Gai xương là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay và thường gặp ở người già, bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm về sau. Vậy, đâu là những nguyên nhân gây bệnh gai xương?
1. Bệnh gai xương là gì?
Bệnh gai xương được biết đến là những phần cứng xuất phát từ xương. Hầu hết những gai xương không gây những triệu chứng và làm chúng ta phải để ý trong một thời gian, khi gặp phải những vấn đề về xương khi đó bệnh ký mới được phải hiện. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ gây cảm giác đau, tuy nhiên một số trường hợp khác lại không gây đau nên khó có thể phát hiện được bệnh lý. Tùy vào từng trường mức độ bệnh lý và những nguyên nhân gây bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu những dấu hiệu và triệu chứng gây bệnh gai xương
Triệu chứng cơ bản đầu tiên của bệnh gai xương sẽ gây đau. Tiếp đến sẽ gây tê, nhạy đau hơn ở vùng bị ảnh hưởng. Nếu những trường bị gai xương ở gót chân các bạn sẽ cảm giác đau ở chân và đi lại khó khăn hơn. Gai cột sống cũng sẽ mang lại cảm giác đau, tê, yếu và ảnh hưởng đến tư thế.
Khi phát hiện cơ thể mình gặp phải những triệu chứng trên hãy nhanh chóng đến bệnh viện/Trung tâm Y tế gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ tư vấn và thăm khám cụ thể. Khi đó, nếu có những thắc mắc liên quan đến bệnh lý mọi người hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, đồng thời được tư vấn về phương pháp điều trị hiệu quả.
Tùy vào cơ địa của mỗi người sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh khác nhau. Vì vậy, tốt nhất khi có những triệu chứng bất thường mọi người nên đến bệnh viện/Trung tâm Y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám cụ thể để đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp.
2. Tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh gai xương
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết nguyên nhân gây bệnh gai xương chủ yếu do bị viêm và thông thường từ viêm gân/viêm khớp xương gây nên. Đối với những trường hợp này có thể điều trị bằng cách huy động canxi trực tiếp và những vùng bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng hình thành gai xương. Bên cạnh đó, tình trạng viêm ở một số vị trí khác cũng dẫn đến tình trạng gai xương như: gai gót chân gây nên do viêm dây chằng Achilles, gai cột sống do viêm dây chằng cột sống,...
2.1. Ai là người dễ mắc phải bệnh gai xương
Bệnh gai xương được biết đến là tình trạng và có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào. Vì vậy, các bạn có thể kiểm soát được tình trạng bệnh lý bằng những yếu tố gây bệnh. Mọi người nên tham khảo đầy đủ ý kiến của các bác sĩ để biết thêm thông tin về bệnh lý cũng như phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất.

Theo thống kê chung cho thấy những bệnh về xương khớp nguy cơ mắc bệnh cao nhất là ở người lớn >60 tuổi. Tuy nhiên, không có nghĩa bệnh gai xương không mắc phải ở những người trẻ tuổi.
Tình trạng chấn thương, đĩa đệm, thoái hóa khớp hay ngồi sai tư thế là những nguyên nhân dễ gây bệnh gai xương. Bên cạnh đó, một số yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng không phù hợp cũng là những nguyên nhân có khả năng gây bệnh. Những người mắc bệnh viêm khớp, người bị viêm xương khớp, hay những người bị cột sống sẽ rất dễ mắc bệnh lý này.
2.2. Thông tin về phương pháp điều trị bệnh gai xương
Để tiến hành chẩn đoán bệnh các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để có thể xác định được vùng đau. Bên cạnh đó, những xét nghiệm khác cần thiết khác kèm theo cụ thể như: CT scan, X - quang, siêu âm, MRI,... nhằm giúp định được kế hoạch điều trị sao cho phù hợp nhất.
Những phương pháp điều trị bệnh gai xương chủ yếu hiện nay đó là các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc/tiêm tại chỗ nhằm làm giảm viêm. Tuy nhiên, những phương pháp này còn phải phụ thuộc vào từng đối tượng cũng như vùng bị gai xương. Trong những trường hợp nặng khác như gai xương gây những vấn đề thần kinh khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bỏ các gai.
Bên cạnh đó, những phương pháp điều trị thông dụng khác được các bác sĩ khuyên cho các bệnh nhân như: luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày nhằm có thể tăng cường được cường độ vững chắc của xương cũng như về khả năng chịu đựng của cơ. Cần phải chú ý đến chế độ ăn uống đối với những người mắc bệnh gai xương, cần phải cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho xương.
3. Những giải pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gai xương
Các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược TP HCM đã chia sẻ cho mọi người về những phương pháp kiểm soát được tình trạng bệnh gai xương như sau:
* Về lối sống hàng ngày: luôn năng động, áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để giảm thiểu được tình trạng viêm và hỗ trợ sụn khớp, duy trì cân nặng phù hợp, có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Nên áp dụng những phương pháp bằng cách tự nhiên,...
* Bên cạnh đó, mọi người có thể áp dụng những liệu pháp tại nhà phù hợp như: sử dụng nghệ, giấm, gừng, hạt lanh, hoa cúc,...
Trong quá trình điều trị bệnh nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan các bạn hãy tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ về phương pháp điều trị. Tái khám định kỳ để được kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như diễn biến của bệnh gai xương.