Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh lao phổi có chữa khỏi không? Nên ăn gì và kiêng gì?

Cập nhật: 05/03/2020 13:40 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh lao phổi là bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis. Tuy vi khuẩn này có thể gây ảnh hưởng đến tất cả những cơ quan trong cơ thể nhưng phổi và hô hấp thường là hai cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin về bệnh lao và cách chữa trị dưới đây nhé.

Bệnh lao phổi là gì?

Bệnh lao phổi do một loại vi khuẩn tấn công vào phổi và hủy hoại cơ thể. Vi khuẩn này có tên là Mycobacterium Tuberculosis có thể lây qua đường không khí. Loại vi khuẩn này có cấu tạo khá đặc biệt, có thể kháng một số loại kháng sinh thông thường. Ngay cả trong thời đại hiện nay có nhiều loại kháng sinh đa dạng thì việc điều trị lao phổi bằng kháng sinh cũng không đa dạng. Nhiều bệnh nhân bị kháng thuốc khiến cho việc điều trị bệnh trở lên khó khăn hơn.

Bệnh lao phổi có tốc độ lây lan nhanh chóng

>>Tham khảo thêm: Vitamin K1 có vai trò với sức khỏe như thế nào?

Một số người bệnh nhiễm bệnh lao ở giai đoạn ủ bệnh, hay còn gọi là giai đoạn tiềm tàng. Sau một khoảng thời gian tùy vào cơ địa mỗi người thì vi khuẩn có thể tồn tại từ vài tuần cho đến vài năm, chúng bắt đầu hoạt động và gây bệnh, từ đó thì bệnh lao xuất hiện.

Bên cạnh đó nếu người bệnh có hệ miễn dịch yếu thì như người bị ung thư, hóa trị liệu, bệnh nhân bị nhiễm HIV thì bệnh lao càng tiến triển nhanh chóng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến phổi nhưng có thể lan đến xương, hạch bạch huyết, tim, hệ thần kinh và những cơ quan khác.

Đối tượng dễ mắc bệnh lao nhất:

Với bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn. Sau giai đoạn toàn phát thì bệnh sẽ dễ lây lan, dưới đây là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh lao cao nhất bao gồm:

  • Người đã tiếp xúc với bệnh nhân lao
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch, HIV
  • Người chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân lao như người nhà, y tá hay bác sĩ
  • Những người đang sống và làm việc có bệnh nhân lao như trạm xá, trại tị nạn
  • Những người sống ở nơi có điều kiện y tế thấp
  • Người sử dụng ma túy, lạm dụng bia rượu

Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược TP Hồ Chí Minh, bệnh lao phổi có khả năng lây lan lớn trong cộng đồng, những bệnh nhân mắc bệnh lao tiềm ẩn thường không truyền nhiễm và không có triệu chứng do hệ miễn dịch của họ đang bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Tình trạng này diễn ra không lâu và bệnh lao phổi có thể phát triển thành lao hoạt động với những dấu hiệu tái phát lây ra môi trường xung quanh cho người khác.

Bệnh lao phổi có tính chất truyền nhiễm, có tính chất lây lan trong cộng đồng thành diện rộng, khó kiểm soát ngay cả khi phòng ngừa bệnh tốt. Với những người khỏe mạnh thì có thể lây lan bệnh lao phổi từ người bệnh nếu có tiếp xúc một hoặc nhiều lần. Những vi khuẩn này sẽ xâm nhập qua đường hô hấp, phát triển và lây bệnh, làm tổn thương hệ hô hấp và phổi nếu bệnh kéo dài và không được điều trị đúng cách. Hiện nay cách tốt nhất phòng bệnh đó là tiêm vacxin chống lao ngay từ những tháng đầu tiên chào đời.

Bệnh lao phổi có chữa khỏi không?

Bất kỳ ai khi phát hiện ra mình mắc bệnh lao thì cần phải đến cơ sở y tế chẩn đoán và điều trị. Tốt nhất hãy đến chuyên khoa hô hấp tại các bệnh viện để có hướng điều trị bệnh hiệu quả nhất. Hiện nay việc điều trị bệnh lao phải được phối hợp thuốc đúng liều, đều đặn đủ thời gian thì sẽ mang lại hiệu quả tốt

Để xác định được đúng mình có mắc bệnh lao phổi hay không thì bệnh nhân cần phải được thực hiện xét nghiệm đờm 3 lần vào các thời điểm trong này. Trong đó thì thời điểm sau tháng thứ 2 và thứ 3 tại giai đoạn điều trị tấn công, tiếp theo là sau tháng thứ 5 và thứ 8 ở giai đoạn điều trị bệnh duy trì.

