàn toàn, không hồi phục và gây thoái hóa dây thần kinh VII.

Ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh

Tình trạng ăn uống rơi vãi, nói khó …gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh. Đôi khi khiến cho bệnh nhân mất tự nhiên, mất lịch sự khi giao tiếp trong đám đông hay ngoài xã hội.

Phương pháp điều trị bệnh liệt mặt hiện nay

Theo các bác sĩ chuyên khoa, cách chữa bệnh liệt mặt hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:

Liệt Bell

Với những bệnh nhân bị liệt Bell hoàn toàn có thể phục hồi qua điều trị hoặc không. Tuy nhiên trường hợp này có thể dùng một số loại thuốc Steroid như Prednisone và những thuốc kháng virus có thể làm tăng cơ hội hồi phục hoàn toàn. Phương pháp vật lý trị liệu cũng giúp tăng cường cơ bắp đồng thời ngăn ngừa được tình trạng tổn thương vĩnh viễn.

Còn với những người không hồi phục hoàn toàn, người phẫu thuật thẩm mỹ thì có thể áp dụng sửa mí mắt không nhắm kín hay nụ cười bị méo.

Biến chứng nghiêm trọng nhất của liệt mặt đó là làm tổn thương mắt. Liệt Bell thường khiến cho một hay cả hai mí mắt không được đóng kín. Tình trạng mắt không chớp được bình thường, giác mạc bị khô hay hạt bụi dễ xâm nhập có thể làm hỏng mắt.

Với bệnh nhân bị liệt mắt thì có thể dùng nước mắt nhân tạo cả ngày đồng thời thoa một chất bôi trơn mắt vào ban đêm. Người bệnh cũng có thể dùng túi nhựa giữa ẩm để bảo vệ đôi mắt của bản thân.

Đột quỵ

Đột quỵ cũng là nguyên nhân gây liệt mặt mà rất nhiều người gặp phải. Tình trạng đột quỵ gần đây có thể điều trị bằng phương pháp đặc biệt như phá hủy cục máu đông gây đột quỵ. Còn trường hợp bị đột quỵ quá lâu thì các bác sĩ có thể điều trị bằng thuốc để làm giảm nguy cơ tổn thương não. Tình trạng đột quỵ khá nguy hiểm do vậy để nếu lo ngại vấn đề này thì người bệnh cần phải được đưa đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt.

Với dạng liệt mặt khác:

Liệt mặt do một số nguyên nhân khác có thể được điều trị tư phẫu thuật hay sửa chữa và thay thế dây thần kinh hay cơ bị tổn thương và để loại bỏ những khối u. Một số người có thể có những cử động cơ không được kiểm soát ngoài tình trạng liệt. Tiêm Botox  giúp đóng băng các cơ bắp cũng như phương pháp vật lý trị liệu có thể có tác dụng.

Trên đây là những thông tin về bệnh liệt mặt và cách điều trị. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn đọc sức khỏe.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990