Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh Ebstein là gì? Những điều cần biết về bệnh Ebstein 

Cập nhật: 16/10/2019 14:48 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh Ebstein là một căn bệnh bẩm sinh về tìm rất hiếm gặp nên nhiều  người thường không nắm được những thông tin cơ bản về căn bệnh này như nguyên nhân, triệu chứng, căn bệnh này có thể gây ra ảnh hưởng gì. Những thông tin trong bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin giúp các bạn sẽ có thêm hiểu biết về căn bệnh này.


Bệnh Ebstein là một căn bệnh bẩm sinh về tìm rất hiếm gặp nên nhiều  người thường không nắm được những thông tin cơ bản về căn bệnh này

Bệnh Ebstein là gì?

Van tim chính là một tổ hợp những lá mỏng, có tính chất mềm dẻo được cấu tạo bởi những tổ chức liên kết bao quanh bởi nội tâm mạc. Vai tim giữ một vai trò quyết định tới hướng chảy tuần hoàn của máu theo một chiều nhất định. 

Van ba lá có tác dụng ngăn thông giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải giúp cho máu đi theo một chiều cố định nhĩ phải xuống thất phải. Dòng máu sẽ lưu thông từ thất phải sau đó đu qua van động mạch phổi tới phổi để có thể trao đổi oxy sau đó thực hiện các chức năng của cơ thể.

Bệnh Ebstein là một bệnh tim bẩm sinh và rất hiếm gặp. Bệnh Ebstein xảy ra khi có sự bất thường ở trong cấu trúc của tom mà trong đó các la van ba lá không thể khép khít lại với nhau. Chính sự bất thường này sẽ làm cho máu thay vị chảy vào động mạch chủ để đến phổi lại chảy ngược lại tâm nhĩ khiến cho lượng oxy ở trong máu thấp và tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để có thể bơm đủ lượng máu cần thiết lên phổi cũng như đưa oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Nguyên nhân bệnh Tim bẩm sinh Ebstein

Hiện nay, chúng ta vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh Ebstein là gì. Trong một số cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng có một số bệnh nhân mắc bệnh Ebstein có đột biến gen MYH7 mã hóa cho protein β – myosin.

Bên cạnh đó cũng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải những dị tật bẩm sinh ở thai nhi như: người mẹ mắc khi mang thai bị mắc một số căn bệnh cúm, tiểu đường hoặc có thể là sử dụng một số loại thuốc trong quá trình mang thai. Tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh cũng sẽ cao hơn nếu như trong gia đình đã từng có bố hoặc mẹ mắc phải những hội chứng bất thường về tim mạch.

Triệu chứng bệnh Tim bẩm sinh Ebstein

Khi bị mắc bệnh tim Ebstein bẩm sinh, trẻ thường có những triệu chứng điển hình sau đây:

  • Khi cơ thể bị thiếu oxy trong máu, trẻ sẽ xuất hiện những dấu hiệu như: thở gắng sức, khó thở, hô hấp khó khăn, da lạnh và tím tái, tim đập nhanh. Khi trẻ bú và khóc thì những triệu chứng này sẽ tăng lên.
  • Khi lượng oxy ở trong máu không đủ để đáp ứng cho các hoạt động của cơ thể sẽ khiến cho trẻ thở gắng sức, tim đập nhanh hơn bình thường khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, chậm lớn, chậm phát triển, cơ thể kém phát triển.

Khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng trên cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và có phương pháp điều trị thích hợp nhất. 

Khi thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng trên cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa

Cách phòng ngừa bệnh Tim bẩm sinh Ebstein

Sau khi trẻ đã được điều trị, trẻ cần phải được theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và đưa trẻ đi khám theo định kỳ để có được kết quả điều trị tốt nhất.

Trong khi mang thai, các mẹ sẽ cần phải tránh xa những môi trường độc hại có ảnh hưởng không tốt đối với thai nhi, tránh xa một số tác nhân có thể gây bệnh như: các nguồn bệnh cúm, khói thuốc lá, quai bị, rubella ... Hãy thường xuyên đi khám sức khỏe theo định kỳ để phát hiện và điều trị tất cả những tác nhân ảnh hưởng đến thai nhi.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Tim bẩm sinh Ebstein

Trong giai đoạn bào thai

Thông qua siêu âm bào thai có thể phát hiện được những hình ảnh bất thường về tim của trẻ từ đó có thể phát hiện được bệnh Ebstein. Khi phát hiện được những dấu hiệu bất thường về tim mạch của bài thai, các bác sĩ sẽ cần phải thực hiện kiểm tra một cách kỹ lưỡng những dấu hiệu bất thường bẩm sinh khác để loại trừ.

Đối với trẻ em sau khi sinh

Bệnh Ebstein sẽ được chẩn đoán thông qua việc thăm khám lâm sàng kết hợp cùng với những phương pháp xét nghiệm giúp cho việc chẩn đoán nhanh chóng và chính xác hơn. 

Khám lâm sàng sẽ dựa trên những diễn biến lâm sàng mà trẻ thể biểu hiện như: khó thở, da xanh, lạnh, tím tái, tim đập nhanh để đưa ra được định hướng chẩn đoán cho trẻ.

Thăm dò các chức năng hoạt động của tim và phổi như nghe tim phổi của trẻ phát hiện những bất thường về tiếng tim, siêu âm tim, làm điện tim để từ đó phát hiện những bất thường về van tim và các van ở động mạch.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh Ebstein bằng hình ảnh như: Chụp Xquang lồng ngực, siêu âm cũng có thể giúp tìm và phát hiện các bất thường về tim để điều trị.

Các biện pháp điều trị bệnh Tim bẩm sinh Ebstein

Trong giai đoạn bào thai

Việc can thiệp và điều trị bệnh tim bẩm sinh Ebstein đối với thai nhi là hoàn toàn không thể. Chính vì thế, trong quá trình mang thai, người mẹ sẽ cần phải thường xuyên kiểm tra định kỳ để theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi giúp phát hiện ra những vấn đề bất thường khi mang thai.

Khi trẻ được sinh ra

Khi trẻ đã được sinh ra, các bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành thăm khám và đánh giá một cách chính xác nhất tình trạng của trẻ nhỏ. Trong trường hợp trẻ bị mắc bệnh Ebstein nhưng mức độ của bệnh không  có nguyên trọng và nguy hiểm tới tính mạng thì có thể các bác sĩ sẽ chưa chỉ định can thiệp nhưng cần phải theo dõi kỹ lưỡng đồng thời hỗ trợ trẻ về những vấn đề về hô hấp và tim mạch cho tới khi tình trạng của trẻ được ổn định hơn.

Phẫu thuật: Mục đích của việc phẫu thuật chính là can thiệp vào những hoạt động của van 3 lá giúp cho lượng máu tuần hoàn ở các ngăn tim trong cơ thể được ổn định hơn, tăng cường lượng máu lưu thông đến phổi, cung cấp đầy đủ oxy cho các cơ quan giúp cho các cơ quan hoạt động một cách ổn định và trẻ có thể phát triển một cách bình thường.

Trong một số trường hợp trẻ bị mắc bệnh Ebstein với mức độ nặng thì việc phẫu thuật sẽ cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt kết hợp với việc sử dụng một số loại thuốc điều trị cho tới khi tình trạng của trẻ ổn định hơn.

Trên đây chính là một số thông tin cơ bản về bệnh Ebstein mà các bạn cần phải nắm được. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn đọc có được những kiến thức hữu ích nhất trong việc bảo vệ sức khỏe của bé. 

Nguồn: cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990