Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh hở van tim 3 lá có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Cập nhật: 03/05/2022 10:35 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh hở van tim 3 lá có nguy hiểm không? Cách chữa như thế nào? Là những thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân khi gặp các triệu chứng của bệnh. Để trả lời câu hỏi trên, các thầy cô trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM đã có bài viết chia sẻ, mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Bệnh hở van tim 3 lá là gì?

Van 3 lá nằm ở vị trí giữa buồng tâm thất và tâm nhĩ phải, nhằm giúp lưu thông máu theo một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tình trạng hở van tim 3 lá là khi van đóng,  tim co bóp tống máu từ nhĩ xuống thất thì sẽ bị không khí làm cho máu phụt ngược trở lại tâm nhĩ.

Bệnh nhân bị hở van tim

Bệnh hở van tim 3 lá có 4 mức độ:

  • Bệnh hở van tim 3 lá ¼: hay còn gọi là hở van tim sinh lý, hở van tim cơ học, không cần điều trị.
  • Bệnh hở van tim 3 lá 2/4 và hở 1,5/4: Mức độ hở van tim trung bình.Ở mức độ này, bạn cần đi tái khám theo định kỳ. Trường hợp xảy ra các triệu chứng như thiếu máu, nhồi máu cơ tim, thấp tim …thì mới cần phải điều trị.
  • Bệnh hở van tim 3 lá ¾ và hở 3.5/4 : Đây được coi là mức độ hở van tim nặng, xuất hiện các triệu chứng rất nặng như: cơ thể mệt mỏi, khó thở khi làm việc, nhất là khi leo cầu thang, thậm chí là làm việc nhà. Nếu không điều trị bệnh sẽ nặng hơn.
  • Bệnh hở van tim 3 lá 4/4: Đây là mức độ hở van tim nặng nhất. Khi việc sử dụng thuốc không còn tác dụng thì cần được chỉ định phẫu thuật thay van tim nhân tạo hoặc sửa chữa van tim.

Ở giai đoạn 1 và 2, bệnh hở van tim 3 lá cần được theo dõi bởi bác sĩ. Nếu người bệnh xuất hiện một số dấu hiệu: ho khan, khó thở, nhịp tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống lồng ngực, chóng mặt, ngất xỉu…thì cần phải đi khám ngay.

Nguyên nhân gây bệnh hở van tim 3 lá là gì?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì, hở van tim 3 lá do nhiều nguyên nhân dưới đây:

  • Nhiễm trùng do bệnh sốt thấp hoặc viêm nội mạc tim

Bệnh sốt thấp thường gặp ở những trẻ em bị nhiễm họng và chuỗi cầu trùng tan huyết nhưng không được điều trị gây viêm, cứng, dày hoặc thu ngắn các lá của van tim, nhất là van động mạch chủ.

Viêm tâm mạc không điều trị khiến vi khuẩn xâm nhập vào máu, tấn công vào van tim gây tổn thương.

  • Do Colesterol cao, huyết áp cao, ít vận động, hoặc do di truyền:

Những đối tượng thường gặp trong trường hợp này là bệnh nhân trên 65 tuổi.

  • Do bẩm sinh

Bệnh nhân chỉ có 2 lá van động mạch chủ ( thông thường là 3 lá) hoặc có 3 lá nhưng 2 lá bị dính vào nhau.

Vậy bệnh hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?

Bệnh hở van tim 3 lá nguy hiểm không là tùy vào tình trạng bệnh và mức độ kiên trì của người bệnh trong việc điều trị.

Ngay cả với một người bình thường khỏe mạnh cũng vẫn có nguy cơ mắc hở van tim. Đối với bệnh hở van tim 3 lá ¼ không cần quá lo lắng khi là bệnh hở van tim cơ học, do mang thai làm tăng áp lực lên van tim gây hở van, hoặc do tuổi cao khiến van tim bị thoái hóa. Nếu không có những biểu hiện nào của bệnh thì không cần điều trị.

