Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh bạch cầu cao là gì? Dấu hiệu cảnh báo bệnh bạch cầu cao

Cập nhật: 31/12/2021 17:59 | Người đăng: Lường Toán

Bạch cầu là một thành phần rất quan trọng ở trong máu. Nhiệm vụ của bạch cầu là tăng cường sức đề kháng của cơ thể trước những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bạch cầu cao cũng là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm. Chính vì thế, chúng ta cần phải nắm được thông tin về bệnh bạch cầu cao là gì và dấu hiệu cảnh báo bệnh bạch cầu cao.

Bạch cầu là gì?

Bạch cầu hay còn được gọi là tế bào trắng ở trong máu của chúng ta. Nhiệm vụ của bạch cầu là tăng cường sức đề kháng của cơ thể trước những tác nhân gây bệnh như nhiễm độc, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn.

Số lượng tế bào bạch cầu của một người bình thường sẽ dao động trong khoảng 4.000-10.000/mm3 máu. Nguyên nhân khiến cho số lượng bạch cầu ở trong máu tăng cao có thể là do các loại ký sinh trùng, vi khuẩn, các cơ quan ở trong cơ thể bị nhiễm khuẩn, cơ thể xuất hiện những vật là hoặc do các bệnh ung thư của hệ tạo máu.

Giảm tiểu cầu chính là một hiện tượng bị chảy máu, đặc biệt là đối với những mạch máu nhỏ gây ra tình trạng xuất huyết ở dưới da và một số cơ quan khác trong cơ thể như: não, niêm mạc, hô hấp, tiêu hóa…

Bạch cầu tăng cao là triệu chứng của bệnh gì?

Bạch cầu cao chính là tình trạng số lượng tế bào bạch cầu ở trong máu tăng cao hơn so với bình thường. Đây là một hiện tượng khá phổ biến khi bị nhiễm trùng và số lượng bạch cầu ở trong máu sẽ trở về mức bình thường khi cơ thể không bị viêm nhiễm nữa.

Lượng bạch cầu thường tăng lên khá cao trong một số trường hợp nhiễm trùng các cơ quan trong cơ thể như viêm ruột thừa, viêm phổi, áp xe gan, thậm chí có trường hợp còn tăng lên đến 20.000/ml.

Nếu như bạch cầu tăng lên quá cao, khoảng 100.000/ml thì chúng ta cần phải nghĩ ngay tới một căn bệnh đặc biệt quan trọng như ung thư hệ tạo máu hay còn gọi là bạch cầu cấp hoặc bạch cầu mạn.

Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra chính là sự gia tăng số lượng bạch cầu quá mức cần thiết trong một thời gian dài. Mặc dù số lượng bạch cầu trong máu tăng lên nhưng những bạch cầu này không giúp cho cơ thể chống lại được sự nhiễm trùng, kể cả những nhiễm trùng bình thường. Bạch cầu tích tụ lại có thể gây ra cản trở đối với quá trình lưu thông máu, đồng thời can thiệp vào một số chức năng quan trọng của cơ thể bao gồm cả việc sản xuất ra những tế bào máu khỏe mạnh.

Dấu hiệu cảnh báo bạch cầu cao

Tùy vào nguyên nhân dẫn đến bạch cầu cao và từng mức độ của bệnh mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu từ nhẹ cho tới nghiêm trọng như:

  • Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, giảm cân mà không rõ nguyên nhân kèm theo những triệu chứng như căng thẳng, khó chịu.
  • Những người bị bạch cầu cao thường bị sốt vặt mà không rõ nguyên nhân cùng với nhiễm trùng trên cơ thể.
  • Yếu cơ, khó thở, vết thương khó lành hoặc trên cơ thể xuất hiện những vết bầm tím mặc dù không bị va đập vào đâu.
  • Thường xuyên bị chảy máu cam mà không rõ nguyên nhân.