Theo đó thì việc điều trị và chữa bệnh lao phổ là một quá trình dài, cần phải duy trì cả liệu trình điều trị. Sau thời gian điều trị bệnh khoảng vài tuần thì người bệnh sẽ có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn đồng thời làm giảm những triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên thì bất kỳ người bệnh nào cũng phải tiếp tục duy trì đủ 8 tháng điều trị. Trường hợp bỏ điều trị trong vòng 8 tháng thì bệnh nhân sẽ không thể khỏi, theo đó thì tình trạng lao phổi cũng ngày càng trở lên nguy hiểm hơn bởi vi khuẩn lao lúc này đã kháng thuốc và phát triển mạnh mẽ hơn. Sau này nếu như muốn tiếp tục điều trị  cũng rất khó khăn và khả năng thành công sẽ không còn cao nữa.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh lao phổi bằng thuốc duy trì trong vòng 6 tháng hoặc kéo dài hơn để mang lại kết quả tốt nhất. Ngoài việc điều trị bệnh lao phổi bằng thuốc thì bác sĩ có thể phẫu thuật.

Bệnh lao phổi cần phải khám chữa bệnh sớm

Phương pháp phẫu thuật lao phổi với mục đích cắt bỏ hết ổ lao trong phổi, gây ra tình trạng ép phổi nhằm tạo điều kiện cho các hang lao xẹp lại đồng thời giúp liền sẹo tổn thương do vi khuẩn gây nên tại phổi. Một số thủ thuật dẫn lưu như dẫn lưu màng phổi, mở hang lao, dẫn lưu hang lao và phục hồi chức năng phổi.

Phẫu thuật điều trị lao phổi hiện nay được đánh giá mà phẫu thuật lớn có thể gây ra biến chứng và tử vong nếu không được chuẩn bị tốt. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật lao phổi, thì cần phải qua quá trình điều trị thuốc không mang lại hiệu quả.

Sau khi điều trị lao phổi thì bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng như rối loạn tim mạch, suy hô hấp, chảy máu, sốc thứ phát…Nguy hiểm nhất là tình trạng chảy máu do nhiễm trùng và tan sợi tơ huyết.

Chế độ ăn uống của bệnh nhân bị lao phổi?

Dinh dưỡng là điều rất quan trọng với những bệnh nhân bị lao phổi. Theo đó thì một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp cho việc điều trị bệnh rút ngắn hơn nhưng cũng có những thực phẩm càng làm tăng những triệu chứng của bệnh. Hãy cùng chúng tôi tham khảo dinh dưỡng cho bệnh lao phổi dưới đây:

Bệnh lao phổi ăn nên ăn gì?

Những người mắc bệnh lao phổi thì nên bổ sung những loại khoáng chất sau đây:

Kẽm: bệnh lao phổi gây cho hệ miễn dịch của người bệnh suy yếu dần đồng thời gây nên tình trạng thiếu hụt kẽm với triệu chứng chán ăn và suy giảm hệ miễn dịch. Theo đó mỗi người bệnh cần phải chọn những thực phẩm giàu kẽm như đậu hà lan, hải sản, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc…

Sắt: Thiếu hụt sắp thường gặp với bệnh nhân lao, khiến cho họ bị giảm sức đề kháng, và dễ mắc phải những bệnh về nhiễm khuẩn, tim mạch. Bởi vậy họ cần phải tăng cường và bổ sung những thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, nấm hương, gan và thịt bò…

Hệ thống Vitamin A, C, E K…rất tốt cho bệnh nhân lao giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng tránh được quá trình oxy hóa, nhiễm khuẩn nặng. Theo đó thì thịt bò, lớn, đậu đỗ, cá biển, chuối, khoai tây …đều là thực phẩm chứa nhiều loại vitamin này và bệnh nhân nên ưu tiên bổ sung nếu có thắc mắc bệnh lao phổi nên ăn gì.

Bệnh lao phổi kiêng ăn gì?

Triệu chứng bệnh lao phổi đầu tiên là ho, đờm, tức ngực và khó thở…Do vậy mà người bệnh nên chú ý không nên dùng những thực phẩm sau bởi chúng có tính chất làm tăng triệu chứng của bệnh lao phổi nặng hơn:

Đồ ăn cay nóng, chất kích thích như gừng, ớt, bột hạt cải bởi những loại này khiến cho tình trạng ho nặng và kéo dài hơn dẫn đến khạc đờm ra máu

Không nên dùng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá, cafein…bởi bệnh nhân bị lao phổi dễ bị sốt kéo dài làm tổn thương thần kinh. Không chỉ vậy còn làm tăng tác dụng phụ và giảm hiệu quả của thuốc.

Thông tin về bệnh lao phổi vừa được chúng tôi tổng hợp trên đây hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc về cách điều trị bệnh. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé! Chúc bạn đọc sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990