Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh lao xương là gì? Bệnh có lây không? Có nguy hiểm không?

Cập nhật: 26/08/2019 10:57 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh lao xương là gì? Bệnh này có lây không, có nguy hiểm không? Câu hỏi này nhận được khá nhiều sự quan tâm. Hãy cùng thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM giải đáp trong bài viết sau đây nhé.

Bệnh lao xương là gì?

Bệnh lao xương dường như rất ít người biết đến. Họ thường chung câu hỏi là” Bệnh lao xương là gì?”. Bệnh lao xương là một bệnh lý nhiễm khuẩn tại cấu trúc của xương trong cơ thể, do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh lao xương cũng là một trong những loại lao màng phổi khá thường gặp. Đây là bệnh lý xếp thứ 3 sau lao màng phổi và bạch huyết.

Bệnh lao xương là gì? Dấu hiệu bệnh như thế nào?

Tham khảo thêm:

Bệnh lao xương thường do thứ phát của lao phổi trước đó. Vi khuẩn lao khi gây bệnh tại phổi có thể đi theo đường máu hoặc đường bạch huyết để di chuyển đến khu trú tại một vị trí nào đó tại xương. Đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh lao xương.

Bệnh lao xương có thể gây ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường gặp nhất là độ tuổi từ 20 - 40. Vị trí thường gặp nhất là cột sống, hông và đầu gối. Vị trí tại cột sống dễ bị vi khuẩn tấn công nhất là thân đốt sống và đĩa đệm thắt lưng. Bên cạnh đó, lao xương còn có thể xuất hiện ở đốt sống cổ, xương cùng. Vị trí hiếm gặp nhất là xương sườn, xương ức, xương bàn tay, xương chậu…

Một vài nghiên cứu cho thấy bệnh lao xương có mối liên hệ chặt chẽ với HIV / AIDS. Với những người bị mắc HIV /AIDS thì hệ miễn dịch trong cơ thể suy giảm mà là cơ hội để vi khuẩn lao tấn công vào cơ thể. Tại những nước đang phát triển, tỉ lệ những bệnh nhân bị HIV / AIDS có nguy cơ gia tăng.

Những dấu hiệu bệnh lao xương thường gặp ở người bệnh như:

Đau xương tại chỗ: đây là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất ở bệnh lao xương. Tùy thuộc vào những tổn thương do lao xương mà những bệnh nhân xuất hiện biểu hiện đau tại vị trí đó. Chẳng hạn với bệnh nhân bị lao cột sống sẽ có những dấu hiệu đau lưng nghiêm trọng phía sau cột sống, người bệnh bị đau liên tục nhất là về đêm.

Vị trí bị lao xương sẽ bị sưng và cứng hơn: Tại vị trí bị nhiễm khuẩn lao xương thì thường xuất hiện biểu hiện sưng to nhưng không đỏ, không nóng như các bệnh lý viêm xương thông thường.

Áp xe lạnh: Dấu hiệu này do khuẩn lao gây nên. Ổ áp xe lạnh thường chứa mủ và tổ chức hoại tử như bã đậu. Ngoài ra bên trong ổ áp xe còn có thể chứa mảnh xương chết. Khi đi khám lâm sàng người bệnh sẽ có những dấu hiệu bùng nhùng tại ổ cạnh khớp. 

Bệnh lao xương có lây không?

Rất nhiều người quan tâm đến câu hỏi “ Bệnh lao xương có lây không?” Đây được xem là vấn đề bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và gia đình. Cụ thể, lao xương xuất phát từ bệnh lao phổi, do vậy Bệnh lao xương hoàn toàn có khả năng lây lan nếu không bảo vệ cẩn thận. Vậy cơ chế lây nhiễm bệnh lao xương là gì?

  • Lây từ mẹ sang con 
  • Lây qua vết thương hở: chẳng hạn như vết cắt, vết trầy xước...hay qua lớp niêm mạc ở họng và mắt.
  • Khi người bệnh bị ho hoặc hắt hơi, đơn giản hơn là khi nói chuyện, vi khuẩn lao sẽ được phát tán qua không khí để đi vào cơ thể người khác. Được biết đây là con đường lây nhiễm lao xương phổ biến nhất. 

Khi bị nhiễm khuẩn lao, vi khuẩn sẽ bắt đầu sinh trưởng và phát triển theo 2 giai đoạn sau đây:

Người bệnh nên đi khám và kiểm tra sớm để phát hiện bệnh lao xương

- Giai đoạn lây nhiễm: Cơ thể sẽ phải chiến đấu với những tác nhân lạ đó là vi khuẩn lao. Nếu như bạn có sức đề kháng tốt thì khiến cho vi khuẩn lao không thể tiếp tục hoạt động. Chúng sẽ ẩn đi và trở thành lao nội sinh. Và ngược lại, vi khuẩn lao sẽ tấn công vào cơ thể gây nên triệu chứng lao sơ nhiễm điển hình.

- Giai đoạn lao bệnh: Khi vi khuẩn phát triển ở giai đoạn này, số lượng vi khuẩn đủ mạnh và gây độc lực có hại cho cơ thể. Từ đó bệnh lao xương dần hình thành. Dấu hiệu đầu tiên là cơ thể suy yếu. Nếu không được điều trị đúng cách kịp thời, bệnh có thể gây tử vong cao.

Bệnh lao xương nguy hiểm như thế nào?

Như ở trên đã nói , bệnh lao xương có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể bệnh lao xương gây nguy hiểm như thế nào?

  • Bệnh lao xương gây biến chứng thần kinh
  • Người bệnh có thể bị liệt 2 chi dưới thậm chí là 4 chi
  • Bệnh lao xương có thể gây biến dạng xương: Những biểu hiện đó là xẹp đốt sống, gù nhọn hoặc có thể gây chèn ép tủy sống và rễ thần kinh
  • Cắt cụt chi: Vi khuẩn lao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến những tổn thương không thể phục hồi được. Từ đó nguy cơ bị cắt cụt chi rất dễ xảy ra.
  • Gây hạn chế vận động: Người bệnh nhiễm vi khuẩn lao xương thường gặp khó khăn trong vận động cụ thể là cúi, hay ngửa người.
  • Lao xương gây teo cơ vận động khớp: Đây cũng là một trong những biến chứng không hiếm gặp của bệnh lao xương
  • Liệt cơ tròn: Sự chèn ép tủy sống hay áp xe lạnh do lao xương còn để lại hậu quả liệt cơ tròn.
  • Nguy cơ tử vong cao: lao xương nếu không được điều trị kịp thời thì các vi khuẩn gây bệnh sẽ lan rộng và phát triển đến các cơ quan khác như màng não, phổi...gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Dựa vào những dấu hiệu phát bệnh lao xương vừa kể trên, người bệnh nên được đi khám để điều trị kịp thời tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Trên đây là bài viết về bệnh lao xương đồng thời giải đáp những thắc mắc mà người bệnh hay gặp phải. Nếu bạn có những băn khoăn nào thì để lại câu hỏi bên dưới comment để được giải đáp. Những thông tin về sức khỏe sẽ tiếp tục được cập nhật trong các chuyên mục tiếp theo. Các bạn nhớ theo dõi nhé. 

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990