Để có thể xác định chính xác nhất bản thân mình có bị bạch cầu cao hay không hãy đi xét nghiệm máu. Việc thực hiện xét nghiệm máu cũng có thể giúp cho các bạn loại trừ được những trường hợp bệnh nguy hiểm hơn.

Bạch cầu cao nên ăn gì?

Những người bị bạch cầu cao có thể cải thiện được tình trạng của mình bằng cách xây dựng một chế độ dinh dưỡng. Hãy bổ xung vào bữa ăn của mình những loại thực phẩm như:

Củ dền: Đây là một loại thực phẩm có tác dụng làm tăng số lượng hồng cầu ở trong máu rất hiệu quả. Để không bị nhàm chán, các bạn có thể chế biến củ dền đa dạng như làm nước ép, nấu cháo hoặc nấu canh.

Bí ngô: Trong bí ngô có chứa rất nhiều vitamin A giúp cho cơ thể tái tạo được protein và lượng tiểu cầu cần thiết, tăng lượng hồng cầu ở trong máu. Chính vì thế, có thể sử dụng bí ngô để nấu cháo, nấu chè, nấu sữa để sử dụng hàng ngày.

Củ cải: Loại củ này có chứa hàm lượng sắt khá lớn cùng với lượng vitamin và khoáng chất dồi dào. Đây đều là những chất cho khả năng giúp cho cơ thể sản sinh ra hồng cầu, tăng cường hấp thụ và vận chuyển oxy ở trong máu.

Các loại hải sản: Hải sản chính là một nhóm thực phẩm rất chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể trong quá trình sản sinh ra hồng cầu. Lượng hồng cầu trong cơ thể của bạn có thể tăng lên bằng cách sử dụng các loại hải sản như: tôm, cua, hàu…

Các loại thị đỏ: Các loại thịt đỏ có chứa rất nhiều chất sắt, đây là chất có hỗ trợ rất tốt đối với quá trình tái tạo lại những hồng cầu đã bị tổn thương và giúp cơ thể sản sinh ra những tế bào hồng cầu mới.

Rau má: Rau má có tác dụng rất tốt trong việc tái tạo lại những tế bào hồng cầu đã bị tổn thương. Chúng ta có thể sử dụng rau má để ăn sống, nấu canh hoặc ép lấy nước để uống hàng ngày.

Bạch cầu cao không nên ăn gì?

Khi bị bạch cầu cao, có nhiều loại thực phẩm không nên ăn vì nó có khả năng sản sinh bạch cầu nhiều hơn khiến cho tình trạng của người bệnh trở nên trầm trọng hơn. Sau đây là một số loại thực phẩm người bạch cầu cao không nên ăn:

Trà xanh: Trà xanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, đây chính là một yếu tố khiến cho quá trình sản sinh bạch cầu ở trong cơ thể diễn ra nhanh hơn và nhiều hơn bình thường.

Tỏi: Tỏi là một loại thực phẩm có thể làm tăng số lượng bạch cầu, tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, chỉ nên dùng tỏi khi lượng bạch cầu của cơ thể đã trở lại bình thường.

Vitamin C: Vitamin C là một chất giúp cho cơ thể sản sinh nhiều lượng bạch cầu trong máu và đây cũng là một chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với cơ thể. Do đó, những người bị bạch cầu cao không nên hấp thụ quá nhiều vitamin C.

Sữa chua: Trong sữa chua có chứa probiotic giúp cải thiện và làm tăng số lượng bạch cầu ở trong máu vì vậy người bị bạch cầu cao nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này. 

Tóm lại, khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường hãy nhanh chóng đi khám để biết được bản thân mình có bị bạch cầu cao hay không. Hy vọng những thông tin mà ban tư vấn Cao đẳng Y Dược HCM đã cung cấp sẽ giúp cho các bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc của bản thân. Tùy vào từng mức độ và giai đoạn mắc bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị phù hợp nhất.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990