Bệnh hở van tim có nguy hiểm không

Những biến chứng đáng lo ngại khi bị hở van tim 3 lá

  • Rung tâm nhĩ:

Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm của hở van tim 3 lá khiến van tim bị thoái hóa, suy van. Ở mức độ này, rung tâm nhĩ khiến tim đập nhanh hơn ( 160 nhịp / phút), gây nguy cơ đột quỵ do cục máu đông

  • Suy tim:

Với tình trạng bệnh nặng, áp lực trong tâm thất cao, tâm nhĩ sau một thời gian dài chứa nhiều máu sẽ bị giãn rộng. Tim trong một thời gian dài làm việc nhiều hơn để bù đắp lượng máu thiếu sẽ bị suy tim.

Bên cạnh những biến chứng nguy hiểm trên thì hở van tim 3 lá còn gây một số biểu hiện chán ăn, mất cảm giác ngon, sút cân, và xơ gan. Ngoài ra hở van tim 3 lá còn dẫn đến nhiễm trùng tim và viêm nội tâm mạc.

Với những biến chứng nguy hiểm đó thì bệnh hở van tim 3 lá cần phải được điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh hở van tim 3 lá

Thay đổi lối sống lành mạnh

Điều chỉnh nhịp sống lành mạnh chính là phương pháp giúp bạn đẩy lùi mọi bệnh tật. Đối với bệnh nhân bị hở van tim 3 lá, cần thực hiện thói quen sống dưới đây:

  • Vận động thể chất:

Hoạt động nhẹ nhàng bằng cách tập thể dụng đi bộ 30 - 45 phút mỗi ngày, nên tập theo cường độ tăng dần để cải thiện sức khỏe. Không nên tập quá sức

  • Chăm sóc răng miệng

Đánh răng 2 lần mỗi ngày, cần đi thăm khám nha khoa 2 lần / năm để giảm thiểu những nguyên nhân gây bệnh.

Nếu có ý định nhổ răng cần báo trước cho bác sĩ biết về tình trạng bệnh hở van tim 3 lá của bạn.

Tập thể dục nhẹ nhàng rất tốt cho bệnh hở van tim

  • Giữ tâm lý thoải mái:

Gạt bỏ những áp lực trong cuộc sống, công việc, cần nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái trong thời gian điều trị bệnh. Hãy chia sẻ những lo lắng, muộn phiền cho mọi người để tâm lý được nhẹ nhàng nhất.

  • Chế độ ăn uống hợp lý:

Không nên: Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo từ động vật( nhất là gan, nội tạng, da, lòng trắng trứng…)

Không uống rượu, bia, chất kích thích như thuốc lá, café

Nên ăn: thịt nạc màu trắng ( thịt gà, cá) tránh những thịt màu đỏ ( bò, bê..)

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, trái cây tươi, nhóm thức ăn có nhiều vitamin, khoáng chất

Điều trị hở van tim 3 lá bằng thuốc:

Đơn thuốc điều trị bệnh hở van tim 3 lá bao gồm loại thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu kết hợp với một số loại thuốc điều trị các triệu chứng bệnh suy tim. Tuy không thể giúp van tim bị hở có thể được đóng lại nhưng nếu sử dụng đều và theo chỉ định của các bác sĩ sẽ cải thiện được các tình trạng bệnh như: mệt mỏi, khó thở, ho nhiều, đau tức ngực…ngăn ngừa suy cơ suy tim.

Cách điều trị hợp van tim 3 lá bằng phẫu thuật

Khi tình trạng bệnh hở van tim nặng không điều trị bằng thuốc được thì người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phẫu thuật theo một trong hai cách: dùng van tim nhân tạo hoặc sửa chữa van tim tùy thuộc vào mức độ của bệnh.

Trên đây là một số thông tin về bệnh hở van tim 3 lá của các thầy cô trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM, hi vọng người bệnh đã có những thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Theo dõi nhiều hơn trên trang để cập nhật những bài viết về sức khỏe hữu ích nhé!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990